20 bài tập vận dụng về cấu hình electron có lời giải

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34 hạt, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Số electron lớp ngoài cùng của X là

  • A 1.
  • B 2.
  • C 6.
  • D 7.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Trong nguyên tử có 3 loại hạt cơ bản là: p, n, e

Trong đó:

+ Số p = số e = Z (mang điện)

+ Số n = N (không mang điện)

Lời giải chi tiết:

Đặt số p = số e = Z; số n = N

- Tổng số hạt cơ bản p, n, e là 34 hạt → 2Z + N = 34 (1)

- Số hạt mang điện (p, e) nhiều hơn số hạt không mang điện (n) là 10 hạt → 2Z - N = 10 (2)

Giải (1) và (2) ⟹ Z = 11, N = 12

→ Cấu hình e của X: 1s22s22p63s1

→ Số e lớp ngoài cùng là 1

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Nguyên tử nguyên tố Y có số khối là 16. Trong hạt nhân của Y, số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Cấu hình electron của Y là

  • A 1s22s22p4.
  • B 1s22s22p63s23p4.
  • C 1s22s22p6.
  • D 1s22s22p63s23p6.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Số khối: A = Z + N

- Hạt nhân chứa p (mang điện) và n (không mang điện)

Lời giải chi tiết:

- Nguyên tử nguyên tố Y có số khối là 16 → Z + N = 16 (1)

- Trong hạt nhân của Y, số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện → Z = N (2)

Giải (1) và (2) ⟹ Z = N = 8

→ Cấu hình e của Y: 1s22s22p4

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Tổng số hạt trong nguyên tử của nguyên tố X là 40. Nguyên tử X có 3 electron ở lớp ngoài cùng. Số hiệu nguyên tử của X là:

  • A 13    
  • B 12    
  • C 11    
  • D 31

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Tổng số hạt : p + n + e = 40 => 2p + n = 40

Lại có : p ≤ n ≤ 1,5p

=> p ≤ (40 – 2p) ≤ 1,5p

=> 11,4 ≤ p ≤ 13,3

=> p = 12 hoặc p = 13

+) Nếu p = 12 => Cấu hình e : 1s22s22p63s2

+) Nếu p = 13 => Cấu hình e : 1s22s22p63s23p1

X có 3 electron ở lớp ngoài cùng => p = 13

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử nguyên tố A là 22. Vậy cấu hình electron của A là:

  • A 1s2 2s2 2p4 .        
  • B 1s2 2s2 2p2 .      
  • C 1s2 2s2 2p3.   
  • D 1s2 2s2 2p5.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Tổng số hạt : p + n + e = 22 => 2p + n = 22

Lại có : p ≤ n ≤ 1,5p

=> p ≤ (22 – 2p) ≤ 1,5p

=> 6,2 ≤ p ≤ 7,3

=> p = 7 = e

=> Cấu hình e : 1s22s22p3

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Một nguyên tử có kí hiệu là \({}_{21}^{45}X\) ,cấu hình electron của nguyên tử X là:

  • A 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d1.  
  • B 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d2.
  • C 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3.    
  • D 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4s2.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4s2.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cation R+ có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3p6. Cấu hình electron đầy đủ của R là

  • A 1s22s22p63s23p6   
  • B 1s22s22p63s23p5      
  • C 1s22s22p63s23p63d1              
  • D 1s22s22p63s23p64s1         

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

R+ có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3p6

=> R có : 4s1

Cấu hình e đầy đủ : 1s22s22p63s23p64s1

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Cho số điện tích hạt nhân của nguyên tử là: X (Z = 6); Y (Z = 7); M (Z = 13); T (Z= 18); Q (Z = 19). Số nguyên tố có tính kim loại là:

  • A 3
  • B 4
  • C 2
  • D 1

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

X (Z = 6) : 1s22s22p2

Y (Z = 7) : 1s22s22p3

M (Z = 13) : 1s22s22p63s23p1

T (Z = 18) : 1s22s22p63s23p6

Q (Z = 19) : 1s22s22p63s23p64s1

Kim loại khi tổng số e lớp ngoài cùng ≤ 3

=> Chỉ có M và Q

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Cho số hiệu nguyên tử của các nguyên tố O, K, Ca, Fe lần lượt là 8, 19, 20, 26. Cấu hình electron của ion nào sau đây không giống  cấu hình của khí hiếm:

  • A O2-     
  • B Ca2+        
  • C Fe2+      
  • D K+

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

O (Z = 8) : 1s22s22p4

K (Z = 19) : 1s22s22p63s23p64s1

Ca (Z = 20) : 1s22s22p63s23p64s2

Fe (Z = 26) : 1s22s22p63s23p63d64s2

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Phân lớp có mức năng lượng cao nhất của ion X2+ là 3d, chứa 6e. Cấu hình electron của X là:

                                          

  • A 1s22s22p63s23p63d64s2  
  • B 1s22s22p63s23p63d6                                     

                                                 

  • C 1s22s22p63s23p63d8           
  • D 1s22s22p63s23p63d84s2  

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

X có cấu hình e là 1s22s22p63s23p63d64s       

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Nguyên tử của nguyên tố X có e cuối cùng điền vào phân lớp 3p1. Nguyên tử nguyên tố Y có e cuối cùng điền vào phân lớp 3p3. Số proton của X,Y lần lượt là:

  • A 13 và 15    
  • B 12 và 14   
  • C 13 và 14       
  • D 12 và 15

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

X : 1s22s22p63s23p1  : có 13 electron

Y : 1s22s22p63s23p3  : có 15 electron

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 52 và số khối là 35. Cấu hình electron của X là:

  • A 1s22s22p63s23p6          
  • B 1s22s22p63s23p5  
  • C 1s22s22p63s23p4   
  • D 1s22s22p63s23p64s23d105s24p3

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Z = số E  và  A = số P + số N = Số  E + số  N

=> \left\{ \begin{array}{l} P + E + N = 52\\ P + N = A = 35 \end{array} \right\} =>  số E = 17

Z = 17 : 1s22s22p63s23p5  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hidro, X chiếm 98,765% khối lượng. Nguyên tố X tạo với kim loại M hợp chất có công thức MX2, trong đó M chiếm 28,89% về khối lượng. Tìm tên kim loại M.

(cho biết: Cu = 64 ; Mg = 24 ; Zn = 65 ; Fe = 56)

  • A Cu
  • B Mg
  • C Zn
  • D Fe

Đáp án: C

Phương pháp giải:

X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5 => Trong hợp chất oxit cao nhất X có hóa trị VII

=> Trong hợp chất khí với H, X có hóa trị I => Công thức hóa học của hợp chất khí với H: HX

Trong HX, phần trăm khối lượng của X: \(\% {m_X} = \frac{{{M_X}}}{{1 + {M_X}}}.100\%  = 98,765\%  \to {M_X} = ?\)

Trong MX2: \(\% {m_M} = \frac{{{M_M}}}{{{M_M} + 2.{M_X}}}.100\%  = 28,89\%  \to {M_M} = ?\)

Lời giải chi tiết:

X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5 => Trong hợp chất oxit cao nhất X có hóa trị VII

=> Trong hợp chất khí với H, X có hóa trị I => Công thức hóa học của hợp chất khí với H: HX

Trong HX, phần trăm khối lượng của X: \(\% {m_X} = \frac{{{M_X}}}{{1 + {M_X}}}.100\%  = 98,765\%  \to {M_X} = 80\) => X là Br

Trong MBr2: \(\% {m_M} = \frac{{{M_M}}}{{{M_M} + 2.80}}.100\%  = 28,89\%  \to {M_M} = 65\) => M là Zn

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cho các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là Y (Z=3) ; Z(Z=7) ; E(Z=12);T(Z=18); R(Z=19). Dãy gồm các nguyên tố kim loại là?

  • A Y ; T; R           
  • B E; T ; R            
  • C Y; E; T 
  • D Y; E; R     

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Viết cấu hình e của các nguyên tử ra, các nguyên tử có số e lớp ngoài cùng là 1,2,3 e → đó là nguyên tố kim loại.

Lời giải chi tiết:

Cấu hình e của các nguyên tố:

Y (Z=3): 1s22s1→ có 1e lớp ngoài cùng

Z (Z = 7): 1s22s22p3→ có 5e lớp ngoài cùng

E (Z=12): 1s22s22p63s2 → có 2e lớp ngoài cùng

T (Z=18): 1s22s22p63s23p6 → có 8e lớp ngoài cùng

R (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1→ có 1e lớp ngoài cùng

→ 3 nguyên tử Y, E, R có 1-3 electron lớp ngoài cùng nên là nguyên tố kim loại

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Nguyên tử X có tổng số hạt là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A X là phi kim.
  • B Điện tích hạt nhân của nguyên tử X là + 2,0826.10-18 C.
  • C X là nguyên tố s
  • D Ở trang thái cơ bản nguyên tử X có 1electron p

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Gọi số hạt trong X là: p, n, e. Ta có hệ phương trình

\(\left\{ \matrix{
{\rm{2p + n = 40}} \hfill \cr
{\rm{2p - n = 12}} \hfill \cr} \right. \to \left\{ \matrix{
{\rm{p = ?}} \hfill \cr
{\rm{n = ?}} \hfill \cr} \right.\)

Có số p → Viết được cấu hình e của X. Từ đó suy ra các kết luận nào đúng, sai

Lời giải chi tiết:

Gọi số hạt trong X là: p, n, e. Ta có hệ phương trình

\(\left\{ \matrix{
{\rm{2p + n = 40}} \hfill \cr
{\rm{2p - n = 12}} \hfill \cr} \right. \to \left\{ \matrix{
{\rm{p = 13}} \hfill \cr
{\rm{n = 14}} \hfill \cr} \right.\)

X (Z = 13): 1s22s22p63s23p1

Điện tích hạt nhân của X: +13.1,602.10-19 = .+ 2,0826.10-18 C → B đúng

X là kim loại do có 3e ở lớp ngoài cùng → A sai

X là nguyên tố p do electron cuối cùng điền vào phân lớp p, X có 7 electron p → C,D sai

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của Y là              

  • A 3s23p5  
  • B 2s22p4.
  • C 3s23p4.
  • D 3s23p3

Đáp án: A

Phương pháp giải:

X có 7 electron p → viết được cấu hình e của X → pX = ?

Dựa vào dữ kiện bài toán suy ra pY = ?. Từ đó viết được cấu hình e của Y

Lời giải chi tiết:

X có 7 electron p → X: 1s22s22p63s23p1 → X có số p = 13

Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8 nên:

2py = 13.2 + 8 → py = 17

→ Y: 1s22s22p63s23p5

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Tổng các hạt trong nguyên tử Y là 13. Số hạt mang điện dương ít hơn số hạt không mang điện là 1. Nhận xét nào sau đây không đúng?

  • A Y là phi kim
  • B Y có số p, n, e lần lượt là: 4, 5, 4.
  • C Y có 2 electrong lớp ngoài cùng
  • D Y có điện tích hạt nhân là: +6,408.10-19C

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Giải hệ phương trình với dữ kiện đề bài cho, tìm được số p, n, e của Y

Từ đó viết được cấu hình của Y và nhận xét được nhận định đúng, sai

Lời giải chi tiết:

Gọi số hạt trong Y là: p, n, e. Có

\(\left\{ \matrix{
{\rm{2p + n = 13}} \hfill \cr
{\rm{ - p + n = 1}} \hfill \cr} \right. \to \left\{ \matrix{
{\rm{p = 4}} \hfill \cr
{\rm{n = 5}} \hfill \cr} \right.\)

→ Cấu hình Y: 1s22s2. Y có số p, n, e lần lượt là: 4, 5, 4. → B đúng

Y là kim loại vì có 2e lớp ngoài cùng → C đúng, A sai

Điện tích hạt nhân của Y: +4.1,602.10-19 = +6,408.10-19C → D đúng

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Nguyên tử của nguyên tố X có electron mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Tính chất của nguyên tố X, Y lần lượt là

  • A khí hiếm và kim loại.
  • B phi kim và kim loại.
  • C kim loại và khí hiếm.
  • D kim loại và kim loại.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Viết các cấu hình electron, dựa vào số electron lớp ngoài cùng để kiểm tra tính kim loại, phi kim.

Lời giải chi tiết:

X: 1s22s22p63s23px (x ε [1, 6])

Y: Y có 1 electron lớp ngoài cùng → electron này phải thuộc phân lớp s; Y cũng có electron thuộc 3p

=> Y có nhiều electron hơn X 2 electron => EY = 19 và EX = 17 => ZY = 19 và ZX = 17

X: 1s22s22p63s23p5 (có 7e lớp ngoài cùng → phi kim);

Y: 1s22s22p63s23p64s1  (có 1e lớp ngoài cùng → kim loại)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Một ion M3+ có tổng số hạt proton, notron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Viết cấu hình electron của nguyên tử M?

  • A [Ar]3d54s1
  • B [Ar]3d64s2       
  • C [Ar]3d64s1
  • D [Ar]3d34s2

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Ta có: M → M3+ + 3e

Lập 2 phương trình về mối quan hệ giữa các hạt trong ion M3+ để tìm số e của nguyên tử M, từ đó viết được cấu hình e của nguyên tử M.

Lời giải chi tiết:

Một ion M3+ có tổng số hạt proton, notron và electron là 79 → 2Z + N – 3 = 79

Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19 → 2Z – 3- N= 19

Giải hệ trên ta có Z= 26 và N = 30

Với Z= 26 ta có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p63s23p63d64s2 hay [Ar]3d64s2

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Nguyên tử nguyên tố T có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s2. Số lượng nguyên tố T là

  • A 1.
  • B 3.
  • C 6.
  • D 9.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Cấu hình e của T có dạng: 1s22s22p63s23p63dx4s2

Xác định các giá trị có thể có của x (lưu ý hiện tượng nhảy e để đạt cấu hình bán bão hòa và cấu hình bão hòa)

Lời giải chi tiết:

Cấu hình e của T có dạng: 1s22s22p63s23p63dx4s2

Các giá trị có thể có của x là:

x = 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 10

(x không thể nhận giá trị 4 và 9 vì có hiện tượng nhảy e để đạt cấu hình bán bão hòa và cấu hình bão hòa)

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Trong ion R+, tổng số hạt cơ bản là 57 hạt. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17 hạt. Số electron độc thân của R là

  • A 1.
  • B 2.
  • C 3.
  • D 0.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

      Trong R có: số p = số e = Z; số n = N

⟹ Trong R+ có: số p = Z; số e = Z - 1; số n = N

- Dựa vào dữ kiện lập hệ 2 phương trình. Giải tìm được Z, N

- Viết cấu hình e nguyên tử

- Xác định số e độc thân

Lời giải chi tiết:

      Trong R có: số p = số e = Z; số n = N

⟹ Trong R+ có: số p = Z; số e = Z - 1; số n = N

+) Tổng hạt trong ion R+ là 57

⟹ (2Z - 1) + N = 57 ⇔ 2Z + N = 58 (1)

+) Số hạt mang điện (p, e) nhiều hơn số hạt không mang điện là 17

⟹ (2Z - 1) - N = 17 ⇔ 2Z - N = 18 (2)

Giải (1) (2) được Z = 19 và N = 29

⟹ Cấu hình e: 1s22s22p63s23p64s1

⟹ Chỉ có duy nhất phân lớp 4s chưa bão hòa nên số e độc thân là 1.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.