Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Đề số 2 - Hóa học 10>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Đề số 2 - Hóa học 10
Đề bài
Câu 1: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết
A. Hiđro.
B. Cộng hóa trị không cực.
C. Cộng hóa trị có cực.
D. Ion.
Câu 2: Các chất mà phân tử không phân cực là:
A. HBr, CO2, CH4.
B. Cl2, CO2, C2H2.
C. NH3, Br2, C2H4.
D. HCl, C2H2, Br2.
Câu 3: Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Câu 4: Hợp chất không chứa ion đa nguyên tử là:
A. NH4Cl.
B. Na2CO3.
C. NaCl.
D. (NH4)2CO3.
Câu 5: Cation R+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vậy R là:
A. Kim loại.
B. Phi kim.
C. Khí hiếm.
D. Không xác định
Câu 6: Cấu hình e của nguyên tử X là 1s22s22p63s23p64s2, của nguyên tử Y là 1s22s22p5. Hợp chất tạo thành giữa X và Y là
A. XY.
B. XY2.
C. X2Y.
D. XY3.
Câu 7: Để đạt đến trạng thái bền vững theo quy tắc bát tử, nguyên tử Al cần
A. nhường đi 3e.
B. nhận vào 5e.
C. nhường đi 1e.
D. nhận vào 7e.
Câu 8: Nước đá khô thường được dùng để làm lạnh, giữ lạnh nhằm vận chuyển và bảo quản các sản phẩm dễ hư hỏng vì nhiệt độ. Nước đá khô được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp thực phẩm, thủy hải sản và còn được dùng để bảo quản vắc xin, dược phẩm trong ngành Y tế – dược phẩm. Thành phàn nước đá khô là CO2, hãy chỉ ra nội dung sai.
A. Liên kết giữa nguyên tử oxi và cacbon là phân cực
B. Trong phân tử có hai liên kết đôi
C. Phân tử CO2 không phân cực
D. Phân tử có cấu tạo góc
Câu 9: Công thức cấu tạo phân tử O2 là
A. O – O
B. O = O
C. O ≡ O
D. O – – O
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
(a) Liên kết trong phân tử HCl, H2O là liên kết cộng hóa trị có cực.
(b) Trong phân tử CH4, nguyên tố C có cộng hóa trị là 4.
(c) Dãy sắp xếp thứ tự tăng dần độ phân cực liên kết trong phân tử: H2O, H2S, Na2O, K2O (biết ZO = 8; ZS = 16).
(d) Trong phân tử C2H2 có một liên kết ba.
Phát biểu không đúng là
A. (d).
B. (c).
C. (b).
D. (a).
Câu 11: Cho các chất và ion sau: NH4+, NH3, NO3–, N2O5, N2O, NO, NO2, NO2–. Số oxi hoá của nitơ trong các chất và ion trên được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:
A. NH4+ < N2 < N2O < NO < NO2– < NO2 < NO3– .
B. NH3 < N2 < N2O < NO < NO2– < NO2 < NO3–
C. NH4+ < N2 < N2O < NO < NO2– < NO2 < N2O5
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 12: Trong hợp chất MgF2, điện hóa trị của F và Mg lần lượt là
A. -1 và +2.
B. 2+ và 1-.
C. 1- và 2+.
D. 1 và 2.
Câu 13: Chỉ ra nội dung sai khi hoàn thành câu sau : “Trong tất cả các hợp chất,...”
A. kim loại kiềm luôn có số oxi hoá +1.
B. halogen luôn có số oxi hoá –1.
C. hiđro luôn có số oxi hoá +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH2 ....).
D. kim loại kiềm thổ luôn có số oxi hoá +2.
Câu 14: Chỉ ra nội dung sai :
A. Số oxi hoá của nguyên tố trong các hợp chất bằng hoá trị của nguyên tố đó.
B. Trong một phân tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tố bằng không.
C. Số oxi hoá của ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó.
D. Tổng số oxi hoá của các nguyên tố trong ion đa nguyên tử bằng điện tích của ion đó.
Câu 15: Số oxi hóa của Clo bằng +5 trong chất nào sau đây?
A. KClO
B. KCl
C. KClO3
D. KClO4
Câu 16: Cho biết tổng số electron trong anion AB32- là 42. Trong các hạt nhân A cũng như B có số proton bằng với số nơtron. Khi đốt hỗn hợp A, B thu được một hợp chất C. Cho biết C thuộc loại liên kết gì?
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hoá trị có cực.
C. Liên kết cộng hoá trị không cực.
D. Liên kết kim loại
Câu 17: Trong các phân tử hợp chất ion sau đây: CaCl2, MgO, CaO, Ba(NO3)2, Na2O, KF, Na2S, MgCl2, K2S, KCl có bao nhiêu phân tử được tạo thành bởi các ion có chung cấu hình electron 1s22s22p63s23p6?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 18: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là:
A. O2, H2O, NH3.
B. H2O, HF, H2S.
C. HCl, O3, H2S.
D. HF, Cl2, H2O.
Câu 19: Các chất mà phân tử không phân cực là:
A. HBr, CO2, CH4.
B. Cl2, CO2, C2H2.
C. NH3, Br2, C2H4.
D. HCl, C2H2, Br2.
Câu 19:
A sai vì HBr là phân tử có cực.
C sai vì NH3 là phân tử có cực.
D sai vì HCl là phân tử có cực.
B đúng vì \(Cl - Cl\,\,\,;\,\,\,O = C = O\,\,\,;\,\,\,CH \equiv CH\) là phân tử không phân cực.
Chú ý: liên kết C = O, C – H là liên kết cộng hóa trị phân cực.
Đáp án B
Câu 20: Cho các nguyên tố R (Z = 8), X (Z = 9) và Y (Z = 16). Các ion được tạo ra từ nguyên tử các nguyên tố trên là
A. Y2-, R3-, X2-.
B. Y-, R2-, X2+.
C. Y2-, R-, X2-.
D. Y2-, R2-, X-.
Câu 21: Cho độ âm điện các chất : Be (1,57), Al (1,61), Mg (1,31), Cl (3,16), N (3,04), H (2,2), S (2,58), O (3,44). Chất có liên kết ion là
A. H2S, NH3.
B. BeCl2, BeS.
C. MgO, Al2O3.
D. MgCl2, AlCl3.
Câu 22: Hoàn thành nội dung sau : “Trong hợp chất cộng hoá trị, hoá trị của một nguyên tố được xác định bằng ............ mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo ra được với các nguyên tử khác trong phân tử”.
A. số electron hoá trị.
B. số electron độc thân.
C. số liên kết.
D. số obitan hoá trị.
Câu 23: Chỉ ra nội dung sai :
A. Số oxi hoá của nguyên tố trong các hợp chất bằng hoá trị của nguyên tố đó.
B. Trong một phân tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tố bằng không.
C. Số oxi hoá của ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó.
D. Tổng số oxi hoá của các nguyên tố trong ion đa nguyên tử bằng điện tích của ion đó.
Câu 24: : Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Ở thể rắn, NaCl tồn tại dưới dạng tinh thể phân tử.
B. Photpho trắng có cấu trúc tinh thể nguyên tử.
C. Kim cương có cấu trúc tinh thể phân tử.
D. Nước đá thuộc loại tinh thể phân tử.
Câu 25: Sự phân bố không đều mật độ electron trong phân tử dẫn đến phân tử bị
A. kéo dãn.
B. phân cực.
C. rút ngắn.
D. mang điện.
Lời giải chi tiết
Đáp án
1. C |
5. A |
9. B |
13. B |
17. B |
21. C |
25. B |
2. B |
6. B |
10.B |
14. A |
18. B |
22. C |
|
3. D |
7.A |
11.D |
15. C |
19. B |
23. A |
|
4. C |
8. D |
12.C |
16. B |
20. D |
24. D |
|
Câu 1:
Liên kết trong phân tử HCl thuộc loại liên kết cộng hóa trị có cực do độ âm điện của H và Cl chênh lệch lớn, cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử Cl.
