30 câu hỏi lý thuyết về cấu hình electron có lời giải
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn
- A Sự phân bố electron trên các lớp và các phân lớp khác nhau
- B Sự chuyển động của các electron trong phân tử
- C Thứ tự giảm dần các mức và phân mức năng lượng của các electron
- D Thứ tự tăng dần các mức và phân mức năng lượng của electron
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn sự phân bố e trên các lớp và phân lớp khác nhau
Đáp án A
Câu hỏi 2 :
Sự phân bố electron vào các obitan và lớp electron dựa vào:
- A Nguyên lí vững bền và nguyên lí Pauli
- B Nguyên lí vững bền và quy tắc Hun
- C Nguyên lí vững bền, nguyên lí Pauli và quy tắc Hund.
- D Nguyên lí Pauli và quy tắc Hund
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sự phân bố electron vào các obitan và lớp electron dựa vào nguyên lí vững bền, nguyên lí Pauli và quy tắc Hund.
Đáp án C
Câu hỏi 3 :
Cấu hình nào sau đây viết không đúng
- A \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^1}3{p^3}\)
- B \(1{s^2}2{s^2}2{p^5}\)
- C \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^1}\)
- D \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^5}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Viết cấu hình electron dựa trên
- Nguyên lí vững bền: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt những obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao (theo thứ tự 1s2s2p3s3ps3d4p5s4d....)
- Nguyên lí Pau – li: Trên 1 obitan chỉ có thể có nhiều nhất 2 electron và hai electron này chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron.
- Quy tắc Hun: Trong cùng một phân lớp, các e sẽ phân bố trên các obitan sao cho các e độc thân là tối đa và các e độc thân này phải có chiều quay giống nhau.
Lời giải chi tiết:
cấu hình \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^1}3{p^3}\) vi phạm nguyên lí vững bền (ở phân lớp 3s chưa chiếm đầy là 2e mà đã chuyển qua phân lớp 3p)
Đáp án A
Câu hỏi 4 :
Nguyên tử Cl (Z=17) cấu hình electron tương ứng của nó là:
- A $1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^4}4{s^1}$
- B $1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^5}$
- C $1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^3}3{p^4}$
- D $1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^4}3{d^1}$
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Cl (Z=17):\(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^5}\)
Đáp án B
Câu hỏi 5 :
Cho các nguyên tử có cấu hình electron như sau :
1) 1s22s22p63s2 2) 1s22s22p1 3) 1s22s22p63s23p63d64s2
4) 1s22s22p5 5) 1s22s22p63s23p64s1 6) 1s2
Trong số các nguyên tử ở trên, có bao nhiêu nguyên tử là kim loại ?
- A 2
- B 3
- C 4
- D 5
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Bao gồm 1, 3, 5
Đáp án B
Câu hỏi 6 :
Cấu hình electron nào sau đây vi phạm nguyên lí pau-li ?
- A 1s22s22p6
- B 1s22s22p7
- C 1s22s22p2
- D 1s22s22p63s1
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Phân lớp s chứa tói đa 2 e :
Phân lớp p chứa tối đa 6 e :
Phân lớp d chứa tối đa 10 e
Phân lớp f chứa tối đa 14 e
Câu hỏi 7 :
Cho biết cấu hình electron của X, Y lần lượt là: 1s22s22p63s23p3 và 1s22s22p63s23p64s1. Nhận định nào sau đây đúng?
- A X là một phi kim còn Y là một kim loại
- B X và Y đều là khí hiếm
- C X và Y đều là kim loại
- D X và Y đều là phi kim
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Nguyên tử có 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng: là nguyên tố kim loại (trừ H, He).
Nguyên tử có 5, 6, 7 e ở lớp ngoài cùng: thường là nguyên tố phi kim.
Nguyên tử có 8e ở lớp ngoài cùng: là nguyên tố khí hiếm (cả trường hợp He có 2e).
X : 1s22s22p63s23p3 : 5 e lớp ngoài cùng nên X là một phi kim
Y : 1s22s22p63s23p64s1 : 1 e lớp ngoài cùng nên Y là một kim loại
Đáp Án A
Câu hỏi 8 :
Nguyên tử của nguyên tố nhôm có 13e và cấu hình electron là 1s22s2s2p63s23p1. Kết luận nào sau đây đúng?
- A Lớp electron ngoài cùng của nhôm có 3 electron
- B Lớp electron ngoài cùng của nhôm có 1 electron
- C Lớp L (lớp thứ 2) của nhôm có 3 electron
- D Lớp L (Lớp thứ 2) của nhôm có 3e hay nói cách khác là lớp electron ngoài cùng của nhôm có 3 electron
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Nhôm : 1s22s2s2p63s23p1 có lớp ngoài cùng (M chứ không phải L ) là 3 e : 3s23p1
Câu hỏi 9 :
Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố s ?
- A 1s22s22p3
- B 1s22s22p2
- C 1s22s22p5
- D 1s22s1
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Nguyên tố s là những nguyên tố có e cuối cùng được điền vào phân lớp s
Đáp án D
Câu hỏi 10 :
Cho X có cấu hình e: [Ne]3s23p4. Hỏi X thuộc nguyên tố nào?
- A s
- B p
- C d
- D f
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Electron cuối cùng (theo phân mức năng lượng) được điền vào phân lớp nào thì nguyên tố thuộc họ đó.
Lời giải chi tiết:
Ta thấy e cuối cùng được điền vào phân lớp p nên X là nguyên tố p
Đáp án B
Câu hỏi 11 :
Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p64s1. Số hiệu nguyên tử của X là
- A 19
- B 20
- C 39
- D 18
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Số hiệu nguyên tử Z = số p = số e
Lời giải chi tiết:
Số hiệu nguyên tử Z = số p = số e = 19
Đáp án A
Câu hỏi 12 :
Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p4. Số hiệu nguyên tử của X là?
- A 14
- B 32
- C 16
- D 8
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Một nguyên tử ở trạng thái trung hòa có số hiệu nguyên tử bằng tổng số các electron.
Lời giải chi tiết:
Một nguyên tử ở trạng thái trung hòa có số hiệu nguyên tử bằng tổng số các electron.
Số hiệu nguyên tử của X là 2 + 2 + 6 + 2 + 4 = 16
Đáp án C
Câu hỏi 13 :
Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây viết sai ?
- A 1s22s22p4.
- B 1s22s22p2.
- C 1s22s22p3.
- D 1s22s22p8.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
1s22s22p8 sai vì ở phân lớp p số electron chứa tối đa là 6.
Đáp án D
Câu hỏi 14 :
Cấu hình electron của nguyên tử Na là
- A [He]2s1.
- B [Ne]3s2.
- C [Kr]4s1.
- D [Ne]3s1.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Viết cấu hình của Na (Z =11)
Lời giải chi tiết:
Na (Z =11): 1s22s22p63s1 hay [Ne] 3s1
Đáp án D
Câu hỏi 15 :
Cấu hình electron nguyên tử Cl và ion Cl- lần lượt là:
- A 1s22s22p63s23p6 và 1s22s22p63s23p5
- B 1s22s22p63s23p5 và 1s22s22p63s23p4
- C 1s22s22p63s23p5và 1s22s22p63s23p6
- D 1s22s22p63s23p3 và 1s22s22p63s23p6
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Viết cấu hình electron nguyên tử của Cl và Cl-.
Lời giải chi tiết:
Cấu hình electron nguyên tử Cl là 1s22s22p63s23p5.
Ta có: Cl+ 1e → Cl-
Do đó cấu hình electron của Cl -là 1s22s22p63s23p6.
Đáp án C
Câu hỏi 16 :
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử K (Z = 19) là
- A 3d1
- B 4s1
- C 3s1
- D 2s1
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Viết cấu hình e theo phân mức năng lượng 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p với lớp s tối đa 2e, lớp p tối đa 6e, lớp d tối đa 10e
Lời giải chi tiết:
Ở trạng thái cơ bản, cấu hỉnh electron của nguyên tử K (Z = 19) là 1s22s22p63s23p64s1
→ lớp ngoài cùng có cấu hình e là 4s1
Đáp án B
Câu hỏi 17 :
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12) là
- A 1s32s22p63s1
- B 1s22s22p63s2
- C 1s22s32p63s2
- D 1s22s22p63s1
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Xem lại cách viết cấu hình electron cơ bản của nguyên tố
Thứ tự các lớp electron theo phân mức năng lượng là 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p …
Với lớp s có tối đa 2e, lớp p tối đa 6e và lớp d có tối đa 10e
Ta điền số electron của nguyên tử theo phân mức năng lượng
Lời giải chi tiết:
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12) là : 1s22s22p63s2
Đáp án B
Câu hỏi 18 :
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là
- A 1s22s22p53s2
- B 1s22s22p63s1
- C 1s22s22p63s2.
- D 1s22s22p43s3
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào cách viết cấu hình e, đếm cấu hình e nào có tổng số e bằng 11 thì chọn
Lời giải chi tiết:
Na (Z = 11) có cấu hình e là: 1s22s22p63s1
Đáp án B
Câu hỏi 19 :
Các nguyên tử thuộc nhóm IIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là
- A ns1np1
- B ns2.
- C np2.
- D ns1np2
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức ghi nhớ về cấu hình chung của các nguyên tố nhóm IIA
Lời giải chi tiết:
Các nguyên tử thuộc nhóm IIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2
Đáp án B
Câu hỏi 20 :
Nguyên tử 27X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p1. Hạt nhân nguyên tử X có
- A 14p và 13n
- B 13n và 14p
- C 13p và 14n
- D 13p và 13e
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức: từ cấu hình electron suy ra được số e
Có số p = số e
Số n = số khối - số p
Lời giải chi tiết:
27X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p1 => số p = số e = 2 + 2 + 6 + 3 + 1 = 13
→ số n = A – p = 27 - 13 = 14
Đáp án C
Câu hỏi 21 :
X có cấu hình electron: 1s22s22p5, X có bao nhiêu electron?
- A 7.
- B 5.
- C 9.
- D 4.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Cộng tổng số elctron có trên các phân lớp ta sẽ ra được số e có trong nguyên tố X
Lời giải chi tiết:
X: 1s22s22p5 có 2 + 2 + 5 = 9e
Đáp án C
Câu hỏi 22 :
Cấu hình electron nào sau đây của nguyên tố kim loại?
- A 1s22s22p63s23p6
- B 1s22s22p63s23p5
- C 1s22s22p63s23p3
- D 1s22s22p63s23p1
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm: nguyên tử có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng thường là nguyên tố kim loại.
Nguyên tử có 5, 6 hoặc 7 electron ở lớp ngoài cùng thường là nguyên tố phi kim.
Nguyên tử có 8 electron ở lớp ngoài cùng thường là nguyên tố khí hiếm.
Lời giải chi tiết:
Nguyên tử có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6 có 8 electron ở lớp ngoài cùng nên là nguyên tố khí hiếm.
Nguyên tử có cấu hình electron 1s22s22p63s23p5 có 7 electron ở lớp ngoài cùng nên là nguyên tố phi kim.
Nguyên tử có cấu hình electron 1s22s22p63s23p3 có 5 electron ở lớp ngoài cùng nên là nguyên tố phi kim.
Nguyên tử có cấu hình electron 1s22s22p63s23p1 có 3 electron ở lớp ngoài cùng nên là nguyên tố kim loại.
Đáp án D
Câu hỏi 23 :
Số nguyên tố trong chu kì 3 và 4 là
- A 18 và 18
- B 18 và 8
- C 8 và 18
- D 8 và 8
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về số nguyên tố có trong mỗi chu kì
Lời giải chi tiết:
Chu kì 1 có 2 nguyên tố. Chu kì 2 và 3 đều có 8 nguyên tố. Chu kì 4 và chu kì 5 : mỗi chu kì đều có 18 nguyên tố. Chu kì 6 có 32 nguyên tố. Chu kì 7 chưa hoàn thành.
Vậy số nguyên tố trong chu kì 3 và 4 là 8 nguyên tố và 18 nguyên tố.
Đáp án C
Câu hỏi 24 :
Cho cấu hình electron của các nguyên tử sau:
(X) 1s22s22p63s23p3 (Y) 1s22s22p63s23p64s1
(Z) 1s22s22p63s23p4 (T) 1s22s22p63s23p63d84s2
Dãy các cấu hình electron của các nguyên tố phi kim là:
- A X, Y
- B Z, T.
- C X, Z.
- D X, T.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Các nguyên tố có 5,6,7 electron lớp ngoài cùng là nguyên tố phi kim
Lời giải chi tiết:
(X) 1s22s22p63s23p3→ có 5e lớp ngoài cùng → X là nguyên tố phi kim.
(Y) 1s22s22p63s23p64s1 → có 1e lớp ngoài cùng → Y là nguyên tố kim loại.
(Z) 1s22s22p63s23p4 → có 6e lớp ngoài cùng → Z là nguyên tố phi kim.
(T) 1s22s22p63s23p63d84s2 → có 2e lớp ngoài cùng → T là nguyên tố kim loại.
Đáp án C
Câu hỏi 25 :
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12) là:
- A 1s22s22p63s2
- B 1s22s22p63s1
- C 1s22s22p53s2
- D 1s22s22p43s1
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Cách viết cấu hình electron:
1. Xác định số electron của nguyên tử.
2. Các electron được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử (1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s …) và tuân theo quy tắc sau: phân lớp s chứa tối đa 2e; phân lớp p chứa tối đa 6e; phân lớp d chứa tối đa 10e; phân lớp f chứa tối đa 14e.
3. Viết cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau (1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p…).
Lời giải chi tiết:
Nguyên tử Mg có Z = 12 nên có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p63s2.
Đáp án A
Câu hỏi 26 :
Một loại nguyên tử clo có 17 proton, 17 electron và 20 nơtron. Cấu hình eletron của nguyên tử clo là
- A 1s22s22p63s13p6.
- B 1s22s22p63s23p6.
- C 1s22s22p63s23p5.
- D 1s22s22p63s23p64s2.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Cách viết cấu hình e nguyên tử:
+ Xác định số electron của nguyên tử.
+ Các e được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử và tuân theo quy tắc: phân lớp s chứa tối đa 2 e; phân lớp p chứa tối đa 6 e; phân lớp d chứa tối đa 10 e; phân lớp f chứa tối đa 14 e.
+ Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong một lớp và theo thức tự của các lớp electron.
Lời giải chi tiết:
Nguyên tử clo có 17 electron → Cấu hình eletron nguyên tử clo là: 1s22s22p63s23p5.
Đáp án C
Câu hỏi 27 :
Nguyên tử X có Z = 11, nó có khả năng tạo thành:
- A Ion X+
- B Ion X3+
- C Ion X-
- D Ion X3-
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Viết cấu hình electron nguyên tử của X.
Từ số electron lớp ngoài cùng để suy ra khả năng tạo thành ion của nguyên tử X.
Lời giải chi tiết:
Cấu hình electron nguyên tử của X là 1s22s22p63s1.
Do nguyên tử X có 1 e ở lớp ngoài cùng nên để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm thì nguyên tử X sẽ nhường đi 1 e tạo thành ion X+: X → X+ + 1e
Đáp án A
Câu hỏi 28 :
Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nào được viết đúng?
- A 1s22s22p63s23d4
- B 1s22s22p63s33p4
- C 1s22s22p63s2
- D 1s22s22p63s23p7
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Từ số e trong nguyên tử để viết cấu hình electron nguyên tử:
+ Xác định số electron của nguyên tử.
+ Các e được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử và tuân theo quy tắc: phân lớp s chứa tối đa 2 e; phân lớp p chứa tối đa 6 e; phân lớp d chứa tối đa 10 e; phân lớp f chứa tối đa 14 e.
+ Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong một lớp và theo thức tự của các lớp electron.
Lời giải chi tiết:
Cấu hình A sai vì sau phân lớp 3s là 3p không phải là 3d
Cấu hình B sai vì phân lớp s chỉ có tối đa 2e
Cấu hình C đúng
Cấu hình D sai vì phân lớp p chỉ có tối đa 6e.
Đáp án C
Câu hỏi 29 :
Cấu hình electron bền vững là cấu hình electron có đặc điểm:
- A có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
- B có 8 electron ở lớp ngoài cùng (hoặc chỉ có 2 electron như Heli).
- C có 8 electron ở phân lớp ngoài cùng.
- D có 8 electron ở lớp thứ 3.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Cấu hình electron bền vững là cấu hình electron có đặc điểm có 8 electron ở lớp ngoài cùng (hoặc chỉ có 2 electron như Heli).
Đáp án B
Câu hỏi 30 :
Cho biết cấu hình electron của X và Y lần lượt là: X: 1s22s22p63s23p3 và Y: 1s22s22p63s23p64s1
Nhận xét nào sau đây là đúng?
- A X và Y đều là các kim loại
- B X và Y đều là các phi kim
- C X là kim loại, Y là phi kim
- D X là phi kim, Y là kim loại
Đáp án: D
Phương pháp giải:
+ Từ cấu hình xác định số electron lớp ngoài cùng ở X, Y
+ Dựa vào nhận xét: Nguyên tử kim loại thường có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng, nguyên tử phi kim thường có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng.
Lời giải chi tiết:
Nguyên tử X có 5 electron ở lớp ngoài cùng (3s23p3) nên X là phi kim
Nguyên tử Y có 1 electron ở lớp ngoài cùng (4s1) nên Y là kim loại
Chọn D.
20 bài tập vận dụng về cấu hinh electron đầy đủ trắc nghiệm và tự luận từ dễ đến khó có đáp án và lời giải chi tiết
30 bài tập thông hiểu về cấu hình electron đầy đủ trắc nghiệm và tự luận từ dễ đến khó có đáp án và lời giải chi tiết (phần 1)
Các bài khác cùng chuyên mục
- 20 câu hỏi cân bằng phản ứng OXH - Khử mức độ vận dụng, vận dụng cao có lời giải
- 50 câu hỏi ôn tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố và định luật tuần hoàn có lời giải
- 40 câu hỏi lý thuyết về axit sunfuric - muối sunfat có lời giải (phần 1)
- 30 bài tập thông hiểu về cấu hình electron có lời giải (phần 1)
- 20 bài tập vận dụng về cấu hình electron có lời giải
- 20 câu hỏi cân bằng phản ứng OXH - Khử mức độ vận dụng, vận dụng cao có lời giải
- 50 câu hỏi ôn tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố và định luật tuần hoàn có lời giải
- 40 câu hỏi lý thuyết về axit sunfuric - muối sunfat có lời giải (phần 1)
- 30 bài tập thông hiểu về cấu hình electron có lời giải (phần 1)
- 20 bài tập vận dụng về cấu hình electron có lời giải