30 câu hỏi lý thuyết về mở đầu hợp chất hữu cơ có lời giải

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Chất hữu cơ chia làm:

            

  • A Hai loại: hidrocacbon và dẫn xuất của hidrocacbon.
  • B Ba loại: hidrocacbon no, không no và thơm.
  • C Nhiều loại: ancol, andehit, axit.
  • D Hai loại: có oxi và không có oxi.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Trong các chất sau, chất nào là chất hữu cơ:

  • A CaCO3.     
  • B Al4C3.     
  • C CH4.    
  • D HCN.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm hợp chất hữu cơ để nhận biết

Lời giải chi tiết:

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO2, CO, muối cacbonat kim loại, muối xianua, muối cacbua,…).

Từ đó ta có thể loại trừ phương án A, B, D

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Phương pháp không dùng để tách biệt và tinh chế các chất hữu cơ là:

 

  • A Phương pháp chưng cất.            
  • B Phương pháp chiết.
  • C Phương pháp kết tinh.     
  • D  Phương pháp sunfat.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Tính chất vật lý chung của các chất hữu cơ là:

           

  • A Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, kém tan hoặc không tan trong nước.
  • B Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, kém tan hoặc không tan trong nước.
  • C Có nhiệt độ nóng chảy cao và nhiệt độ sôi thấp, tan tốt trong nước.
  • D Có nhiệt độ nóng chảy thấp và nhiệt độ sôi cao, tan tốt trong nước.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Đặc điểm về tính chất hoá học của các chất hữu cơ là:

           

  • A Dễ bị đốt cháy.         
  • B Bền với nhiệt.
  • C Phản ứng xảy ra nhanh, không cần xúc tác.
  • D Phản ứng chỉ diễn ra theo một hướng nhất định.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

  • A nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P...
  • B gồm có C, H và các nguyên tố khác.
  • C bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
  • D thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Hợp chất hữu cơ được phân loại như sau:

  • A Hiđrocacbon và hợp chất hữu cơ có nhóm chức.
  • B Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
  • C Hiđrocacbon no, không no, thơm và dẫn xuất của hiđrocacbon.
  • D Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Chất hữu cơ là:

            

  • A Hợp chất của cacbon và hidro.
  • B Hợp chất của cacbon.
  • C Hợp chất của cacbon (trừ CO2, CO, muối cacbonat,…).
  • D Hợp chất của cacbon và một số nguyên tố khác.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Nắm được khái niệm hợp chất hữu cơ

Lời giải chi tiết:

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO2, CO, muối cacbonat kim loại, muối xianua, muối cacbua,…).

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Trong phân tích định tính, để xác định có nguyên tử cacbon (C) hay không, ta thường:

            

  • A Đốt cháy hợp chất hữu cơ, rồi sử dụng quỳ tím.
  • B Đốt cháy hợp chất hữu cơ, rồi hấp thụ vào nước.
  • C Oxi hoá hoàn toàn hợp chất hữu cơ, rồi hấp thụ vào nước vôi trong (Ca(OH)2).
  • D Oxi hoá hoàn toàn hợp chất hữu cơ, rồi sử dụng phenolphtalein.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Xác định C thông qua CO2 nhờ phản ứng với Ca(OH)2 tạo kết tủa trắng

            Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Chất nào sau đây không phải hợp chất hữu cơ:

    

  • A C2H6.      
  • B CCl4.        
  • C C2H7O2N.
  • D HCN.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của Cacbon (trừ CO, CO2, muối : cacbonat, cacbua, xianua)

Lời giải chi tiết:

HCN không phải là hợp chất hữu cơ.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Trong phương pháp phân tích định tính, không thể xác định được sự có mặt của nguyên tố:

  • A Cacbon.    
  • B Hidro.         
  • C Nitơ.  
  • D Oxi.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Bạn Nam vô tình đổ nhầm 1 lít xăng vào nước, bạn thấy xăng không tan trong nước và nổi lên trên nước, tạo thành 2 lớp chất lỏng không đồng nhất. Vậy Nam có thể tách xăng ra bằng phương pháp:

  • A Chiết.   
  • B Vớt.  
  • C Kết tinh.      
  • D Múc.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Phương pháp chiết dùng để tách hỗn hợp không đồng nhất( không tan vào nhau)

 Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau :

  • A X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.
  • B X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N.
  • C Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.
  • D X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

X chắc chắn có C, H , N  vì tạo ra CO2, H2O , N2 “Bảo toàn nguyên tố trước và sau pứ” → còn lại có thể hoặc không có oxi

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Dầu thô khai thác từ mỏ dầu là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon mà từ đó người ta đã tách được nhiều sản phẩm có giá trị. Phương pháp chủ yếu được sử dụng là

  • A kết tinh.                           
  • B chiết.                           
  • C lọc.                              
  • D chưng cất.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Cho các chất sau : CO; NH3; C2H6; C2H2O2; C2H5OH; CH3COOH; CH3NH2; NaCN;  (NH4)2CO3;  HCl. Có bao nhiêu chất thuộc chất hữu cơ?

  • A 6
  • B 5
  • C 7
  • D 8

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án: C2H6; C2H2O2; C2H5OH; CH3COOH; CH3NH2

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Câu nào đúng khi nói về hiđrocacbon ? Hiđrocacbon là:

  • A hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn
  • B hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn
  • C hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ chứa 1 nối đôi
  • D hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chỉ có chứa 2 nguyên tố C và H.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố

  • A hiđro. 
  • B cacbon. 
  • C oxi.
  • D nitơ.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là

  • A liên kết cộng hóa trị.
  • B liên kết ion.
  • C liên kết cho nhận.                    
  • D liên kết đơn.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Chất nào sau không phải là hợp chất hữu cơ ?

  • A Metan
  • B ancol etylic    
  • C Thạch cao                                     
  • D  Benzen

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Định nghĩa: Hợp chất hữu cơ là hợp chất của C trừ CO, CO2, muối cacbua, muối cacbonat, xianua. Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có C, thường có H và một số nguyên tố khác như O, S, Cl,…

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Khi oxi hoá hoàn toàn chất hữu cơ X (chứa 2 nguyên tố) thu được hỗn hợp Y. Người ta thấy hỗn hợp Y làm CuSO4 khan chuyển xanh. X có chứa các nguyên tố

  • A C, H.
  • B C, H, có thể có O.
  • C H, có thể có O.
  • D C, có thể có O.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết phân tích định tính một số nguyên tố thường gặp

Lời giải chi tiết:

X là hợp chất hữu cơ nên chắc chắn có C.

Hỗn hợp Y làm CuSO4 khan chuyển xanh → Y có chứa H2O → X có chứa H.

Mà theo đề bài X có chứa 2 nguyên tố nên X chứa C, H.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Nguyên tố nào sau đây khó xác định được bằng phân tích định tính?

  • A C.
  • B H.
  • C O.
  • D Cl.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Nguyên tố O khó xác định được bằng phân tích định tính, thường xác định bằng phân tích định lượng.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Trong phân tích định tính, để xác định sự có mặt của C ta thường

  • A Đốt cháy hợp chất hữu cơ, sau đó dùng quỳ tím ẩm.
  • B Đốt cháy hợp chất hữu cơ, sau đó hấp thụ vào nước.
  • C Oxi hoá hoàn toàn hợp chất hữu cơ, sau đó dùng phenolphtalein.
  • D Oxi hoá hoàn toàn hợp chất hữu cơ, sau đó hấp thụ vào nước vôi trong.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lý thuyết phân tích định tính một số nguyên tố thường gặp

Lời giải chi tiết:

Trong phân tích định tính, để xác định sự có mặt của C ta thường đốt cháy để chuyển thành CO2, sau đó hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong thấy xuất hiện kết tủa trắng:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Nguyên tắc chung của phân tích định tính là:

  • A chuyển hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng.
  • B chuyển hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản rồi định lượng chúng bằng phương pháp thể tích, phương pháp khối lượng hoặc phương pháp khác.
  • C chuyển hợp chất hữu cơ thành các chất hữu cơ đơn giản hơn rồi nhận biết chúng.
  • D chuyển hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản rồi định lượng chúng bằng phương pháp thể tích, phương pháp khối lượng hoặc phương pháp khác.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về phân tích định tính

Lời giải chi tiết:

Nguyên tắc chung của phân tích định tính là: chuyển hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Để tinh chế ancol etylic (rượu etylic) C2H5OH có nhiệt độ sôi ts = 78,4OC từ hỗn hợp rượu và nước. Ta có thể sử dụng phương pháp:

      

  • A  Chiết.    
  • B Chưng cất.  
  • C Kết tinh.   
  • D Lọc.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phương pháp chưng cất dùng để tách hỗn hợp gồm có các chất có nhiệt độ sôi khác nhau.

Lời giải chi tiết:

Để tách ancol etylic từ hỗn hợp rượu và nước ta có thể sử dụng phương pháp chưng cất.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Bạn Nam vô tình đổ nhầm 1 lít xăng vào nước, bạn thấy xăng không tan trong nước và nổi lên trên nước, tạo thành 2 lớp chất lỏng không đồng nhất. Vậy Nam có thể tách xăng ra bằng phương pháp:

  • A Chiết.   
  • B Vớt.     
  • C  Kết tinh.    
  • D Múc.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phương pháp chiết dùng để tách hỗn hợp không đồng nhất (không tan vào nhau)

Lời giải chi tiết:

Xăng không tan trong nước nên ta có thể tách bằng phương pháp chiết.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Phương pháp dùng để tinh chế các chất có nhiệt độ sôi khác nhau (đủ lớn) là:

            

  • A Phương pháp chưng cất. 
  • B Phương pháp chiết.
  • C Phương pháp kết tinh.  
  • D Phương pháp điện phân.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào các phương pháp tinh chế các chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

Phương pháp chưng cất được dùng để tinh chế các chất có nhiệt độ sôi khác nhau (đủ lớn).

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Khi đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi không khí thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O, N2. Điều đó chứng tỏ :

  • A Phân tử chất X chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, O, N.
  • B Phân tử chất X chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, có thể có các nguyên tố O, N.
  • C Phân tử chất X chỉ có các nguyên tố C, H.
  • D Phân tử chất X chắc chắn phải là amin.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Cho thí nghiệm sau :

 

Phát biểu nào sau đây đúng :

  • A Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi miệng ống nghiệm
  • B  Thí nghiệm trên dùng để xác định nito có trong hợp chất hữu cơ
  • C Thí nghiệm trên dùng để xác định clo có trong hợp chất hữu cơ
  • D Trong phòng thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Tác dụng của CuSO4 là để xác định phản ứng xảy ra chưa (H2O làm CuSO4 -> CuSO4.5H2O màu xanh lam) và ngăn H2O ra ngoài, chỉ cho CO2 thoát ra.

Thí nghiệm trên để xác định Cacbon trong hợp chất hữu cơ.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Bộ dụng cụ như hình vẽ bên mô tả cho phương pháp tách chất nào :

 

  • A Chiết 
  • B  Chưng cất    
  • C Kết tinh   
  • D Sắc ký

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về các phương pháp tách chất hóa học

Lời giải chi tiết:

Đáp án B 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm các hợp chất hữu cơ?

  • A C2H4, CH4, C2H6O, C3H9N. 
  • B CO2, K2CO3, NaHCO3, C2H5Cl.
  • C NH4HCO3, CH3OH, CH4, CCl4
  • D (NH4)2CO3, CO2, CH4, C2H6.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon thường có hiđro trừ CO2, muối cacbonat, HCN, muối xianua, muối cacbua kim loại…

Lời giải chi tiết:

A. Thỏa mãn

B. Loại CO2, K2CO3, NaHCO3 là các chất vô cơ.

C. Loại NH4HCO3, CCl4 là các chất vô cơ.

D. Loại (NH4)2CO3, CO2 là các chất vô cơ.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.