Đáp án C
Câu 2:
A sai vì HBr là phân tử có cực.
C sai vì NH3 là phân tử có cực.
D sai vì HCl là phân tử có cực.
B đúng vì \(Cl - Cl\,\,\,;\,\,\,O = C = O\,\,\,;\,\,\,CH \equiv CH\) là phân tử không phân cực.
Chú ý: liên kết C = O, C – H là liên kết cộng hóa trị phân cực.
Đáp án B
Câu 3:
Liên kết cộng hóa trị không cực thông thường sẽ là liên kết giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố.
=> Các chất mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực là N2, H2
Đáp án D
Câu 4:
- Ion đa nguyên tử là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm
VD: NH4+, OH-, SO42-,…
=> Các hợp chất chứa ion đa nguyên tử là : NH4Cl, Na2CO3, (NH4)2CO3.
Hợp chất không chứa ion đa nguyên tử là: NaCl
Đáp án C
Câu 5:
Cation R+ có e ở phân lớp ngoài cùng là 2p6 => cấu hình e của R+ là : 1s22s22p6
=> cấu hình e của R là : 1s22s22p63s1
Số e lớp ngoài cùng của R là 1 => R là kim loại
Đáp án A
Câu 6:
X : 1s22s22p63s23p64s2 => dễ cho 2e để tạo cấu hình bền (1s22s22p63s23p6)
Y: 1s22s22p5 => dễ nhận 1e để tạo cấu hình bền
=> 2 nguyên tử Y nhận 2e của 1 nguyên tử X để tạo hợp chất bền
=> công thức phân tử: XY2
Đáp án B
Câu 7:
Cấu hình e của Al: 1s22s22p63s23p1
=> nguyên tử Al cần cho 3e để đạt cấu hình bền vững của Ne (1s22s22p6)
Đáp án A
Câu 8:
A, B, C đúng
D sai vì CO2 là phân tử có cấu trúc thẳng
Chú ý: Liên kết C=O là liên kết phân cực nhưng do phân tử CO2 có cấu trúc thẳng O=C=O nên phân tử CO2 không phân cực.
Đáp án D
Câu 9:
Oxi có cấu hình e: 1s22s22p4 => mỗi nguyên tử góp chung 2e tạo cấu hình bền
\(:\overset{.\,\,.}{\mathop{O}}\,:\,\,+\,\,:\overset{.\,\,.}{\mathop{O}}\,:\,\,\,\to \,\,\,:\overset{.\,\,.}{\mathop{O}}\,::\overset{.\,\,.}{\mathop{O}}\,:\)
=> Công thức cấu tạo phân tử O2 là O = O
Đáp án B
Câu 10:
(c) Sai vì:
+ Độ âm điện O > S => χO – χH > χS – χH => H-O phân cực hơn H-S
+ Độ âm điện Na > K => χO – χNa < χO – χK => Na-O kém phân cực hơn K-O
Đáp án B
Câu 11:
\(\overset{-3}{\mathop{N}}\,{{H}_{4}}^{+},\text{ }\overset{-3}{\mathop{N}}\,{{H}_{3}},\text{ }\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3}}^{-},\text{ }{{\overset{+5}{\mathop{N}}\,}_{2}}{{O}_{5}},\text{ }{{\overset{+1}{\mathop{N}}\,}_{2}}O,\text{ }\overset{+2}{\mathop{N}}\,O,\text{ }\overset{+4}{\mathop{N}}\,{{O}_{2}},\text{ }\overset{+3}{\mathop{N}}\,{{O}_{2}}^{-}\)
=> cẩ 3 đáp án đều sắp xếp theo chiều tăng số oxi hóa của nitơ trong các chất và ion
Đáp án D
Câu 12:
Điện hóa trị của F là 1- và Mg là 2+
Đáp án C
Câu 13:
Câu sai là: “Trong tất cả các hợp chất, halogen luôn có số oxi hoá –1”
Ví dụ trong hợp chất NaBrO thì Br có số oxi hóa +1
Đáp án B
Câu 14:
Câu sai là: Số oxi hoá của nguyên tố trong các hợp chất bằng hoá trị của nguyên tố đó.
