Đề kiểm tra giữa kì 1 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là

  • A.

    nước

  • B.

    ion khoáng

  • C.

    nước và ion khoáng

  • D.

    Saccarôza và axit amin

Câu 2 :

Phần thịt lá nằm liền sát lớp biểu bì trên gồm các?

  • A.

    Tế bào mô giậu.

  • B.

    Khí khổng

  • C.

    Tầng cutin

  • D.

    Tế bào bao bó mạch

Câu 3 :

Pha sáng của quang hợp được thực hiện bằng phản ứng

  • A.

    kích thích của clorôphyl bới các phôton ánh sáng.

  • B.

    quang phân li nước nhờ năng lượng hấp thụ từ các phôtôn này.

  • C.

    quang hoá hình thành ATP và NADPH.

  • D.

     Cả A, B và C đúng. 

Câu 4 :

Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình

  • A.

    Tổng hợp ADN

  • B.

    Tổng hợp lipit

  • C.

    Tổng hợp cacbohiđrat

  • D.

    Tổng hợp prôtêin

Câu 5 :

 Điểm bão hòa CO2 là thời điểm

  • A.

    Nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu

  • B.

    Nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất 

  • C.

    Nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất

  • D.

    Nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp dạt mức trung bình 

Câu 6 :

Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là:

  • A.

    Khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).

  • B.

    Cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ khử APG thành AlPG.

  • C.

    Khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.

  • D.

    Cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.

Câu 7 :

Dinh dưỡng khoáng quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất cây trồng?

  • A.

    5 – 10%

  • B.

    85 – 90%

  • C.

    90 – 95%

  • D.

    Trên 20%

Câu 8 :

Phân tử nào trong các phân tử sau đây thường ít bị ôxi hóa nhất trong hô hấp hiếu khí :

  • A.

    Tinh bột.

  • B.

    Prôtêin.

  • C.

    Axit nucleic

  • D.

    Lipit

Câu 9 :

Quá trình đồng hóa NH4+ trong mô thực vật gồm mấy con đường?

  • A.

    Gồm 2 con đường - Amin hóa, chuyển vị Amin

  • B.

    Gồm 3 con đường - Amin hóa, chuyển vị Amin, hình thành Amít

  • C.

    Gồm 1 con đường - Amin hóa

  • D.

    Tất cả đều sai

Câu 10 :

Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, ở động vật có bao nhiêu hình thức hô hấp?

  • A.

    4

  • B.

    5

  • C.

    3

  • D.

    2

Câu 11 :

Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào so với ở ngoài cơ thể như thế nào?

  • A.

    Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào thấp hơn ở ngoài cơ thể.

  • B.

    Trong tế bào, nồng độ O2 cao còn CO2 thấp so với ở ngoài cơ thể.

  • C.

    Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào cao hơn ở ngoài cơ thể.

  • D.

    Trong tế bào, nồng độ O2 thấp còn CO2 cao so với ở ngoài cơ thể

Câu 12 :

Độ ẩm đất càng cao thì quá trình hấp thụ nước của rễ?

  • A.

    càng lớn.

  • B.

    ngừng.

  • C.

    không thay đổi.

  • D.

    càng thấp.

Câu 13 :

Khi đề cập đến mối liên quan giữa nước với quá trình hô hấp. Phát biểu nào sau đây sai?

1. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp.

2. Nước là dung môi, là môi trường để các phản ứng hoá học xảy ra nên là nhân tố liên quan chặt chẽ vđi quá trình hô hấp.

3. Trong cơ quan hô hấp, nước càng ít làm nhiệt độ cao, thúc đẩy cường độ hô hấp càng mạnh.

4. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hoá nguyên liệu hô hấp.

  • A.

    1,2

  • B.

    4

  • C.

    3,4

  • D.

    3

Câu 14 :

Quá trình tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?

  • A.

    Các enzim từ ribôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

  • B.

    Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

  • C.

    Các enzim từ perôxixôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

  • D.

    Các enzim từ bộ máy gôn gi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

Câu 15 :

Vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật
I. Biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển ở dạng trơ thành dạng nitơ khoáng (NH3) để cây dễ dàng hấp thụ.
II. Xảy ra trong điều kiện kị khí.
III. Lượng nitơ bị mấy hàng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cấp dinh dưỡng nitơ bình thường cho cây.
IV. Nhờ có enzym nitrôgenaza, vi sinh vật cố định nitơ có khả năng liên kết nitơ phân tử với hyđro thành NH3
V. Cây hấp thụ trực tiếp nitơ vô cơ hoặc nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.

  • A.

    I, III, IV.

  • B.

    I, III, IV, V.

  • C.

    II. IV, V.

  • D.

    II, III, V

Câu 16 :

Ở cây trưởng thành thoát hơi nước chủ yếu qua:

  • A.
    Cả hai con đường qua khí khổng và cutin
  • B.
    Lớp cutin
  • C.
    Khí khổng
  • D.
    Biểu bì thân và rễ.
Câu 17 :

Khi nói về hô hấp sáng ở nhóm thực vật C3, phát biểu nào sau đây đúng?

(1) Hô hấp sáng xảy ra khi cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 cạn kiệt, lượng O2 thấp.

(2) Hô hấp sáng xảy ra kế tiếp nhau trong ba bào quan: lục lạp, lizôxôm và ti thể.

(3) Enzim ôxigenaza ôxi hóa ribulôzơ - 1,5 - điphôtphat.

(4) Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm của quang hợp.

  • A.
    (1) và (3).
  • B.
    (3) và (4).
  • C.
    (2) và (3).
  • D.
    (2) và (4).
Câu 18 :

Ion nào điều tiết độ mở khí khổng:

  • A.

    K+.

  • B.

    Mg2+.

  • C.

    Mn2+.

  • D.

    Ca2+.

Câu 19 :

Hô hấp là:

  • A.

    Tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài vào để khử các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra bên ngoài.

  • B.

    Tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy CO2 từ môi trường ngoài vào để ôxy hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải O2 ra bên ngoài.

  • C.

    Tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài vào để ôxy hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra bên ngoài.

  • D.

    Sự trao đổi khí ở phổi

Câu 20 :

Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?

  • A.
    Chóp rễ. 
  • B.
    Khí khổng.
  • C.
    Lông hút của rễ. 
  • D.
    Toàn bộ bề mặt cơ thể.
Câu 21 :

Chất này trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể thiếu nó cây không thể hoàn thành được chu trình sống, nó không thể thay thế bởi bất hì nguyên tố nào khác nó là

  • A.

    Nguyên tố vi lượng.

  • B.

    Nguyên tố đa lượng

  • C.

    Nguyên tố phát sinh hữu cơ.

  • D.

    Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu.

Câu 22 :

Để nâng cao năng suất cây trồng, người ta không sử dụng biện pháp nào sau đây:

  • A.

    Tạo giống mới có cường độ quang hợp cao hơn giống gốc.

  • B.

    Sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm làm gia tăng diện tích lá và chỉ số diện tích lá.

  • C.

    Tăng bón phân đạm để phát triển mạnh bộ lá đến mức tối đa.

  • D.

    Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trường thích hợp, trồng vào mùa vụ phù hợp.

Câu 23 :

Khi cá thở ra, diễn biến nào sau đây đúng?

  • A.

    Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở.

  • B.

    Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.

  • C.

    Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở.

  • D.

    Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang đóng.

Câu 24 :

Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc chủ yếu vào:

  • A.

    Hoạt động trao đổi chất

  • B.

    Chênh lệch nồng độ ion

  • C.

    Cung cấp năng lượng

  • D.

    Hoạt động thẩm thấu

Câu 25 :

Cấu tạo của lục lạp thích nghi vói chức năng quang hợp:

  • A.

    Màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng

  • B.

    Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp

  • C.

    Chất nền strôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Câu 26 :

Các phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật ?

(1) Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.

(2) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người

(3) Ruột non ở thú ăn thịt dài hơn ở thú ăn thực vật.

(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào.

(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng không phát triển.

(6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãng

  • A.

    2,4,5,6

  • B.

    2,3,4,5

  • C.

    1,2,3,5

  • D.

    1,4,5,6

Câu 27 :

Cây nào sau đây làm cho đất giàu nitơ:

  • A.

    Lúa.

  • B.

    Đậu tương.

  • C.

    Củ cải.

  • D.

    Ngô.

Câu 28 :

Cơ thể động vật ăn thực vật có thể tiêu hóa được thực vật:

  • A.

    Động vật ăn thực vật chỉ tiêu hóa prôtêin trong thực vật chúng ăn.

  • B.

    Cơ thể động vật ăn thực vật có enzim phân hủy tế bào thực vật.

  • C.

    Nhờ vi sinh vật sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật.

  • D.

    Cả A, B và C

Câu 29 :

Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ:

  • A.

    Sự co dãn của phần bụng.                  

  • B.

    Sự di chuyển của chân.

  • C.

    Sự nhu động của hệ tiêu hoá.

  • D.

    Vận động của cánh.

Câu 30 :

Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt là:

  • A.

    Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn.

  • B.

    Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.

  • C.

    Nhai thức ăn trước khi nuốt.

  • D.

    Chỉ nuốt thức ăn.

Câu 31 :

Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa

  • A.

    Lá và rễ

  • B.

    Cành và thân

  • C.

    Cành và lá

  • D.

    Thân gỗ và lá

Câu 32 :

Điều nào sau đây đúng với dạng nước tự do?

  • A.

    Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào.

  • B.

    Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào.

  • C.

    Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn.

  • D.

    Cả A, B và C

Câu 33 :

Pha sáng diễn ra trong lục lạp tại

  • A.

    Chất nền.    

  • B.

    Màng trong

  • C.

    Màng ngoài

  • D.

    Tilacôit.

Câu 34 :

Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra

  • A.

    Chỉ rượu etylic

  • B.

    Rượu etylic hoặc axit lactic

  • C.

    Chỉ axit lactic

  • D.

    Đồng thời rượu etylic và axit lactic

Câu 35 :

Tại sao ở môi trường đất mặn, cây chịu mặn như Sú, Vẹt, Đươc lại có thể lấy được nước?

  • A.

    Do tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất và màng nội chất

  • B.

    Do các loài này có bộ phận đặc biệt ở rễ, nhờ đó có thể lấy được nước

  • C.

    Do màng tế bào rễ các loài này, có cấu trúc phù hợp với khả năng lấy được nước ở môi trường đất có nồng độ chất tan cao hơn so với tế bào lông hút.

  • D.

    Do không bào của tế bào lông hút có áp suất thẩm thấu lớn hơn cả nồng độ dịch đất.

Câu 36 :

Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của

  • A.

    Quả non

  • B.

    Thân cây

  • C.

    Hoa

  • D.

    Lá cây

Câu 37 :

Trong giờ thực hành chiết rút diệp lục và carôtenôit ở thực vật, bốn nhóm học sinh đã sử dụng mẫu vật và dung môi như sau:

Cho biết thí nghiệm được tiến hành theo đúng quy trình. Dự đoán nào say đây sai về kết quả thí nghiệm?

  • A.
    Dịch chiết ở cốc thí nghiệm của nhóm II có màu vàng.
  • B.
    Dịch chiết ở cốc thí nghiệm của nhóm III và nhóm IV đều có màu đỏ
  • C.
    Dịch chiết ở cốc thí nghiệm của nhóm I có màu xanh lục.
  • D.
    Dịch chiết ở tất cả các cốc đối chứng đều không có màu.
Câu 38 :

Bộ hàm và độ dài ruột ở động vật ăn tạp khác gì so với động vật ăn thịt?

  • A.

    Răng nanh và răng hàm trước không sắc nhọn bằng và ruột dài hơn.

  • B.

    Răng nanh và răng hàm trước sắc nhọn và ruột ngắn hơn.

  • C.

    Răng nanh và răng trước hàm không sắc nhọn bằng và ruột ngắn hơn.

  • D.

    Răng nanh và răng trước hàm sắc nhọn hơn và ruột dài hơn

Câu 39 :

Vì sao cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn?

  • A.

    Vì diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang  bị khô nên cá không hô hấp được.

  • B.

    Vì độ ẩm trên cạn thấp.

  • C.

    Vì không hấp thu được O2 của không khí.

  • D.

    Vì nhiệt độ trên cạn cao.

Câu 40 :

Sử dụng đồng vị phóng xạ C14 trong CO2 để tìm hiểu về quá trình quang hợp ở thực vật. Tiến hành 2 thí nghiệm với 2 chậu cây (hình bên):

Thí nghiệm 1: Chiếu sáng và cung cấp CO2 đầy đủ cho chậu cây. Sau 1 khoảng thời gian thì không chiếu sáng và cung cấp CO2 có chứa đồng vị phóng xạ C14 vào môi trường. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.

Thí nghiệm 2: Chiếu sáng và cung cấp CO2 mang đồng vị phóng xạ C14. Sau một thời gian thì ngừng cung cấp CO2 nhưng vẫn chiếu sáng cho chậu cây. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.

Từ kết quả thu được ở 2 thí nghiệm trên, hãy cho biết 2 chất X, Y lần lượt là:

  • A.
    APG; RiDP
  • B.
    APG; AlPG 
  • C.
    Axit pyruvic; Glucozo 
  • D.
    ATP; Glucozo

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là

  • A.

    nước

  • B.

    ion khoáng

  • C.

    nước và ion khoáng

  • D.

    Saccarôza và axit amin

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dịch mạch rây gồm chủ yếu saccarôzơ, axit amin, vitamin, phitohormone...

Câu 2 :

Phần thịt lá nằm liền sát lớp biểu bì trên gồm các?

  • A.

    Tế bào mô giậu.

  • B.

    Khí khổng

  • C.

    Tầng cutin

  • D.

    Tế bào bao bó mạch

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tế bào có mô giậu chứa nhiều lục lạp phân bố ngay dưới lớp biểu bì ở mặt trên của lá.

Câu 3 :

Pha sáng của quang hợp được thực hiện bằng phản ứng

  • A.

    kích thích của clorôphyl bới các phôton ánh sáng.

  • B.

    quang phân li nước nhờ năng lượng hấp thụ từ các phôtôn này.

  • C.

    quang hoá hình thành ATP và NADPH.

  • D.

     Cả A, B và C đúng. 

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Pha sáng của quang hợp bao gồm 3 giai đoạn:

  1. Diệp lục bị kích thích bởi các photon ánh sáng.
  2. Quang phân ly nước
  3. Khử NADP+ thành NADPH.
Câu 4 :

Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình

  • A.

    Tổng hợp ADN

  • B.

    Tổng hợp lipit

  • C.

    Tổng hợp cacbohiđrat

  • D.

    Tổng hợp prôtêin

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình: Tổng hợp cacbohiđrat

Câu 5 :

 Điểm bão hòa CO2 là thời điểm

  • A.

    Nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu

  • B.

    Nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất 

  • C.

    Nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất

  • D.

    Nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp dạt mức trung bình 

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Điểm bão hòa CO2 là thời điểm cường độ quang hợp đạt cực đại và không đổi .

Câu 6 :

Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là:

  • A.

    Khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).

  • B.

    Cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ khử APG thành AlPG.

  • C.

    Khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.

  • D.

    Cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là: Cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2

Câu 7 :

Dinh dưỡng khoáng quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất cây trồng?

  • A.

    5 – 10%

  • B.

    85 – 90%

  • C.

    90 – 95%

  • D.

    Trên 20%

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các chất dinh dưỡng khoáng quyết định 5 – 10% năng suất cây trồng.

Câu 8 :

Phân tử nào trong các phân tử sau đây thường ít bị ôxi hóa nhất trong hô hấp hiếu khí :

  • A.

    Tinh bột.

  • B.

    Prôtêin.

  • C.

    Axit nucleic

  • D.

    Lipit

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Axit nucleic khi bị oxi hóa tạo ra NH3 gây độc cho tế bào.

Câu 9 :

Quá trình đồng hóa NH4+ trong mô thực vật gồm mấy con đường?

  • A.

    Gồm 2 con đường - Amin hóa, chuyển vị Amin

  • B.

    Gồm 3 con đường - Amin hóa, chuyển vị Amin, hình thành Amít

  • C.

    Gồm 1 con đường - Amin hóa

  • D.

    Tất cả đều sai

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Quá trình đồng hóa NH4+ trong mô thực vật gồm 3 con đường - Amin hóa, chuyển vị Amin, hình thành Amít

Câu 10 :

Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, ở động vật có bao nhiêu hình thức hô hấp?

  • A.

    4

  • B.

    5

  • C.

    3

  • D.

    2

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí ta chia ra 4 hình thức hô hấp:

  • Hô hấp qua bề mặt cơ thể
  • Hô hấp qua mang
  • Hô hấp qua ống khí
  • Hô hấp bằng phổi
Câu 11 :

Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào so với ở ngoài cơ thể như thế nào?

  • A.

    Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào thấp hơn ở ngoài cơ thể.

  • B.

    Trong tế bào, nồng độ O2 cao còn CO2 thấp so với ở ngoài cơ thể.

  • C.

    Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào cao hơn ở ngoài cơ thể.

  • D.

    Trong tế bào, nồng độ O2 thấp còn CO2 cao so với ở ngoài cơ thể

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nguyên tắc của quá trình hô hấp: Khuyếch tán khí từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

Lời giải chi tiết :

Trong tế bào, nồng độ O2 thấp còn CO2 cao so với ở ngoài cơ thể, do đó, O2 khuếch tán từ ngoài vào trong, CO2 khuếch tán từ trong ra ngoài.

Câu 12 :

Độ ẩm đất càng cao thì quá trình hấp thụ nước của rễ?

  • A.

    càng lớn.

  • B.

    ngừng.

  • C.

    không thay đổi.

  • D.

    càng thấp.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn

Câu 13 :

Khi đề cập đến mối liên quan giữa nước với quá trình hô hấp. Phát biểu nào sau đây sai?

1. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp.

2. Nước là dung môi, là môi trường để các phản ứng hoá học xảy ra nên là nhân tố liên quan chặt chẽ vđi quá trình hô hấp.

3. Trong cơ quan hô hấp, nước càng ít làm nhiệt độ cao, thúc đẩy cường độ hô hấp càng mạnh.

4. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hoá nguyên liệu hô hấp.

  • A.

    1,2

  • B.

    4

  • C.

    3,4

  • D.

    3

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phát biểu sai là (3) vì  cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng nước, nước càng nhiều  thì hô hấp càng mạnh.

Câu 14 :

Quá trình tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?

  • A.

    Các enzim từ ribôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

  • B.

    Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

  • C.

    Các enzim từ perôxixôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

  • D.

    Các enzim từ bộ máy gôn gi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

Câu 15 :

Vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật
I. Biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển ở dạng trơ thành dạng nitơ khoáng (NH3) để cây dễ dàng hấp thụ.
II. Xảy ra trong điều kiện kị khí.
III. Lượng nitơ bị mấy hàng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cấp dinh dưỡng nitơ bình thường cho cây.
IV. Nhờ có enzym nitrôgenaza, vi sinh vật cố định nitơ có khả năng liên kết nitơ phân tử với hyđro thành NH3
V. Cây hấp thụ trực tiếp nitơ vô cơ hoặc nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.

  • A.

    I, III, IV.

  • B.

    I, III, IV, V.

  • C.

    II. IV, V.

  • D.

    II, III, V

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

I, III, IV là vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật.

Câu 16 :

Ở cây trưởng thành thoát hơi nước chủ yếu qua:

  • A.
    Cả hai con đường qua khí khổng và cutin
  • B.
    Lớp cutin
  • C.
    Khí khổng
  • D.
    Biểu bì thân và rễ.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cây trưởng thành có lá phát triển và thành cutin dày

Lời giải chi tiết :

Ở cây trưởng thành thoát hơi nước chủ yếu qua khí khổng, lớp cutin của cây dày nên hiệu xuất thoát hơi nước qua cutin khá thấp

Câu 17 :

Khi nói về hô hấp sáng ở nhóm thực vật C3, phát biểu nào sau đây đúng?

(1) Hô hấp sáng xảy ra khi cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 cạn kiệt, lượng O2 thấp.

(2) Hô hấp sáng xảy ra kế tiếp nhau trong ba bào quan: lục lạp, lizôxôm và ti thể.

(3) Enzim ôxigenaza ôxi hóa ribulôzơ - 1,5 - điphôtphat.

(4) Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm của quang hợp.

  • A.
    (1) và (3).
  • B.
    (3) và (4).
  • C.
    (2) và (3).
  • D.
    (2) và (4).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sơ đồ hô hấp sáng ở thực vật:

Lời giải chi tiết :

(1) sai, hô hấp sáng xảy ra khi cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 cạn kiệt, lượng O2 cao.

(2) sai, xảy ra ở lục lạp – peroxixom – ti thể

(3) đúng

(4) đúng. (SGK Sinh 11 trang 53).

Câu 18 :

Ion nào điều tiết độ mở khí khổng:

  • A.

    K+.

  • B.

    Mg2+.

  • C.

    Mn2+.

  • D.

    Ca2+.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ion điều tiết độ mở khí khổng là K+.

Câu 19 :

Hô hấp là:

  • A.

    Tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài vào để khử các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra bên ngoài.

  • B.

    Tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy CO2 từ môi trường ngoài vào để ôxy hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải O2 ra bên ngoài.

  • C.

    Tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài vào để ôxy hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra bên ngoài.

  • D.

    Sự trao đổi khí ở phổi

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài vào để ôxy hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra bên ngoài

Câu 20 :

Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?

  • A.
    Chóp rễ. 
  • B.
    Khí khổng.
  • C.
    Lông hút của rễ. 
  • D.
    Toàn bộ bề mặt cơ thể.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua lông hút của rễ

Câu 21 :

Chất này trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể thiếu nó cây không thể hoàn thành được chu trình sống, nó không thể thay thế bởi bất hì nguyên tố nào khác nó là

  • A.

    Nguyên tố vi lượng.

  • B.

    Nguyên tố đa lượng

  • C.

    Nguyên tố phát sinh hữu cơ.

  • D.

    Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây là những nguyên tố tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể thiếu nó cây không thể hoàn thành được chu trình sống, nó không thể thay thế bởi bất hì nguyên tố nào khác nó

Câu 22 :

Để nâng cao năng suất cây trồng, người ta không sử dụng biện pháp nào sau đây:

  • A.

    Tạo giống mới có cường độ quang hợp cao hơn giống gốc.

  • B.

    Sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm làm gia tăng diện tích lá và chỉ số diện tích lá.

  • C.

    Tăng bón phân đạm để phát triển mạnh bộ lá đến mức tối đa.

  • D.

    Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trường thích hợp, trồng vào mùa vụ phù hợp.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Người ta thường không tăng bón phân đạm. Vì khi đó bộ lá quá lớn có thể làm che khuất lớp lá dưới, lớp lá dưới quang hợp kém nhưng vẫn hô hấp tiêu phí nguyên liệu làm giảm năng suất kinh tế.

Câu 23 :

Khi cá thở ra, diễn biến nào sau đây đúng?

  • A.

    Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở.

  • B.

    Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.

  • C.

    Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở.

  • D.

    Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang đóng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cá thở ra: miệng đóng lại → nắp mang mở ra → thể tích khoang miệng giảm, áp suất tăng → đẩy nước trong khoang miệng qua mang ra ngoài mang theo CO2

Câu 24 :

Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc chủ yếu vào:

  • A.

    Hoạt động trao đổi chất

  • B.

    Chênh lệch nồng độ ion

  • C.

    Cung cấp năng lượng

  • D.

    Hoạt động thẩm thấu

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc chủ yếu vào chênh lệch nồng độ ion

Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo 2 cơ chế:

+ Cơ chế thụ động: một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp)

+ Cơ chế chủ động: một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao (ion kali) di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP.

Câu 25 :

Cấu tạo của lục lạp thích nghi vói chức năng quang hợp:

  • A.

    Màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng

  • B.

    Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp

  • C.

    Chất nền strôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cấu tạo của lục lạp thích nghi vói chức năng quang hợp: màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng; xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp; chất nềnstrôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp

Câu 26 :

Các phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật ?

(1) Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.

(2) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người

(3) Ruột non ở thú ăn thịt dài hơn ở thú ăn thực vật.

(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào.

(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng không phát triển.

(6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãng

  • A.

    2,4,5,6

  • B.

    2,3,4,5

  • C.

    1,2,3,5

  • D.

    1,4,5,6

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các ý đúng là: (2),(4),(5), (6)

Ý (1) sai vì chỉ có động vật nhai lại mới có dạ dày 4 ngăn

Ý (3) sai vì thú ăn động vật manh tràng không phát triển

Câu 27 :

Cây nào sau đây làm cho đất giàu nitơ:

  • A.

    Lúa.

  • B.

    Đậu tương.

  • C.

    Củ cải.

  • D.

    Ngô.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhóm vi sinh vật cố định nitơ có 2 nhóm: sống tự do và cộng sinh trong cây họ đậu.

Câu 28 :

Cơ thể động vật ăn thực vật có thể tiêu hóa được thực vật:

  • A.

    Động vật ăn thực vật chỉ tiêu hóa prôtêin trong thực vật chúng ăn.

  • B.

    Cơ thể động vật ăn thực vật có enzim phân hủy tế bào thực vật.

  • C.

    Nhờ vi sinh vật sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật.

  • D.

    Cả A, B và C

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các động vật ăn thực vật có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh trong bộ máy tiêu hóa của mình, lượng prôtêin được hấp thụ từ hoạt động và cơ thể của các vi sinh vật này.

Câu 29 :

Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ:

  • A.

    Sự co dãn của phần bụng.                  

  • B.

    Sự di chuyển của chân.

  • C.

    Sự nhu động của hệ tiêu hoá.

  • D.

    Vận động của cánh.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sự thông khí được thực hiện nhờ sự co giãn của phần bụng.

Câu 30 :

Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt là:

  • A.

    Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn.

  • B.

    Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.

  • C.

    Nhai thức ăn trước khi nuốt.

  • D.

    Chỉ nuốt thức ăn.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thú ăn thịt dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.

A, C sai vì thú ăn thịt hầu như không nhai thức ăn do răng hàm của chúng nhỏ và ít sử dụng

D sai vì chỉ có một số loài chỉ nuốt thức ăn: rắn, trăn... còn đa số chúng đều xé nhỏ thịt rồi mới nuốt.

Câu 31 :

Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa

  • A.

    Lá và rễ

  • B.

    Cành và thân

  • C.

    Cành và lá

  • D.

    Thân gỗ và lá

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá- nơi saccarozo được tạo thành ) có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa (rễ, củ, quả…-  nơi có saccarozo được sử dụng hay dự trữ)có áp suất thẩm thấu thấp.

Dựa vào cơ chế thẩm thấu, vật chất trong mạch rây sẽ chảy từ nơi có ấp suát cao đến nơi có ấp suất thấp

Câu 32 :

Điều nào sau đây đúng với dạng nước tự do?

  • A.

    Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào.

  • B.

    Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào.

  • C.

    Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn.

  • D.

    Cả A, B và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm của nước tự do:

- Có trong thành phần TB, khoảng gian bào, mạch dẫn

- Không bị hút bởi các phân tử tích điện hay các dạng liên kết hóa học

Câu 33 :

Pha sáng diễn ra trong lục lạp tại

  • A.

    Chất nền.    

  • B.

    Màng trong

  • C.

    Màng ngoài

  • D.

    Tilacôit.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Pha sáng diễn ra trong lục lạp tại tilacôit

Câu 34 :

Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra

  • A.

    Chỉ rượu etylic

  • B.

    Rượu etylic hoặc axit lactic

  • C.

    Chỉ axit lactic

  • D.

    Đồng thời rượu etylic và axit lactic

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lên men: axit piruvic lên men tạo thành rượu etilic và CO2 hoặc tạo thành axit lactic

Câu 35 :

Tại sao ở môi trường đất mặn, cây chịu mặn như Sú, Vẹt, Đươc lại có thể lấy được nước?

  • A.

    Do tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất và màng nội chất

  • B.

    Do các loài này có bộ phận đặc biệt ở rễ, nhờ đó có thể lấy được nước

  • C.

    Do màng tế bào rễ các loài này, có cấu trúc phù hợp với khả năng lấy được nước ở môi trường đất có nồng độ chất tan cao hơn so với tế bào lông hút.

  • D.

    Do không bào của tế bào lông hút có áp suất thẩm thấu lớn hơn cả nồng độ dịch đất.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nồng độ dịch bào của cây chịu mặn cao hơn nồng độ dịch đất

Lời giải chi tiết :

Không bào trong tế bào lông hút ở các loài cây chịu mặn, có áp suất thẩm thấu rất lớn (nồng độ dịch bào rất cao), hơn cả dịch đất.

Câu 36 :

Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của

  • A.

    Quả non

  • B.

    Thân cây

  • C.

    Hoa

  • D.

    Lá cây

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các biểu hiện của thiếu chất dinh dưỡng thường biểu hiện đầu tiên ở bộ phận này.

Lời giải chi tiết :

Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây.

Câu 37 :

Trong giờ thực hành chiết rút diệp lục và carôtenôit ở thực vật, bốn nhóm học sinh đã sử dụng mẫu vật và dung môi như sau:

Cho biết thí nghiệm được tiến hành theo đúng quy trình. Dự đoán nào say đây sai về kết quả thí nghiệm?

  • A.
    Dịch chiết ở cốc thí nghiệm của nhóm II có màu vàng.
  • B.
    Dịch chiết ở cốc thí nghiệm của nhóm III và nhóm IV đều có màu đỏ
  • C.
    Dịch chiết ở cốc thí nghiệm của nhóm I có màu xanh lục.
  • D.
    Dịch chiết ở tất cả các cốc đối chứng đều không có màu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các sắc tố quang hợp không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ

Sắc tố chủ yếu nào có trong tế bào thì nó có màu đặc trưng của sắc tố đó.

Lời giải chi tiết :

Dự đoán sai là B

Cốc III dịch chiết có màu vàng

Câu 38 :

Bộ hàm và độ dài ruột ở động vật ăn tạp khác gì so với động vật ăn thịt?

  • A.

    Răng nanh và răng hàm trước không sắc nhọn bằng và ruột dài hơn.

  • B.

    Răng nanh và răng hàm trước sắc nhọn và ruột ngắn hơn.

  • C.

    Răng nanh và răng trước hàm không sắc nhọn bằng và ruột ngắn hơn.

  • D.

    Răng nanh và răng trước hàm sắc nhọn hơn và ruột dài hơn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Động vật ăn tạp là loài lấy năng lượng để nuôi dưỡng sự sống từ nguồn thức ăn của cả thực vật và động vật.

Lời giải chi tiết :

Răng nanh và răng hàm trước không sắc nhọn bằng do ăn cả thực vật

Ruột dài hơn do cần tiêu hóa thức ăn thực vật.

Câu 39 :

Vì sao cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn?

  • A.

    Vì diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang  bị khô nên cá không hô hấp được.

  • B.

    Vì độ ẩm trên cạn thấp.

  • C.

    Vì không hấp thu được O2 của không khí.

  • D.

    Vì nhiệt độ trên cạn cao.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Môi trường trên cạn có độ ẩm thấp và áp suất không khí lớn so với môi trường nước

Lời giải chi tiết :

Vì áp suất không khí làm mang bị xẹp, nắp mang dính chặt, diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được.

Câu 40 :

Sử dụng đồng vị phóng xạ C14 trong CO2 để tìm hiểu về quá trình quang hợp ở thực vật. Tiến hành 2 thí nghiệm với 2 chậu cây (hình bên):

Thí nghiệm 1: Chiếu sáng và cung cấp CO2 đầy đủ cho chậu cây. Sau 1 khoảng thời gian thì không chiếu sáng và cung cấp CO2 có chứa đồng vị phóng xạ C14 vào môi trường. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.

Thí nghiệm 2: Chiếu sáng và cung cấp CO2 mang đồng vị phóng xạ C14. Sau một thời gian thì ngừng cung cấp CO2 nhưng vẫn chiếu sáng cho chậu cây. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.

Từ kết quả thu được ở 2 thí nghiệm trên, hãy cho biết 2 chất X, Y lần lượt là:

  • A.
    APG; RiDP
  • B.
    APG; AlPG 
  • C.
    Axit pyruvic; Glucozo 
  • D.
    ATP; Glucozo

Đáp án : A

Phương pháp giải :

RiDP + CO2 → APG

APG → AlPG (+ATP) → RiDP

Lời giải chi tiết :

- Thí nghiệm 1:

+ Cung cấp đủ CO2 nên enzim Rubisco vẫn xúc tác RiDP kết hợp với CO2 tạo APG. Do CO2 mang đồng vị phóng xạ C14 nên APG mang tín hiệu phóng xạ.

+ Khi tắt ánh sáng thì pha sáng không diễn ra nên không tạo ra ATP và NADPH, không có lực khử cung cấp cho quá trình tái tạo RiDP từ APG. Chỉ có APG mang tín hiệu phóng xạ → X là APG

- Thí nghiệm 2:

+ Không có CO2 nên APG không được tạo ra từ RiDP.

+ Có ánh sáng, pha sáng diễn ra bình thường tạo ATP, NADPH cung cấp lực khử cho quá trình tái tạo RiDP từ APG. Nồng độ APG giảm dần, RiDP tăng dần.

→ Y là RiDP

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.