20 câu hỏi lý thuyết về mở đầu hợp chất hữu cơ có lời giải (phần 2)

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Nhóm chức của ancol nói chung hay ancol etylic nói riêng (C2H5-OH) là nhóm nguyên tử (nguyên tử):

  • A  C.       
  • B  H.         
  • C C2H5.      
  • D OH.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Phương pháp chưng cất dùng để tách biệt các chất: 

          

  • A Có nhiệt độ sôi khác nhau. 
  • B Có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
  • C  Có độ tan khác nhau. 
  • D Có khối lượng riêng khác nhau.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Phương pháp chiết dùng để tách biệt các chất:

           

  • A Có nhiệt độ sôi khác nhau.   
  • B Có nguyên tử khối khác nhau.
  • C Có độ tan khác nhau.      
  • D Có khối lượng riêng khác nhau.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Phương pháp kết tinh dùng để tách biệt các chất:

  • A Có nhiệt độ sôi khác nhau.       
  • B Có nguyên tử khối khác nhau.
  • C Có độ tan khác nhau.  
  • D Có khối lượng riêng khác nhau.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Trong phân tính định tính, để xác định nguyên tử hidro (H) trong phân tử, ta thường:

            

  • A  Đốt cháy chất hữu cơ rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong.
  • B Đốt cháy chất hữu cơ rồi hấp thụ sản phẩm cháy qua đồng sunfat khan (CuSO4).
  • C Khử hợp chất hữu cơ bằng đồng oxit (CuO).
  • D Không thể xác định được có nguyên tố H hay không.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khi đôt cháy hợp chất hữu cơ thì sản phẩm chứa H là H2O có thể nhận biết bằng cách cho đi qua CuSO4 khan, nếu có H2O thì sẽ tạo ra CuSO4.5H2O (màu xanh lam)

 Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Dãy hợp chất hữu cơ thuộc hiđrocacbon là:

  • A

    CH4;C2H4;C6H6                                                                                        

  • B

    C2H5OH; CH3COOH; C6H6Cl6

  • C CH3OH; CH3CHO; C6H5OH                                                                     
  • D CH4; C2H2; C2H5OH

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Dãy hợp chất hữu cơ thuộc dẫn xuất của hiđrocacbon là:

  • A

     C2H5OH; CH3COOH; C6H6Cl6                                                                 

  • B

    CH4; C2H2; C6H6

  • C

    CH3OH; CH3CHO; C6H6                                                                        

  • D

     CH4; C2H2; C2H5OH

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Chất nào sau đây là chất hữu cơ?

  • A CH4.
  • B CO2.
  • C Na2CO3.
  • D CO.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Chất hữu cơ là hợp chất của C trừ CO,CO2 muối cacbonnat, muối cacbua…

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A Trong hợp chất hữu cơ, nguyên tử cacbon luôn có hóa trị 4.
  • B Hợp chất C2H6 không có đồng phân cấu tạo.
  • C Các hợp chất trong phân tử có chứa C, H là hiđrocacbon.
  • D Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

C, sai vì các hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ chứa C, H là hiđrocacbon.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Các chất nào trong dãy sau đều là chất hữu cơ?

  • A C2H2, C12H22O11, C2H4, NaCN.          
  • B HCOOH, CH4, C6H12O6, CH3COONa.
  • C CH3COOH, CH3COONa, (NH4)2CO3, C6H6.            
  • D CH3COOH, C2H5OH, C6H12O6, CO.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Nắm được khái niệm về hợp chất hữu cơ: Chất hữu cơ là hợp chất của C (trừ CO, CO2, muối cacbonat kim loại, muối xianua, ...)

Lời giải chi tiết:

A. Loại NaCN

C. Loại (NH4)2CO3

D. Loại CO

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Cho các chất: nhôm cacbua (Al4C3), axetilen (C2H2), natri cacbonat (Na2CO3), đường saccarozơ (C12H22O11), PVC ([C2H3Cl]n). Số chất không phải là hợp chất hữu cơ là

  • A 2
  • B 1
  • C 4
  • D 3

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat kim loại, muối cacbua, hợp chất xianua, ...)

Lời giải chi tiết:

Các hợp chất không phải hợp chất hữu cơ là: nhôm cacbua (Al4C3), natri cacbonat (Na2CO3).

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Bộ dụng cụ chiết (được mô tả như hình vẽ bên) dùng để

  • A tách hai chất rắn tan trong dung dịch.
  • B tách hai chất lỏng tan tốt vào nhau.
  • C tách hai chất lỏng không tan vào nhau.
  • D tách chất lỏng và chất rắn.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào độ tan của các chất

Lời giải chi tiết:

Bộ dụng cụ chiết được dùng để tách 2 chất lỏng không tan vào nhau.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Từ thời thượng cổ con người đã biết sơ chế các hợp chất hữu cơ. Cách làm nào sau đây là phương pháp kết tinh?

  • A Làm đường cát, đường phèn từ mía.
  • B Giã cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải.Nấu rượu để uống.          
  • C Nấu rượu để uống.          
  • D Ngâm rượu thuốc.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phương pháp kết tinh dùng để tách hỗn hợp các chất rắn có độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan theo nhiệt độ của chúng để tách và tinh chế

Lời giải chi tiết:

a) phương pháp kết tinh

b) phương pháp chiết

c) phương pháp chưng cất

d) phương pháp chiết

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Phương pháp tách biệt và tinh chế nào sau đây không đúng với cách làm là:

  • A Qúa trình làm muối ăn từ nước biển hay làm đường phèn từ nước mía là phương pháp kết tinh.
  • B Nấu rượu sau khi ủ men rượu từ nguyên liệu như tinh bột hay xenlulozơ là phương pháp chưng cất.
  • C Khi thu được hỗn hợp gồm tinh dầu xả nổi trên lớp nước tách lấy tinh dầu là phương pháp chiết
  • D Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa hay phủ tro muối) là phương pháp kết tinh.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phương pháp kết tinh lại dựa trên sự khác nhau rõ rệt về độ tan của các chất trong một dung môi (hay hỗn hợp các dungmôi ) ở các nhiệt độ khác nhau ,hoặc có sự khác nhau về độ tan giữa chất chính và tạp chất ở cùng một nhiệt độ

Chưng cất là một phương pháp tách dùng nhiệt để tách hỗn hợp đồng thể của các chất lỏng khác nhau

Chiết dùng để tách các chất thường là chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đông nhất (phân lớp)

Lời giải chi tiết:

A làm bay hơi hơi nước → muối là phương pháp kết tinh

B đúng, dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của rượu và nước người ta chưng cất được rượu

C đúng vì tinh dầu và nước tách lớp → dùng pp chiết

D sai

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Hình bên minh họa cho thí nghiệm xác định sự có mặt của C và H trong hợp chất hữu cơ. Chất X và dung dịch Y(theo thứ tự) là

Kết quả hình ảnh cho Hình bên minh họa cho thí nghiệm xác định sự có mặt của C và H trong hợp chất hữu cơ. Chất X và dung dịch Y(theo thứ tự) là A. CaO, H2SO4 đặc. B. Ca(OH)2, H2SO4 đặc. C. CuSO4 khan, Ca(OH)2. D. CuSO4.5H2O, Ca(OH)2

  • A CaO, H2SO4 đặc.        
  • B

    Ca(OH)2, H2SO4 đặc.

  • C CuSO4 khan, Ca(OH)2.
  • D CuSO4.5H2O, Ca(OH)2

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Đây là thí nghiệm xác định sự có mặt của C và H nên chọn chất X và dd Y để nhận biết ra sự có mặt của CO2 và H2O

Lời giải chi tiết:

Chất X là CuSO4 khan vì để nhận biết ra có mặt nước,từ đó nhận ra được sự có mặt của H

CuSO4 khan (màu trắng) khi có hơi nước qua sẽ chuyển thành CuSO4.5H2O (màu xanh)

Chất Y là dd Ca(OH)2 để nhận biết được ra sự có mặt của CO2, từ đó nhận ra được sự có mặt của C

Ca(OH)2 khi có CO2  lội qua sẽ bị vẩn đục do xảy ra phản ứng

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Có bốn hợp chất X, Y, Z và T. Người ta cho mẫu thử của mỗi chất này lần lượt qua CuO đốt nóng, CuSO4 khan và bình chứa dung dịch Ca(OH)2. Sau khi thí nghiệm thấy mẫu X chỉ làm CuSO4 đổi màu qua màu xanh; mẫu Y chỉ tạo kết tủa trắng ở bình chứa nước vôi; mẫu Z tạo hiện tượng ở cả hai bình này, còn mẫu T không tạo hiện tượng gì. Kết luận đúng cho phép phân tích này là

  • A X chỉ chứa nguyên tố cacbon. 
  • B Y chỉ chứa nguyên tố hidro. 
  • C Z là một hidrocacbon. 
  • D T là chất vô cơ. 

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

- X chỉ làm đổi màu CuSO4 khan thành màu xanh chứng tỏ đốt X chỉ thu được H2O => X chứa H, không chứa C

- Y chỉ tạo kết tủa trắng ở bình Ca(OH)2 => Y chứa C, không chứa H

- Z tạo hiện tượng ở cả hai bình => Z chứa cả C, H

- T không tạo hiện tượng gì => T không chứa C, H

A sai, vì X không chứa C

B sai, vì Y không chứa H

C sai, vì Z có thể chứa C, H, O

D đúng, T không chứa C nên chắc chắn T không phải chất hữu cơ

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Để tách actemisin, một chất có trong cây thanh hao hoa vàng để chế thuốc chống sốt rét, người ta làm như sau: ngâm lá và thân cây thanh hao hoa vàng đã băm nhỏ trong hexan. Tách phần chất lỏng, đun và ngưng tụ để thu đồi hexan. Phần còn lại là chất lỏng sệt được cho qua cột sắc kí và cho các dung môi thích hợp chạy qua để thu từng thành phần của tinh dầu. Kĩ thuật nào sau đây không được sử dụng?

  • A Sắc kí. 
  • B Chưng cất. 
  • C Chiết xuất. 
  • D Chưng cất lôi cuốn hơi nước.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

- Việc ngâm lá và thân cây trong hexan là phương pháp chiết xuất

- Đun và ngưng tụ để thu hồi hexan là phương pháp chưng cất

- Cho chất lỏng vào cột sắc kí và cho các dung môi chạy qua là phương pháp sắc kí

Như vậy phương pháp không được sử dụng là phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Để nhận biết khí amoniac sinh ra khi định tính nitơ trong hợp chất hữu cơ ta nên dùng cách nào sau đây?

  • A Ngửi
  • B Dùng Ag2O
  • C Dùng giấy quỳ tím tẩm ướt
  • D Dùng dung dịch phenolphthalein.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lý thuyết về phân tích định tính

Lời giải chi tiết:

Cách đơn giản nhất để nhận ra khí NH3 là dùng quỳ tím ẩm, khi đó quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Chất hữu cơ X chứa 3 nguyên tố C, H, O trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn Y trong oxi dư, sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm cháy Z. Hấp thụ Z vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng lên m gam. Vậy m bằng

  • A Khối lượng CO2.
  • B Khối lượng CaCO3.
  • C Tổng khối lượng CaCO3 và H2O.
  • D Tổng khối lượng CO2 và H2O.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Ta có: mbình tăng = mvào bình - mra khỏi bình

+ Chất ra khỏi bình: khí (lưu ý kết tủa vẫn nằm trong bình)

+ Chất vào bình: chất được cho thêm vào bình

Lời giải chi tiết:

Ta có: mbình tăng = mvào bình - mra khỏi bình

Chất đi vào bình là CO2 và H2O

Không có chất đi ra khỏi bình

⟹ mbình tăng = mCO2 + mH2O

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Đốt cháy hợp chất hữu cơ X chỉ chứa C và H. Sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) chứa H2SO4 đặc và bình (2) chứa KOH đặc thấy khối lượng bình (1) tăng m1 gam và khối lượng bình (2) tăng m2 gam. Sự so sánh nào dưới đây là đúng?

  • A m2 = mCO2.
  • B m2 = mH2O.
  • C m1 = mCO2 + mH2O.
  • D m1 = mCO2 - mH2O.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Bình (1) chứa H2SO4 đặc sẽ hấp thụ H2O

- Bình (2) chứa KOH đặc sẽ hấp thụ CO2

Lời giải chi tiết:

Đốt cháy hợp chất hữu cơ chứa C, H sẽ thu được CO2 và H2O.

- Bình (1) chứa H2SO4 đặc sẽ hấp thụ H2O ⟹ m1 = mH2O

- Bình (2) chứa KOH đặc sẽ hấp thụ CO2 ⟹ m2 = mCO2

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.