Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì II - Hóa học 10 có đáp án và lời giải chi tiết


Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì II - Hóa học 10 có đáp án và lời giải chi tiết

Đề bài

Câu 1 :

Cân bằng phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

a) PbO2 + HClđ \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) PbCl2 + Cl2 + H2O

b) KClO3 + HClđ \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) KCl + Cl2 + H2O

c) HNO3 + HClđ \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) Cl2 + NO + H2O

d) NaOH + Cl2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) NaCl + NaClO3 + H2O

Câu 2 :

Dung dịch muối NaCl bị lẫn một chút muối NaI.

a) Bằng phương pháp hóa học, chứng minh trong muối NaCl bị lẫn một chút muối NaI. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).

b) Bằng phương pháp hóa học loại bỏ tạp chất NaI để thu được dung dịch muối NaCl tinh khiết.

Câu 3 :

Cho 1,03 gam muối natri halogenua X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được kết tủa Y. Sau khi phân hủy hoàn toàn Y thu được 1,08 g bạc. Xác định công thức hóa học và tên gọi của X.

Câu 4 :

Cho 500ml dung dịch AgNO3 0,5M tác dụng với 200 g dung dịch HCl 5,475% (D = 0,5g/ml).

a) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

b) Tính nồng độ mol các chất thu được sau phản ứng. Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

Câu 5 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat của kim loại A và B ở hai chu kỳ liên tiếp nhau tác dụng đủ với V ml dung dịch HCl 1,25M thu được 1,792 lít khí (đktc) và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D thu được 8,08 gam hỗn hợp muối khan của hai kim loại hóa trị II.

a) Xác định công thức hóa học của hai muối cacbonat trong X.

b) Tính m và V.

c) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X.

Lời giải chi tiết

Câu 1

Phương pháp:

Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron:

1. Xác định số oxi hóa của những nguyên tố có số oxi hóa thay đổi.

2. Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

3. Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxi hóa nhận.

4. Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải:

a) PbO2 + HClđ \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) PbCl2 + Cl2 + H2O

2Cl- → Cl2 + 2e    | x1

Pb+4 + 2e → Pb+2 | x1

PTHH: PbO2 + 4HClđ \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) PbCl2 + Cl2 + 2H2O

b) KClO3 + HClđ \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) KCl + Cl2 + H2O

2Cl- → Cl2 + 2e | x3

Cl+5 + 6e → Cl- | x1

PTHH: KClO3 + 6HClđ \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) KCl + 3Cl2 + 3H2O

c) HNO3 + HClđ \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) Cl2 + NO + H2O

2Cl- → Cl2 + 2e  | x3

N+5 + 3e → N+2   | x2

PTHH: 2HNO3 + 6HClđ \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 3Cl2 + 2NO + 4H2O

d) NaOH + Cl2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) NaCl + NaClO3 + H2O

Cl2 → 2Cl+5 + 10e | x1

Cl2 + 2e → 2Cl-     | x5

PTHH: 6NaOH + 3Cl2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 5NaCl + NaClO3 + 3H2O

Câu 2

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của muối NaI.

Hướng dẫn giải:

a) Sục khí clo vào ống nghiệm chứa dung dịch muối và nhỏ vào ống nghiệm vài giọt hồ tinh bột.

Hiện tượng: trong ống nghiệm xuất hiện hợp chất màu xanh tím

PTHH: 2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2

             I2 + Hồ tinh bột → Hợp chất màu xanh tím.

⟹ Trong dung dịch muối NaCl bị lẫn muối NaI.

b) Để loại bỏ tạp chất NaI trong dung dịch muối NaCl, sử dụng khí clo.

Sục khí clo vào ống nghiệm chứa dung dịch muối cho tới khi lượng chất rắn màu đen tím không tăng lên nữa. Lọc gạn chất rắn màu đen thu được dung dịch muối NaCl tinh khiết.

PTHH: 2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2

Câu 3

Phương pháp:

PTHH: NaX + AgNO3 → AgX ↓ + NaNO3

           2AgX → 2Ag + X2

Theo PTHH ⟹ nNaX ⟹ MNaX ⟹ X.

Hướng dẫn giải:

PTHH: NaX + AgNO3 → AgX ↓ + NaNO3

          2AgX → 2Ag + X2

Theo PTHH ⟹ nNaX = nAgX = nAg = 1,08/108 = 0,01 (mol)

⟹ MNaX = 1,03/0,01 = 103 ⟹ MX = 80 (Br).

Vậy CTHH của muối là NaBr và X là Br (Brom).

Câu 4

Phương pháp:

PTHH: AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3

So sánh nAgNO3 và nHCl ⟹ Chất hết, dư. Số mol các chất tính theo số mol chất hết (tính theo PTHH).

Vdd(sau pứ) = VddAgNO3 + VddHCl  = 500 + mdd(HCl)/D = 500 + 200/0,5 = 900ml = 0,9 lít.

Hướng dẫn giải:

a)

mHCl = (200.5,475%)/100% = 10,95 g ⟹ nHCl = 10,95/36,5 = 0,3 (mol)

nAgNO3 = CM.V = 0,5.0,5 = 0,25 (mol)

PTHH: AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3

Nhận thấy nAgNO3 = 0,25 < 0,3 = nHCl ⟹ AgNO3 phản ứng hết, HCl dư.

Theo PTHH ⟹ nHCl(pứ) = nAgCl = nHNO3 = nAgNO3 = 0,25 (mol)

⟹ mAgCl = 0,25. 143,5 = 35,875 (g).

b)

Sau phản ứng thu được dung dịch chứa HNO3 (0,25 mol) và HCl dư (0,05 mol)

Vdd(sau pứ) = VddAgNO3 + VddHCl  = 500 + mdd(HCl)/D = 500 + 200/0,5 = 900ml = 0,9 lít.

⟹ CM(HNO3) = 0,25/0,9 = 5/18 ≈ 0,278M.

⟹ CM(HCl dư) = 0,05/0,9 = 1/18 ≈ 0,056M.

Câu 5

Phương pháp:

Gọi công thức trung bình của hai muối cacbonat trong X là MCO3

PTHH: MCO3 + 2HCl → MCl2 + CO2 ↑ + H2O

Theo PTHH ⟹ nMCl2 ⟹ MMCl2 ⟹ MM ⟹ 2 kim loại A và B.

Dựa vào thể tích khí và khối lượng muối khan trong D ⟹ số mol hai muối cacbonat A và B trong X.

Hướng dẫn giải:

a)

Gọi công thức trung bình của hai muối cacbonat trong X là MCO3

PTHH: MCO3 + 2HCl → MCl2 + CO2 ↑ + H2O

Theo PTHH ⟹ nMCl2 = nCO2 = 1,792/22,4 = 0,08 (mol)

⟹ MMCl2 = 8,08/0,08 = 101 ⟹ MM = 30.

Vì hai kim loại A và B có hóa trị II, nằm ở hai chu kì liên tiếp ⟹ A là Mg (M = 24) và B là Ca (M = 40).

Vậy công thức hai muối trong X là MgCO3 và CaCO3.

b)

Theo PTHH ⟹ nHCl = 2nCO2 = 0,16 (mol)

⟹ VHCl = n/CM = 0,16/1,25 = 0,128M.

Theo PTHH ⟹ nMCO3 = nCO2 = 0,08 (mol)

⟹ m = mMCO3 = 0,08.90 = 7,2 g (với MM = 30).

c)

Gọi số mol MgCO3 và CaCO3 trong hỗn hợp X lần lượt là x và y (mol)

+ mX = 84x + 100y = 7,2 (1)

+ nX = x + y = 0,08 (2)

Từ (1) và (2) ⟹ x = 0,05 và y = 0,03

⟹ \({{m}_{MgC{{O}_{3}}}}=0,05.84=4,2g\)

%m MgCO3 = 4,2 : 7,2 . 100% = 58,33%

%m CaCO3 = 41,67%

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí