Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 8 - Chương 2 - Hình học 6>
Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 8 - Chương 2 - Hình học 6
Đề bài
Bài 1. (2,5 điểm) Cho bao điểm A, O, B không thẳng hàng, vẽ đường thẳng d không đi qua ba điểm A, O, B và cắt đoạn thẳng OA, OB.
a)Vẽ hình và ghi tên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ d.
b) Đoạn thẳng AB có cắt đường thẳng d không ? Vì sao ?
Bài 2. (4,5 điểm) Cho hai điểm A và B thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ là đường thẳng xy (hai điểm A và B không thuộc xy). Đoạn thẳng AB cắt xy tại M.
a)Cho biết \(\widehat {AMy} = {150^o}.\) Hãy tính số đo của các góc \(\widehat {AMx}\) và \(\widehat {BMy}\).
b) Trên tia Mx lấy điểm O. Giả sử \(\widehat {AOB} = {60^o},\)\(\widehat {AOy} = {40^o}.\) Tính \(\widehat {BOx}\).
c) Tia Oy có là tia phân giác của \(\widehat {AOB}\) không ? Vì sao ?
d) Kể tên các tam giác có trong hình vẽ.
Bài 3. (3 điểm) Cho \(\widehat {AOB}\)= 50o. Vẽ tia OC sao cho \(\widehat {AOC} = {75^o}\). Tính số đo \(\widehat {BOC}\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a.
- Hai góc kề bù có tổng bằng 180 độ
- Cho ba tia \(Ox;Oy;Oz\) chung gốc. Lấy điểm \(M \in Ox;\,N \in Oy\) (\(M;N\) không trùng với \(O)\). Nếu tia \(Oz\) cắt đoạn thẳng \(MN\) tại một điểm nằm giữa \(M\) và \(N\) thì tia \(Oz\) nằm giữa hai tia \(Ox\) và \(Oy.\)
- Nếu tia \(Oy\) nằm giữa hai tia \(Ox\) và \(Oz\) thì \(\widehat {xOy} + \widehat {yOz} = \widehat {xOz}\)
- Ngược lại, nếu \(\widehat {xOy} + \widehat {yOz} = \widehat {xOz}\) thì tia \(Oy\) nằm giữa hai tia \(Ox\) và \(Oz\).
Lời giải chi tiết
Bài |
Hướng dẫn |
Điểm |
|
Bài 1 (2,5 đ) |
Vẽ hình đúng. a) Ghi đúng tên hai nửa măt phẳng bờ d. b) Giải thích được vì sao đoạn thẳng không AB cắt đường thẳng d.
|
0,5đ
1,0đ
1,0đ |
|
Bài 2 (4,5đ) |
Vẽ hình đúng. a) Chỉ ra được hai góc kề bù \(\widehat {AMx}\) và \(\widehat {AMy}\). Tính được \(\widehat {AMx}= 30^o\) Tương tự \(\widehat {BMy}= 30^o\) b) Chứng minh tia OM nằm giữa hai tia OA và OB. Từ đó suy ra \(\widehat {AOB} = \widehat {AOM} + \widehat {BOM}.\) Từ đó tính được \(\widehat {BOM}= 20^o\) Chỉ ra \(\widehat {BOM}\)kề bù với \(\widehat {BOx}\). Từ đó suy ra \(\widehat {BOx}=160^o\) c) Giải thích tia Oy không phải tia phân giác của \(\widehat {AOB}\). d) Kể tên 3 tam giác có trong hình vẽ |
0,5đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ 1,đ |
|
Bài 3 (3,0 đ) |
Chia hai trường hợp + Tia OA nằm giữa hai tia OB và OC, tính được \(\widehat {BOC} = {125^o}.\) + Tia OB nằm giữa hai tia OA và OC, tính được \(\widehat {BOC} = {25^o}.\) |
1,5 đ 1,5 đ |
Loigiaihay.com
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 9 - Chương 2 - Hình học 6
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 10 - Chương 2 - Hình học 6
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 11 - Chương 2 - Hình học 6
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 7 - Chương 2 - Hình học 6
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 6 - Chương 2 - Hình học 6
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục