Đề kiểm tra học kì 2 - Đề số 2
Đề bài
Cảm ứng ở thực vật là:
-
A.
Phản ứng vận động của các cơ quan thực vật đối với kích thích
-
B.
Phản ứng sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích
-
C.
Phản ứng vươn tới của các cơ quan thực vật đối với kích thích
-
D.
Phản ứng tránh xa của các cơ quan thực vật đối với kích thích
Nguyên nhân nào gây ra điện thế hoạt động của nơron?
-
A.
Do sự khử cực, đảo cực rồi tái phân cực của tế bào thần kinh.
-
B.
Do tác nhân kích thích làm thay đổi tính thấm của màng nơron dẫn đến trao đổi ion Na+ và K+ qua màng
-
C.
Do tác nhân kích thích nơron quá mạnh.
-
D.
Do sự lan truyền hưng phấn của xung động thần kinh.
Xinap là:
-
A.
Nơi tiếp xúc giữa chùm tận cùng của nơron này với sợi nhánh của nơron khác hoặc cơ quan đáp ứng.
-
B.
Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của nơron này với sợi nhánh của nơron khác.
-
C.
Nơi tiếp xúc giữa các nơron với nhau.
-
D.
Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của tế bào thần kinh này với thân của tế bào thần kinh bên cạnh.
Hoạt động của tầng sinh trụ sẽ tạo ra cấu tạo thứ cấp của thân từ ngoài vào gồm:
-
A.
Mạch rây thứ cấp, mạch rây sơ cấp, tầng sinh trụ, gỗ sơ cấp, gỗ thứ cấp
-
B.
Mạch rây sơ cấp, mạch rây thứ cấp, tầng sinh trụ,mạch rây thứ cấp, mạch rây sơ cấp
-
C.
Gỗ sơ cấp, gỗ thứ cấp, tầng sinh trụ, mạch rây thứ cấp, mạch rây sơ cấp
-
D.
Mạch rây sơ cấp, mạch rây thứ cấp,tầng sinh trụ, gỗ thứ cấp, gỗ sơ cấp
Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là:
-
A.
Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
-
B.
Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
-
C.
Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
-
D.
Châu chấu, ếch, muỗi.
Cho các bộ phận sau:
1. Đỉnh rễ 4. Chồi đỉnh
2. Thân 5. Hoa
3. Chồi nách 6. Lá
Mô phân sinh đỉnh không có ở
-
A.
(1), (2) và (3)
-
B.
(2), (3) và (4)
-
C.
(3), (4) và (5)
-
D.
(2), (5) và (6)
Cho các nhận định sau về sự lan truyền xung thần kinh, nhận định sai là:
-
A.
Là sự lan truyền điện thế hoạt động.
-
B.
Các ion Na+, K+ chạy trên sợi trục mang theo điện thế đến vùng màng tiếp theo
-
C.
Điện thế không truyền ngược lại vùng nó vừa đi qua
-
D.
Nếu kích thích ở giữa sợi trục thì xung thần kinh truyền theo cả 2 chiều kể từ điểm xuất phát.
Quả phát tán nhờ gió thường có đặc điểm
-
A.
Quả nhẹ và khô
-
B.
Quả thường mọng nước
-
C.
Quả có vỏ mỏng
-
D.
Quả có màu sắc sặc sỡ
Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo không phải nhằm
-
A.
Nhân giống cây quý một cách nhanh chóng
-
B.
Duy trì đặc tính của cây mẹ
-
C.
Tạo ra giống cây trồng sạch bệnh
-
D.
Tạo ra giống có năng suất cao hơn
Khí Etilen được sản sinh trong hầu hết các thành phần khác nhau của cơ thể thực vật. Tốc độ hình thành êtilen phụ thuộc vào loại mô và giai đoạn phát triển của cơ thể. Vai trò của êtilen là
-
A.
Điều khiển đóng mở khí khổng
-
B.
Thúc quả chín, rụng lá
-
C.
Điều tiết trạng thái ngủ và hoạt động của hạt.
-
D.
Kích thích ra rễ ở cành giâm, chiết
Nhận xét nào dưới đây là không đúng ?
-
A.
Sự phát triển của động vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, biệt hóa tế bào và phát sinh hình thái
-
B.
Cơ thể động vật được hình thành do kết quả của quá trình phân hóa của hợp tử
-
C.
Đặc điểm của quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thay đổi tùy theo điều kiện sống của chúng
-
D.
Sự sinh trưởng là sự gia tăng kích thước cũng như khối lượng cơ thể động vật theo thời gian
Thế nào là hướng tiếp xúc?
-
A.
Là sự vươn cao tranh ánh sáng với cây xung quanh.
-
B.
Là sự sinh trưởng khi có tiếp xúc với các cây cùng loài
-
C.
Là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.
-
D.
Là sự sinh trưởng của thân (cành) về phía ánh sáng.
Khi sử dụng các hormone thực vật trong nông nghiệm cần chú ý nguyên tắc nào ?
-
A.
Nguyên tắc nồng độ: phải sử dụng nồng độ thích hợp
-
B.
Nguyên tắc đối kháng, hỗ trợ giữa các hormone
-
C.
Nguyên tắc không thay thế: hormone không thể thay thế các chất dinh dưỡng cho cây
-
D.
Tất cả đều đúng
Điều nào không đúng khi nói về thụ tinh ở động vật?
-
A.
Tự thụ tinh là sự kết hợp của hai loại giao tử đực và cái cùng được phát sinh từ một cơ thể lưỡng tính
-
B.
Các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tính.
-
C.
Thụ tinh chéo là sự kết hợp của hai giao tử đực và cái được phát sinh từ hai cơ thể khác nhau.
-
D.
Một số động vật lưỡng tính vẫn diễn ra sự thụ tính chéo.
Đặc điểm cảm ứng ở động vật là xảy ra
-
A.
nhanh, dễ nhận thấy
-
B.
chậm, khó nhận thấy
-
C.
nhanh, khó nhận thấy
-
D.
chậm, dễ nhận thấy
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
-
A.
Nội nhũ có vai trò nuôi dưỡng phôi cho đến khi mọc thành cây con.
-
B.
Chỉ hạt của cây một lá mầm mới có nội nhũ
-
C.
Những loài mà hạt không có nội nhũ thì không có quá trình thụ tinh kép
-
D.
Thực vật hai lá mầm dự trữ chất dinh dưỡng ở chính lá mầm
Tập tính học được ở động vật có chung các đặc điểm:
-
A.
Suốt đời không đổi.
-
B.
Sinh ra đã có.
-
C.
Được truyền từ đời trước sang đời sau.
-
D.
Phải học trong đời sống mới có được.
Ứng động không sinh trưởng là:
-
A.
Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)
-
B.
Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)
-
C.
Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự chết đi của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)
-
D.
Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động có sự chết đi nhanh chóng của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)
Hạn chế của sinh sản vô tính là ?
-
A.
tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng khác nhau trước điểu kiện môi trường thay đổi.
-
B.
tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay đổi.
-
C.
tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi.
-
D.
tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi trường thay đổi.
Để nuôi gà trống thịt người ta thường “thiến” (cắt bỏ tinh hoàn) chúng ở giai đoạn còn non nhằm mục đích
-
A.
Ngăn chúng không đi theo con mái nhà hàng xóm
-
B.
Không cho chúng đạp mái để gà mái đẻ nhiều trứng hơn
-
C.
Giảm tiêu tốn thức ăn cho chúng
-
D.
Làm cho chúng lớn nhanh và mập lên
Các hình thức sinh sản ở thực vật gồm có
-
A.
Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử
-
B.
Sinh sản bằng hạt và sinh sản bằng chồi
-
C.
Sinh sản bằng rễ và bằng thân và bằng lá
-
D.
Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
Hoocmôn thể vàng tiết ra gồm
-
A.
progesteron và ơstrogen
-
B.
FSH, ơstrogen
-
C.
LH, FSH
-
D.
Progesteron, GnRH
Vì sao đối với động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển không bị ảnh hưởng?
-
A.
Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá, sinh sản giảm.
-
B.
Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng tạo nhiều năng lượng để chống rét.
-
C.
Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.
-
D.
Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.
Đặc điểm nào sau đây không phải là lợi thế của giâm cành hoặc chiết cành
-
A.
Giữ nguyên tính trạng tốt mà con người mong muốn
-
B.
Có tính chống chịu cao
-
C.
Thời gian thu hoạch ngắn
-
D.
Tiết kiệm công chăm bón
Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật?
-
A.
Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
-
B.
Tạo được nhiều biế dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
-
C.
Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
-
D.
Là hình thức sinh sản phổ biến.
Để tăng trọng cho lợn thịt ở giai đoạn cai sữa, người ta tăng lượng axit amin nào trong khẩu phần ăn ?
-
A.
Lizin
-
B.
Histidin
-
C.
Axit glutamic
-
D.
Valin
Thụ tinh chéo tiến hóa hơn tự thụ tinh là vì ?
-
A.
Có thể tạo ra số lượng con rất lớn
-
B.
Đời con đa dạng hơn
-
C.
Cả hai cơ thể bố mẹ đều chăm sóc con
-
D.
Trứng và tinh trùng dễ gặp nhau hơn
Hằng ngày phụ nữ uống viên tránh thai (chứa progesteron hoặc progesteron + ơstrogen) có thể tránh được mang thai vì:
-
A.
Làm cho nồng độ các hoocmon này trong máu giảm gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi tăng tiết GnRH, FSH và LH và trứng không chín và rụng
-
B.
Làm cho nồng độ các hoocmon này trong máu tăng cao gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH và trứng không chín và rụng
-
C.
Làm cho nồng độ các hoocmon này trong máu tăng cao gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi tăng tiết GnRH, FSH và LH và trứng không chín và rụng
-
D.
Làm cho nồng độ các hoocmon này trong máu giảm gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH và trứng không chín và rụng.
Trong cơ chế điều hòa sinh trứng ở người, vùng dưới đồi tiết GnRH kích thích tuyến yên tiết các hoocmon FSH và LH có tác dụng kích thích buồng trứng làm cho trứng chín và rụng tạo thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmon progesterol và ơstrogen làm cho niêm mạc tử cung phát triển dày lên. Một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả là uống thuốc tránh thai để ngăn trứng chín và rụng, viên thuốc tránh thai chứa loại hoocmon nào dưới đây?
-
A.
LH
-
B.
GnRH
-
C.
FSH
-
D.
Progesterol
Thằn lằn bị mất đuôi có thể mọc ra đuôi mới, đó là
-
A.
kiểu sinh sản vô tính tái sinh.
-
B.
chỉ là sự tái sinh một bộ phận cơ thể.
-
C.
kình thức sinh sản phân mảnh.
-
D.
một kiểu của sự sinh trưởng.
Lời giải và đáp án
Cảm ứng ở thực vật là:
-
A.
Phản ứng vận động của các cơ quan thực vật đối với kích thích
-
B.
Phản ứng sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích
-
C.
Phản ứng vươn tới của các cơ quan thực vật đối với kích thích
-
D.
Phản ứng tránh xa của các cơ quan thực vật đối với kích thích
Đáp án : A
Cảm ứng ở thực vật là phản ứng vận động của các cơ quan thực vật đối với kích thích
Nguyên nhân nào gây ra điện thế hoạt động của nơron?
-
A.
Do sự khử cực, đảo cực rồi tái phân cực của tế bào thần kinh.
-
B.
Do tác nhân kích thích làm thay đổi tính thấm của màng nơron dẫn đến trao đổi ion Na+ và K+ qua màng
-
C.
Do tác nhân kích thích nơron quá mạnh.
-
D.
Do sự lan truyền hưng phấn của xung động thần kinh.
Đáp án : B
Điện động xuất hiện do tính thấm của màng nơron thay đổi, dẫn đến trao đổi Na+ và K+ qua màng.
Xinap là:
-
A.
Nơi tiếp xúc giữa chùm tận cùng của nơron này với sợi nhánh của nơron khác hoặc cơ quan đáp ứng.
-
B.
Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của nơron này với sợi nhánh của nơron khác.
-
C.
Nơi tiếp xúc giữa các nơron với nhau.
-
D.
Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của tế bào thần kinh này với thân của tế bào thần kinh bên cạnh.
Đáp án : A
Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh (chùm tận cùng của nơron này với sợi nhánh của nơron khác) hoặc giữa tế bào thần kinh với cơ quan đáp ứng.
Hoạt động của tầng sinh trụ sẽ tạo ra cấu tạo thứ cấp của thân từ ngoài vào gồm:
-
A.
Mạch rây thứ cấp, mạch rây sơ cấp, tầng sinh trụ, gỗ sơ cấp, gỗ thứ cấp
-
B.
Mạch rây sơ cấp, mạch rây thứ cấp, tầng sinh trụ,mạch rây thứ cấp, mạch rây sơ cấp
-
C.
Gỗ sơ cấp, gỗ thứ cấp, tầng sinh trụ, mạch rây thứ cấp, mạch rây sơ cấp
-
D.
Mạch rây sơ cấp, mạch rây thứ cấp,tầng sinh trụ, gỗ thứ cấp, gỗ sơ cấp
Đáp án : D
Hoạt động của tầng sinh trụ tạo ra mạch rây thứ cấp ở phía ngoài và mạch gỗ thứ cấp ở bên trong
Hoạt động của tầng sinh trụ (tầng sinh mạch) tạo ra mạch rây thứ cấp ở phía ngoài và mạch gỗ thứ cấp ở bên trong.
Như vậy từ ngoài vào gồm Mạch rây sơ cấp, mạch rây thứ cấp,tầng sinh trụ, gỗ thứ cấp, gỗ sơ cấp
Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là:
-
A.
Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
-
B.
Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
-
C.
Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
-
D.
Châu chấu, ếch, muỗi.
Đáp án : B
Sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn: con non khác hoàn toàn với con trưởng thành
Nhóm động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là: cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi
Ý A: không qua biến thái
Ý C: Biến thái không hoàn toàn
Ý D: châu chấu biến thái không hoàn toàn, ếch, muỗi biến thái hoàn toàn
Cho các bộ phận sau:
1. Đỉnh rễ 4. Chồi đỉnh
2. Thân 5. Hoa
3. Chồi nách 6. Lá
Mô phân sinh đỉnh không có ở
-
A.
(1), (2) và (3)
-
B.
(2), (3) và (4)
-
C.
(3), (4) và (5)
-
D.
(2), (5) và (6)
Đáp án : D
Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây.
Mô phân sinh đỉnh có ở đỉnh của thân và rễ, không có ở (2), (5) và (6)
Cho các nhận định sau về sự lan truyền xung thần kinh, nhận định sai là:
-
A.
Là sự lan truyền điện thế hoạt động.
-
B.
Các ion Na+, K+ chạy trên sợi trục mang theo điện thế đến vùng màng tiếp theo
-
C.
Điện thế không truyền ngược lại vùng nó vừa đi qua
-
D.
Nếu kích thích ở giữa sợi trục thì xung thần kinh truyền theo cả 2 chiều kể từ điểm xuất phát.
Đáp án : B
Xung thần kinh không chạy trên sợi trục nó chỉ kích thích vùng màng kế tiếp ở phía trước→ thay đổi tính thấm của màng ở vùng này→ xuất hiện xung thần kinh tiếp theo, cứ tiếp tục như vậy trên suốt dọc sợi trục.
Quả phát tán nhờ gió thường có đặc điểm
-
A.
Quả nhẹ và khô
-
B.
Quả thường mọng nước
-
C.
Quả có vỏ mỏng
-
D.
Quả có màu sắc sặc sỡ
Đáp án : A
Gió thổi các quả, hạt lên cao và đi xa
Quả phát tán nhờ gió phải nhẹ và khô để gió thổi đi xa hơn.
Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo không phải nhằm
-
A.
Nhân giống cây quý một cách nhanh chóng
-
B.
Duy trì đặc tính của cây mẹ
-
C.
Tạo ra giống cây trồng sạch bệnh
-
D.
Tạo ra giống có năng suất cao hơn
Đáp án : D
Các cá thể sinh ra từ sinh sản sinh dưỡng đều có cùng kiểu gen với nhau và cơ thể mẹ nên không thể tạo giống có năng suất cao hơn.
Khí Etilen được sản sinh trong hầu hết các thành phần khác nhau của cơ thể thực vật. Tốc độ hình thành êtilen phụ thuộc vào loại mô và giai đoạn phát triển của cơ thể. Vai trò của êtilen là
-
A.
Điều khiển đóng mở khí khổng
-
B.
Thúc quả chín, rụng lá
-
C.
Điều tiết trạng thái ngủ và hoạt động của hạt.
-
D.
Kích thích ra rễ ở cành giâm, chiết
Đáp án : B
Vai trò của etilen là thúc quả chín, rụng lá
Nhận xét nào dưới đây là không đúng ?
-
A.
Sự phát triển của động vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, biệt hóa tế bào và phát sinh hình thái
-
B.
Cơ thể động vật được hình thành do kết quả của quá trình phân hóa của hợp tử
-
C.
Đặc điểm của quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thay đổi tùy theo điều kiện sống của chúng
-
D.
Sự sinh trưởng là sự gia tăng kích thước cũng như khối lượng cơ thể động vật theo thời gian
Đáp án : B
Phát biểu sai là B, cơ thể động vật được hình thành là do quá trình phân chia và biệt hóa của các tế bào từ hợp tử ban đầu. Chỉ quá trình biệt hóa hợp tử thì không đủ để hình thành cơ thể
Thế nào là hướng tiếp xúc?
-
A.
Là sự vươn cao tranh ánh sáng với cây xung quanh.
-
B.
Là sự sinh trưởng khi có tiếp xúc với các cây cùng loài
-
C.
Là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.
-
D.
Là sự sinh trưởng của thân (cành) về phía ánh sáng.
Đáp án : C
Hướng tiếp xúc: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây.
Khi sử dụng các hormone thực vật trong nông nghiệm cần chú ý nguyên tắc nào ?
-
A.
Nguyên tắc nồng độ: phải sử dụng nồng độ thích hợp
-
B.
Nguyên tắc đối kháng, hỗ trợ giữa các hormone
-
C.
Nguyên tắc không thay thế: hormone không thể thay thế các chất dinh dưỡng cho cây
-
D.
Tất cả đều đúng
Đáp án : D
Dựa vào tác động của các hormone thực vật.
Tất cả các nguyên tắc trên đều đúng:
Nguyên tắc nồng độ: phải sử dụng ở nồng độ thích hợp: VD :auxin ở nồng độ thích hợp có tác dụng kích thích sinh trưởng nhng ở nồng độ cao lại có tác dụng diệt cỏ: VD 2,4D
- Nguyên tắc đối kháng, hỗ trợ giữa các hormone: GA có hoạt động bổ sung cho auxin
- Nguyên tắc không thay thế: VD khi sử dụng hormone kích thích sinh trưởng phải cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng thì cây mới phát triển được
Điều nào không đúng khi nói về thụ tinh ở động vật?
-
A.
Tự thụ tinh là sự kết hợp của hai loại giao tử đực và cái cùng được phát sinh từ một cơ thể lưỡng tính
-
B.
Các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tính.
-
C.
Thụ tinh chéo là sự kết hợp của hai giao tử đực và cái được phát sinh từ hai cơ thể khác nhau.
-
D.
Một số động vật lưỡng tính vẫn diễn ra sự thụ tính chéo.
Đáp án : B
Phát biểu sai là B
Một số động vật lưỡng tính vẫn diễn ra sự thụ tính chéo
VD: Giun đất
Đặc điểm cảm ứng ở động vật là xảy ra
-
A.
nhanh, dễ nhận thấy
-
B.
chậm, khó nhận thấy
-
C.
nhanh, khó nhận thấy
-
D.
chậm, dễ nhận thấy
Đáp án : A
Động vật: Phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng.
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
-
A.
Nội nhũ có vai trò nuôi dưỡng phôi cho đến khi mọc thành cây con.
-
B.
Chỉ hạt của cây một lá mầm mới có nội nhũ
-
C.
Những loài mà hạt không có nội nhũ thì không có quá trình thụ tinh kép
-
D.
Thực vật hai lá mầm dự trữ chất dinh dưỡng ở chính lá mầm
Đáp án : C
Phát biểu sai là C.
Ở cây Hai lá mầm, chất dinh dưỡng được tích lũy trong lá mầm, nội nhũ bị tiêu giảm nhưng vẫn có quá trình thụ tinh kép.
Tập tính học được ở động vật có chung các đặc điểm:
-
A.
Suốt đời không đổi.
-
B.
Sinh ra đã có.
-
C.
Được truyền từ đời trước sang đời sau.
-
D.
Phải học trong đời sống mới có được.
Đáp án : D
Tập tính học được (thứ sinh) là loại tập tính học được trong đời sống
Ứng động không sinh trưởng là:
-
A.
Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)
-
B.
Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)
-
C.
Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự chết đi của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)
-
D.
Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động có sự chết đi nhanh chóng của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)
Đáp án : A
Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)
Hạn chế của sinh sản vô tính là ?
-
A.
tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng khác nhau trước điểu kiện môi trường thay đổi.
-
B.
tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay đổi.
-
C.
tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi.
-
D.
tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi trường thay đổi.
Đáp án : C
Sinh sản vô tính tạo ra các cá thể con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi, có thể dẫn đến chết hàng loạt.
Để nuôi gà trống thịt người ta thường “thiến” (cắt bỏ tinh hoàn) chúng ở giai đoạn còn non nhằm mục đích
-
A.
Ngăn chúng không đi theo con mái nhà hàng xóm
-
B.
Không cho chúng đạp mái để gà mái đẻ nhiều trứng hơn
-
C.
Giảm tiêu tốn thức ăn cho chúng
-
D.
Làm cho chúng lớn nhanh và mập lên
Đáp án : D
Tinh hoàn là nơi tiết hormone sinh dục đực testosterone.
Tinh hoàn là nơi tiết hormone sinh dục đực testosterone, hormone này có tác dụng phát triển các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp: mào, cựa, tiếng gáy ở gà. Khi bị cắt tinh hoàn gà sẽ mất bản năng sinh sản, không phát triển mào, cựa, không sản sinh tinh trùng nên chúng tiết kiệm được chất dinh dưỡng, năng lượng làm cho chúng lớn nhanh và mập mạp.
Các hình thức sinh sản ở thực vật gồm có
-
A.
Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử
-
B.
Sinh sản bằng hạt và sinh sản bằng chồi
-
C.
Sinh sản bằng rễ và bằng thân và bằng lá
-
D.
Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
Đáp án : D
Các hình thức sinh sản ở thực vật là sinh sản vô tính (bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng) và sinh sản hữu tính.
Hoocmôn thể vàng tiết ra gồm
-
A.
progesteron và ơstrogen
-
B.
FSH, ơstrogen
-
C.
LH, FSH
-
D.
Progesteron, GnRH
Đáp án : A
Thể vàng tiết ra progesteron và ơstrogen.
Vì sao đối với động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển không bị ảnh hưởng?
-
A.
Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá, sinh sản giảm.
-
B.
Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng tạo nhiều năng lượng để chống rét.
-
C.
Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.
-
D.
Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.
Đáp án : B
Động vật hằng nhiệt là động vật duy trì được thân nhiệt ổn định không bị thay đổi thân nhiệt theo môi trường.
Vào trời lạnh, động vật hằng nhiệt cần tăng cường chuyển hóa tạo năng lượng duy trì nhiệt độ cơ thể để không bị giảm theo môi trường
Đặc điểm nào sau đây không phải là lợi thế của giâm cành hoặc chiết cành
-
A.
Giữ nguyên tính trạng tốt mà con người mong muốn
-
B.
Có tính chống chịu cao
-
C.
Thời gian thu hoạch ngắn
-
D.
Tiết kiệm công chăm bón
Đáp án : B
Giâm cành và chiết cành đều có các lợi thế như:
- Giữ nguyên tính trạng tốt mà con người mong muốn
- Thời gian thu hoạch ngắn
- Tiết kiệm công chăm bón
Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật?
-
A.
Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
-
B.
Tạo được nhiều biế dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
-
C.
Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
-
D.
Là hình thức sinh sản phổ biến.
Đáp án : C
Sinh sản hữu tính có sự tổ hợp lại vật chất di truyền nên tạo được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa, đời con có khả năng thích nghi tốt với môi trường
Nhưng sinh sản hữu tính không duy trì được ổn định các tính trạng tốt như sinh sản vô tính
Để tăng trọng cho lợn thịt ở giai đoạn cai sữa, người ta tăng lượng axit amin nào trong khẩu phần ăn ?
-
A.
Lizin
-
B.
Histidin
-
C.
Axit glutamic
-
D.
Valin
Đáp án : A
Axit amin này là thành phần cấu tạo của nhiều loại protein, là yếu tố quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch, phát triển men tiêu hóa, kích thích ăn ngon.
Để tăng trọng cho lợn thịt ở giai đoạn cai sữa, người ta tăng lượng Lizin trong khẩu phần ăn.
Lysine là một trong 12 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được chỉ có thể bổ sung qua con đường dinh dưỡng.
Lysine là thành phần cấu tạo của nhiều loại protein, là yếu tố quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch, phát triển men tiêu hóa, kích thích ăn ngon.
Thụ tinh chéo tiến hóa hơn tự thụ tinh là vì ?
-
A.
Có thể tạo ra số lượng con rất lớn
-
B.
Đời con đa dạng hơn
-
C.
Cả hai cơ thể bố mẹ đều chăm sóc con
-
D.
Trứng và tinh trùng dễ gặp nhau hơn
Đáp án : B
Thụ tinh chéo giữa các cơ thể khác nhau về kiểu gen
Thụ tinh chéo: các giao tử của cơ thể khác nhau kết hợp với nhau tạo thành hợp tử.
Đời con đa dạng về mặt di truyền → thích ứng tốt khi môi trường thay đổi
Hằng ngày phụ nữ uống viên tránh thai (chứa progesteron hoặc progesteron + ơstrogen) có thể tránh được mang thai vì:
-
A.
Làm cho nồng độ các hoocmon này trong máu giảm gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi tăng tiết GnRH, FSH và LH và trứng không chín và rụng
-
B.
Làm cho nồng độ các hoocmon này trong máu tăng cao gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH và trứng không chín và rụng
-
C.
Làm cho nồng độ các hoocmon này trong máu tăng cao gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi tăng tiết GnRH, FSH và LH và trứng không chín và rụng
-
D.
Làm cho nồng độ các hoocmon này trong máu giảm gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH và trứng không chín và rụng.
Đáp án : B
Trứng không chín và rụng khi không có hoocmon FSH và LH kích thích.
Progesteron hoặc progesteron + ơstrogen trong thuốc tránh thai được bổ sung vào cơ thể làm cho nồng độ các hoocmon này trong máu tăng cao gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH và trứng không chín và rụng.
Trong cơ chế điều hòa sinh trứng ở người, vùng dưới đồi tiết GnRH kích thích tuyến yên tiết các hoocmon FSH và LH có tác dụng kích thích buồng trứng làm cho trứng chín và rụng tạo thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmon progesterol và ơstrogen làm cho niêm mạc tử cung phát triển dày lên. Một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả là uống thuốc tránh thai để ngăn trứng chín và rụng, viên thuốc tránh thai chứa loại hoocmon nào dưới đây?
-
A.
LH
-
B.
GnRH
-
C.
FSH
-
D.
Progesterol
Đáp án : D
Hoocmon này kết hợp với estrogen ức chế tiết FSH và LH sẽ ức chế trứng chín và rụng.
Viên thuốc tránh thai có chứa một loại nội tiết tố là Progesterol có tác dụng ngăn không cho trứng rụng.
Do progesterol phối hợp với estrogen có tác dụng duy trì niêm mạc dạ con dày, xốp đồng thời ức chế tuyến yên tiết FSH và LH. FSH và LH có tác dụng kích thích buồng trứng làm cho trứng chín và rụng tạo thể vàng. Ức chế tiết FSH và LH sẽ ức chế trứng chín và rụng.
Thằn lằn bị mất đuôi có thể mọc ra đuôi mới, đó là
-
A.
kiểu sinh sản vô tính tái sinh.
-
B.
chỉ là sự tái sinh một bộ phận cơ thể.
-
C.
kình thức sinh sản phân mảnh.
-
D.
một kiểu của sự sinh trưởng.
Đáp án : B
Thằn lằn có thể mọc lại đuôi của mình nhưng nó sẽ ngắn và nhỏ hơn so với cái đuôi cũ. Còn cái đuôi bị ngắt ra thì không thể mọc lại cơ thể.
Cái đuôi mới của thằn lằn không phải là một cơ thể nên đây chỉ được coi là sự tái sinh một bộ phận cơ thể.