Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì II - Hóa học 10 có đáp án và lời giải chi tiết>
Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì II - Hóa học 10 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề bài
Câu 1
Hoàn thành phương trình hóa học theo sơ đồ phản ứng sau đây, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).
\(HCl\xrightarrow{(1)}C{{l}_{2}}\xrightarrow{(2)}FeC{{l}_{3}}\xrightarrow{(3)}NaCl\xrightarrow{(4)}HCl\xrightarrow{(5)}CuC{{l}_{2}}\xrightarrow{(6)}AgCl\)
Câu 2
Viết phương trình hóa học của các phản ứng chứng minh trong các trường hợp sau:
a) Brom có tính oxi hóa mạnh hơn iot.
b) Dung dịch HCl có số oxi hóa không đổi.
c) Clo vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
d) Tính ăn mòn thủy tinh của axit HF.
Câu 3
Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra:
a) Sục từ từ khí Cl2 vào ống nghiệm dựng dung dịch KI và hồ tinh bột.
b) Nhỏ từ từ dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaI.
Câu 4
Cho 27,2 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Ag, Fe, FeO tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 10% thu được dung dịch Y, 2,24 lít khí (đkc) và 10,8 gam chất không tan.
a) Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp X?
b) Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Câu 5
Dẫn khí clo (đktc) vào dung dịch X gồm 71,2 gam NaBr và NaI, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 35,1 g muối.
a) Tính thể tích khí clo đã phản ứng?
b) Tính khối lượng brom và iot thu được sau phản ứng.
Lời giải chi tiết
Câu 1
(1) 16HCl + 2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 ↑ + 8H2O
(2) 3Cl2 + 2Fe \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2FeCl3
(3) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
(4) 2NaCl + H2SO4 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) Na2SO4 + 2HCl
(5) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(6) CuCl2 + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2AgCl ↓
Câu 2
a) Br2 + 2KI → 2KBr + I2 (Brom có tính oxi hóa mạnh hơn iot, đẩy iot ra khỏi dung dịch muối KI).
b) HCl + NaOH → NaCl + H2O (phản ứng trung hòa axit – bazơ, không có sự thay đổi số oxi hóa).
c) Cl2 + H2O → HCl + HClO (Cl2 vừa lên số oxi hóa +1 trong HClO, vừa xuống số oxi hóa -1 trong HCl).
d) 4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O (HF là axit ăn mòn thủy tinh).
Câu 3
a) PTHH: Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
I2 + Hồ tinh bột → Hợp chất xanh tím.
Hiện tượng: Trong ống nghiệm xuất hiện hợp chất màu xanh tím.
b) PTHH: AgNO3 + NaI → AgI ↓ + NaNO3
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa vàng đậm.
Câu 4
a)
Hỗn hợp X có Ag không phản ứng với dung dịch HCl ⟹ Chất rắn không tan sau phản ứng là Ag.
⟹ mAg = 10,8 (g) và %mAg
= (10,8.100%)/27,2 = 39,71%.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (1)
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O (2)
Theo PTHH (1)
⟹ nFe = nH2 = 2,24/22,4 = 0,1 (mol).
⟹ mFe = 0,1.56 = 5,6 (g) và
%mFe = (5,6.100%)/27,2 = 20,58%.
⟹ mFeO = 10,8 (g) và %mFeO = 39,71%.
b)
Theo PTHH (1) và (2) ⟹ nHCl = 2nFe + 2nFeO = 2.0,1 + 2.0,15 = 0,5 (mol)
⟹ mdd(HCl) = (mHCl.100%)/C%
= (0,5.36,5.100%)/10% = 182,5 (g).
⟹ mdd(sau pứ) = mX + mdd(HCl) – mH2 – mAg
= 27,2 + 182,5 – 0,1.2 – 10,8 = 198,7 (g).
Theo PTHH (1) và (2) ⟹ nFeCl2 = nFe + nFeO = 0,25 (mol)
⟹ C%(FeCl2) = (0,25.127.100%)/198,7 = 15,98%.
Câu 5
Gọi số mol NaBr và NaI trong X lần lượt là x và y (mol)
⟹ mX = 103x + 150y = 71,2 (1)
2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2
x → 0,5x x 0,5x (mol)
2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2
y → 0,5y y 0,5y (mol)
⟹ nmuối = nNaCl = x + y = 35,1/58,5 = 0,6 (2)
Từ (1) và (2) ⟹ x = 0,4 và y = 0,2.
a) Theo PTHH ⟹ nCl2 = 0,5x + 0,5y = 0,3 (mol).
⟹ VCl2 = 0,3.22,4 = 6,72 (lít).
b) Theo PTHH ta có:
nBr2 = 0,5x = 0,2 (mol) ⟹ mBr2 = 160.0,2 = 32 (g).
nI2 = 0,5y = 0,1 (mol) ⟹ mI2 = 254.0,1 = 25,4 (g).
Loigiaihay.com
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì II - Hóa học 10 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa kì II - Hóa học 10 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì II - Hóa học 10 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì II - Hóa học 10 có đáp án và lời giải chi tiết
Các bài khác cùng chuyên mục