20 bài tập vận dụng về tính pH có lời giải (phần 2)

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Dung dịch NaOH 0,001M có giá trị pH là:

  • A 3.
  • B 2.
  • C 11.
  • D 12.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Tính pOH = -log[OH-] => pH = 14 - pOH

Lời giải chi tiết:

NaOH là chất điện li mạnh => [OH-] = CM NaOH = 0,001M

=> pOH = -log[OH-] = -log(0,001) = 3

=> pH = 14 - pOH = 14 - 3 = 11

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cho 100 ml dung dịch X chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42- và x mol OH-. 100 ml dung dịch Y có chứa y mol H+, Cl-, NO3- và 0,01 mol Na(tổng số mol Cl- và NO3- là 0,042). Trộn 100 ml dung dịch X với  100 ml dung dịch Y thu được dung dịch Z. Dung dịch Z có pH là

  • A 13      
  • B  2      
  • C  12     
  • D  1

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Bảo toàn điện tích.

Lời giải chi tiết:

- Bảo toàn điện tích cho dung dịch X:

nOH- = nNa+ - 2nSO42- = 0,07 - 2.0,02 = 0,03 mol

- Bảo toàn điện tích cho dung dịch Y:

nH+ = (nCl- + nNO3-) - nNa+ = 0,042 - 0,01 = 0,032 mol

Khi trộn 100 ml X với 100 ml Y có phản ứng: H+ + OH- → H2O

=> nH+ dư = nH+ - nOH- = 0,032 - 0,03 = 0,002 mol

=> [H+] = \(\frac{{{n_{{H^ + }}}}}{{{V_{{\rm{dd}}\,sau\,pu}}}}\) = \(\frac{{0,002}}{{0,1 + 0,1}}\) = 0,01M

=> pH = -log[H+] = 2

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Khi trộn 100 ml dung dịch Ba(OH)0,125M với 400 ml dung dịch HCl 0,05M thu được dung dịch có pH là:            

  • A 2
  • B 6
  • C 10
  • D 12

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Tính toán theo phương trình ion rút gọn: H+   +   OH- → H2O

Lời giải chi tiết:

nOH = 2nBa(OH)2 = 0,025 mol; nH = nHCl = 0,02 mol

        H+   +   OH- → H2O

Bđ: 0,02      0,025

Pư: 0,02  → 0,02

Sau: 0          0,005

=> nOH dư = 0,005 mol

Mặt khác, V dd sau pư = 0,1 + 0,4 = 0,5 lít

=> [OH-] = 0,005 : 0,5 = 0,01M

=> pOH = -log[OH-] = 2 => pH = 14 - pOH = 12

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH a mol/l được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị a là:

  • A 0,2M.
  • B 0,13M.
  • C 0,12M.
  • D 0,1M.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Tính toán theo PT ion rút gọn: H+   +   OH- → H2O

Lời giải chi tiết:

nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = 0,25.0,08 + 2.0,25.0,01 = 0,025 (mol)

nOH- = nNaOH = 0,25a (mol)

pH = 12 > 7 => OH- dư, H+ phản ứng hết

=> pOH = 14 - 12 = 2 => [OH-] = 10-2M

          H+   +   OH- → H2O

Bđ: 0,025      0,25a          (mol)

Pư: 0,025 → 0,025          (mol)

Sau:   0      0,25a - 0,025 (mol)

Mặt khác, V dd sau pư = 0,25 + 0,25 = 0,5 lít

\( \Rightarrow {\rm{[}}O{H^ - }{\rm{]}} = \frac{{0,25a - 0,025}}{{0,5}} = {10^{ - 2}} \Rightarrow a = 0,12(M)\)

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 0,05 M với 300 ml dung dịch NaOH 0,06 M. PH của dung dịch thu được là:

  • A 2,4    
  • B 2,9    
  • C 4,2       
  • D 4,3

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án: A

 $${n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,01{\rm{ ( mol )  ; }}{{\rm{n}}_{NaOH}}{\rm{  =   0,018 ( mol )}}$$

 $${{\rm{n}}_{{H^ + }}}{\rm{  =   2}}{\rm{.0,01  =  0,02 ( mol )}}$$

                         H2SO4          +       2NaOH → Na2SO4 + H2O

Ban đầu         0,01 mol               0,018 mol

Phản ứng      0,009 mol              0,018 mol

Sau                0,001 mol                  −

$${n_{{H_2}S{O_4}d}}{\rm{ }} = {\rm{ }}0,001{\rm{ (mol)   =  >  }}{{\rm{n}}_{{H^ + }}}{\rm{  =   2}}{n_{{H_2}S{O_4}d}}{\rm{  =   0,002 (mol)  =  >   [}}{H^ + }{\rm{]   =   }}{{0,002} \over {(200 + 300){{.10}^{ - 3}}}}{\rm{  }} = {\rm{ }}{4.10^{ - 3}}{\rm{ }}(M)$$ 

=> pH = −log([H]) =  2,4 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75 M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. pH của dung dịch thu được là:

  • A 10
  • B 12
  • C 3
  • D 2

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án: B

 $${n_{HCl}} = 0,03{\rm{ ( mol ) ;  }}{{\rm{n}}_{Ba{{(OH)}_2}}} = {\rm{ }}0,0128{\rm{ (mol) ; }}{{\rm{n}}_{KOH}}{\rm{  =   0,0064 ( mol )}}$$

 $$\sum {{n_{O{H^ - }}}} {\rm{  =   2}}{\rm{.0,0128  +  0,0064  =  0,032  ( mol )}}$$

                               

 $${n_{O{H^ - }d}}{\rm{ }} = {\rm{ }}0,002{\rm{ (mol)  =  >  }}{{\rm{C}}_M}{\rm{  =  }}{{0,002} \over {(40 + 160){{.10}^{ - 3}}}}{\rm{ }} = {\rm{ }}0,01{\rm{ }}(M)$$

=> pH = 14 - log([OH) =  14 - 2 = 12 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Muốn pha chế 300ml dung dịch NaOH có pH = 10 thì khối lượng NaOH cần dùng là bao nhiêu (trong các số cho dưới đây ( Cho H =1 , O=16 , Na =23 , NaOH phân li hoàn toàn )

  • A 1,2.10−3 gam  
  • B 2,1.10−3gam   
  • C 1,4.10−3gam    
  • D 1,3.10−3gam

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án: A

PH=10 => [ H+ ] = 10−10  => [ OH ] = 10−14:  10−10  = 10−4 M

=>   nNaOH = 0,3. 10−4 = 3. 10−5 ( mol)

=>   mNaOH = 3. 10−5 . 40 = 1,2.10−3 (g) 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Cho V lít dung dịch NaOH có pH= 13 tác dụng với dung dịch chứa 0,1 mol AlCl3 thu được 3,9 gam kết tủa trắng keo. Giá trị của V là:

  • A 1,5 lít. 
  • B 3,5 lít.           
  • C 1,5 lít hoặc 3,5 lít.     
  • D 1,5 lít hoặc 4,5 lít.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án: C

pH=13 => [ H+] = 10-13 => [ OH] = 10−14: 10−13 = 0,1 M

\({n_{Al{{(OH)}_3}}} = {\rm{ }}3,9:78{\rm{ }} = {\rm{ }}0,05{\rm{ }}(mol)\)

\(\eqalign{ & 3NaOH{\rm{ }} + {\rm{ }}AlC{l_3}{\rm{ }}\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}\limits_{}} {\rm{ }}Al{(OH)_3} \downarrow {\rm{ }} + {\rm{ 3}}NaCl{\rm{ (1)}} \cr & NaOH{\rm{ }} + {\rm{ }}Al{(OH)_3}{\rm{ }}\buildrel {} \over \longrightarrow {\rm{ }}NaAl{O_2}{\rm{ }} + {\rm{ 2 }}{H_2}O{\rm{ (2) }} \cr} \)

TH1: chỉ xảy ra phản ứng (1), AlCl3 dư

 => \({n_{NaOH}}{\rm{ }} = {\rm{ }}3{\rm{ }}{n_{Al{{(OH)}_3}}} = {\rm{ }}0,15{\rm{ }}({\rm{ }}mol{\rm{ }})\)

\( =  > {V_{NaOH}}{\rm{ }} = {\rm{ }}n:{C_M}{\rm{ }} = {\rm{ }}0,15:0,1{\rm{ }} = {\rm{ 1,5 }}({\rm{ }}l{\rm{ }})\)

TH2:  Xảy ra cả (1) và (2)

Theo (1): \({n_{Al{{(OH)}_3}}} = {\rm{ }}{n_{AlC{l_3}}}{\rm{ }} = {\rm{ }}0,1{\rm{ }}(mol){\rm{ }};{\rm{ }}{n_{NaOH(1)}}{\rm{ }} = {\rm{ }}3{\rm{ }}{n_{AlC{l_3}}} = {\rm{ }}0,3{\rm{ }}(mol)\)

 \(=  > {n_{Al{{(OH)}_3}(2)}} = {\rm{ }}0,1{\rm{ }} - {\rm{ }}0,05{\rm{ }} = {\rm{ }}0,05{\rm{ }}(mol)\)

Theo (2) : \({n_{NaOH(2)}}{\rm{ }} = {\rm{ }}{n_{Al{{(OH)}_3}(2)}}{\rm{ }} = {\rm{ }}0,05{\rm{ }}(mol)\)

\( =  > \sum {NaO{H_{(1) + (2)}}{\rm{ }} = {\rm{ }}0,3 + 0,05{\rm{ }} = {\rm{ }}0,35{\rm{ }}(mol){\rm{ }} =  > V = n:{C_M}} {\rm{ }} = {\rm{ }}0,35{\rm{ }}:{\rm{ }}0,1{\rm{ }} = {\rm{ }}3,5{\rm{ }}(l)\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Trộn V1 lít dung dịch axit mạnh (pH = 5) với V2 lít kiềm mạnh (pH = 9) theo tỉ lệ thể tích nào sau đây để thu được dung dịch có pH = 6

  • A ${{{{\rm{V}}_1}} \over {{{\rm{V}}_2}}} = {1 \over 1}$
  • B ${{{{\rm{V}}_1}} \over {{{\rm{V}}_2}}} = {{11} \over 9}$
  • C ????
  • D ????

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án: B

+ V1 dung dịch  axit có PH = 5

 $${\rm{ =  >  [}}{{\rm{H}}^ + }{\rm{] }} = {\rm{ }}{10^{ - 5}}M =  > {\rm{ }}{n_{{H^ + }}}{\rm{ }} = {\rm{ 1}}{{\rm{0}}^{ - 5}}.{V_1}{\rm{ }}(mol)$$

+ V2 dung  dịch bazơ có PH = 9 => pOH = 14− 9 = 5

 $${\rm{ =  >  [O}}{{\rm{H}}^ - }{\rm{] }} = {\rm{ }}{10^{ - 5}}M =  > {\rm{ }}{n_{O{H^ - }}}{\rm{ }} = {\rm{ }}{10^{ - 5}}.{V_2}{\rm{ (mol)}}$$

+Dung dịch thu được có PH=6 môi trường axit. Vậy H+ dư sau phản ứng

                                H+        +           OH        →  H2O

Ban đầu (mol)          10−5V1                   10−5V2

Phản ứng ( mol)       10−5V2                         10−5V2

Sau   (mol)             10−5 (V1 −V2)                                        

+ Ta có : PH =6 => [H+] dư = 10−6

$${{{{10}^{ - 5}}({V_1} - {\rm{ }}{V_2})} \over {{V_1} + {V_2}}} = {10^{ - 6}} =  > {{{V_1}} \over {{V_2}}} = {{11} \over 9}{\rm{  =  >   B}}$$

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

pH của dung dịch H2SO4 0,0005 M  và pH của dung dịch CH3COOH 0,1 M ( =4,25%)

  • A 3 ; 2,37       
  • B 3 ; 3,9            
  • C 5; 3,37          
  • D 4; 3,38

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án: A

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Trộn 50 ml dung dịch HCl 0,12M với 50 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch X. pH dung dịch X là?

  • A 10
  • B 2
  • C 7
  • D 1

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

nH+ = nHCl = 0,006

nOH- = nNaOH = 0,005

Khi pha trộn: H+ + OH- → H2O

=> nH+ dư = 0,001

=> [H+] = 0,001/0,1 = 0,01 => pH = 2

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Dung dịch Ba(OH)2 0,05M có pH là:

  • A pH = 13.
  • B pH = 2.
  • C pH = 1.
  • D pH = 12.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

[OH-] = 2CM Ba(OH)2 => pOH = -log[OH-] => pH = 14 - pOH 

Lời giải chi tiết:

[OH-] = 2CM Ba(OH)2 = 0,1M => pOH = -log(0,1) = 1 => pH = 14 - 1 = 13 

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cho dung dịch X gồm HNO3 và HCl có pH = 1. Trộn V ml dung dịch Ba(OH)2 0,025M với 100 ml dung dịch X thu được dung dịch Y có pH = 2. Giá trị V là:

  • A 150.           
  • B  250.    
  • C 175.         
  • D 125.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Tính theo PT ion rút gọn: H+     +     OH-   →    H2O

Lời giải chi tiết:

Dung dịch sau phản ứng có pH = 2 < 7 => H+ dư 

nH+ bđ = 0,1.10-1 = 0,01 mol

nOH- bđ = 2nBa(OH)2 = 2.10-3V.0,025 = 5.10-5V (mol)

PT ion:    H+     +     OH-   →    H2O

Bđ:        0,01          5.10-5V                (mol)

Pư:       5.10-5V ← 5.10-5V                 (mol)

Sau:  0,01-5.10-5V      0

Dung dịch sau có pH = 2 => \(\left[ {{H^ + }} \right] = \frac{{0,01 - {{5.10}^{ - 5}}V}}{{0,1 + {{10}^{ - 3}}V}} = {10^{ - 2}}\) => V = 150 ml

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Trộn V1 lít dung dịch axit mạnh (pH = 5) với V2 lít kiềm mạnh (pH = 9) thu được dung dịch có pH = 6. Tỉ lệ V1/V2 là bao nhiêu?

Phương pháp giải:

Dung dịch axit có pH = 5 => [H+] = 10-5M => nH+ = 10-5V1 (mol)

Dung dịch kiềm có pH = 9 => pOH = 5 => [OH-] = 10-5M => nOH- = 10-5V2 (mol)

Dung dịch sau phản ứng có pH = 6 < 7 => H+ dư, OH- hết

PT ion: H+       +     OH-   →   H2O

Bđ:    10-5V         10-5V2

Pư:    10-5V2  ←    10-5V2

Sau: 10-5(V1-V2)        0

Từ pH của dung dịch sau phản ứng ta lập được phương trình biểu diễn mối liên hệ giữa V1 và V2 => V1/V2

Lời giải chi tiết:

Dung dịch axit có pH = 5 => [H+] = 10-5M => nH+ = 10-5V1 (mol)

Dung dịch kiềm có pH = 9 => pOH = 5 => [OH-] = 10-5M => nOH- = 10-5V2 (mol)

Dung dịch sau phản ứng có pH = 6 < 7 => H+ dư, OH- hết

PT ion: H+       +     OH-   →   H2O

Bđ:    10-5V1          10-5V2

Pư:    10-5V2  ←    10-5V2

Sau: 10-5(V1-V2)        0

=> \(\left[ {{H^ + }} \right] = \frac{{{{10}^{ - 5}}\left( {{V_1} - {V_2}} \right)}}{{{V_1} + {V_2}}} = {10^{ - 6}}\) => 10(V1 - V2) = V1 + V2 => 9V1 = 11V2

=> V1/V2 = 11/9

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Dung dịch H2SO4 0,005M có giá trị pH là bao nhiêu ?

  • A 2
  • B 12
  • C 3
  • D 13

Đáp án: A

Phương pháp giải:

[H+] = 2.CM H2SO4 = ? => pH = -log[H+] = ?

Lời giải chi tiết:

[H+] = 2.CM H2SO4 = 0,01M => pH = -log[H+] = -log(0,01) = 2

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Một dung dịch có [OH-] = 0,1.10-6 M. Môi trường của dung dịch này là:

 

  • A Axit.
  • B Bazơ.
  • C Trung tính.
  • D Không xác định được.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

pH = 14 - log[OH-] = 14 - log[0,1.10-6] = 7

Vậy dung dịch đó có MT trung tính.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a mol/l thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là

  • A  0,03.                 
  • B 0,30.                     
  • C 0,15.                         
  • D 0,12.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Tính số mol H+ có trong dd axit ban đầu theo pH

Lời giải chi tiết:

 

Hướng dẫn giải :

Dd axit ban đầu có [H+] =0,1 M → nH+=0,1.0,1 =0,01 mol

Dd sau phản ứng có pH = 12 → dư bazo và có pOH =14-12=2 → [OH-] =0,01M→ nOH = 0,002 mol

PTHH:          H+ + OH- → H2O

Ta có nNaOH = nH+ +  nOH dư = 0,01 + 0,002 = 0,012 mol → a = 0,12M

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Cho 10 ml dung dịch HCl có pH = 3. Cần thêm vào dung dịch này bao nhiêu ml nước để thu được dung dịch có pH = 4.

  • A  1ml.      
  • B  90ml.      
  • C 10ml.      
  • D  100ml.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

nHCl bđ = V. CM = 10.10-3. 10-pH = 10-5

pHsau = 4 => CM sau = 10-4 M

=> Vsau = n : CM = 0,1 lit = 100 ml

=> Vthêm = 100 – 10 = 90 ml

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Cần lấy bao nhiêu gam Ba(OH)2 rắn cho vào 100 ml nước để được dung dịch có pH = 12?

  • A 1,71 gam.
  • B 0,0855 gam.
  • C 0,855 gam.
  • D 8,55 gam.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Từ pH xác định được pOH => Nồng độ của OH- => Số mol OH-

Do Ba(OH)2 là chất điện li hoàn toàn nên ta có: 

=> nBa(OH)2 = 0,5.nOH- = ?

=> mBa(OH)2 = ?

 

Lời giải chi tiết:

pH = 12 => pOH = 14 - 12 = 2

=> [OH-] = 10-pOH = 0,01M => nOH- = 0,01.0,1 = 0,001 mol

Do Ba(OH)2 là chất điện li hoàn toàn nên ta có: 

=> nBa(OH)2 = 0,5.nOH- = 0,5.0,001 = 0,0005 mol

=> mBa(OH)2 = 0,0005.171 = 0,0855g

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Trộn dung dịch X chứa NaOH 0,1M, Ba(OH)2 0,2M với dung dịch Y chứa HCl 0,2M, H2SO4 0,1M theo tỉ lệ nào về thể tích để dung dịch thu được có pH = 13?

  • A VX : VY = 5 : 4.
  • B VX : VY = 4 : 5.
  • C VX : VY = 5 : 3.
  • D VX : VY = 3 : 5.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

nOH- = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,1VX + 2.0,2VX = 0,5VX (mol)

nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = 0,2VY + 2.0,1VY = 0,4VY (mol)

Từ giá trị pH tính được nồng độ của OH-

           H+   +    OH-   →    H2O

Bđ: 0,4VY        0,5VX

Pư: 0,4VY →   0,4VY

Sau: 0           0,5VX - 0,4VY

=> \(\left[ {O{H^ - }} \right] = \frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{{V_X} + {V_Y}}} \Leftrightarrow \frac{{0,5{V_X} - 0,4{V_Y}}}{{{V_X} + {V_Y}}} = 0,1\)

=> VX : V= ?

Lời giải chi tiết:

nOH- = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,1VX + 2.0,2VX = 0,5VX (mol)

nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = 0,2VY + 2.0,1VY = 0,4VY (mol)

Ta thấy: pH = 13 > 7 => OH- dư, H+ hết

=> pOH = 14 - 13 = 1 => [OH-] = 10-1 = 0,1M

           H+   +    OH-   →    H2O

Bđ: 0,4VY        0,5VX

Pư: 0,4VY →   0,4VY

Sau: 0           0,5VX - 0,4VY

=> \(\left[ {O{H^ - }} \right] = \frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{{V_X} + {V_Y}}} \Leftrightarrow \frac{{0,5{V_X} - 0,4{V_Y}}}{{{V_X} + {V_Y}}} = 0,1\)

=> 0,5VX - 0,4VY = 0,1VX + 0,1VY

=> 0,4VX = 0,5VY

=> VX : VY = 5 : 4

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.