Vì trong hợp chất HNO3, N có số oxi hóa +5 còn hóa trị là 4
Đáp án A
Câu 15:
\(\mathop K\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ + 1} \mathop O\limits^{ - 2} ,\mathop K\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ - 1} ,\mathop K\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ + 5} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} ,\mathop K\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ + 7} \mathop {{O_4}}\limits^{ - 2} \)
Đáp án C
Câu 16:
Tổng số electron trong anion AB32- là 42 => eA + 3.eB + 2 = 42 => pA + 3.pB = 40
Trong hạt nhân A cũng như B có số proton bằng số nơtron => nA = pA ; nB = pB
=> pA = 16 (S) và pB = 8 (O) vì hạt nhân S và O có số p = số n
=> hợp chất C là SO2
Hiệu độ âm điện = 3,44 – 2,58 = 0,86
=> Liên kết trong C là liên kết cộng hóa trị có cực
Đáp án B
Câu 17:
Để tạo thành cấu hình electron 1s22s22p63s23p6 thì
+) kim loại chu kì 4 cho 1, 2, 3 e để trở về cấu hình bền
+) phi kim chu kì 3 nhận thêm e để tạo thành cấu hình bền
=> các hợp chất tạo bởi kim loại chu kì 4 và phi kim chu kì 3 là: CaCl2, K2S, KCl
Đáp án B
Câu 18:
A sai vì liên kết O=O trong O2 là liên kết cộng hóa trị không phân cực
B đúng vì liên kết H với O, H với F, H với S là liên kết cộng hóa trị phân cực
C sai vì liên kết O-O trong O3 là liên kết cộng hóa trị không phân cực
D sai vì liên kết Cl-Cl trong Cl2 là liên kết cộng hóa trị không phân cực
Đáp án B
Câu 20:
R (Z = 8) có cấu hình e: 1s22s22p4 => dễ nhận 2e tạo cấu hình bền => ion tạo ra là R2-
X (Z = 9) có cấu hình e: 1s22s22p5 => dễ nhận 1e tạo cấu hình bền => ion tạo ra là X-
Y (Z = 16) có cấu hình e: 1s22s22p63s23p4 => dễ nhận 2e để tạo cấu hình bền => ion tạo ra là Y2-
Đáp án D
Câu 21:
Hợp chất có liên kết ion là hợp chất có hiệu độ âm điện ∆x ≥ 1,7
A loại vì H2S có ∆x = 2,58 – 2,2 = 0,38
B loại vì BeCl2 có ∆x = 3,16 – 1,57 = 1,59 < 1,7
C thỏa mãn vì MgO có ∆x = 3,44 – 1,31 = 2,13 > 1,7 và Al2O3 có ∆x = 3,44 – 1,61 = 1,83 > 1,7
D loại vì AlCl3 có ∆x = 3,16 – 1,61 = 1,55 < 1,7
Đáp án C
Câu 22:
Trong hợp chất cộng hoá trị, hoá trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo ra được với các nguyên tử khác trong phân tử.
Đáp án C
Câu 23:
Câu sai là: Số oxi hoá của nguyên tố trong các hợp chất bằng hoá trị của nguyên tố đó.
Vì trong hợp chất HNO3, N có số oxi hóa +5 còn hóa trị là 4
Đáp án A
Câu 24:
A sai, NaCl tồn tại ở dạng tinh thể ion
B sai, photpho trắng tồn tại ở dạng tinh thể phân tử
C sai, kim cương có cấu trúc tinh thể nguyên tử
Đáp án D
Câu 25:
Sự phân bố không đều mật độ electron trong phân tử dẫn đến phân tử bị phân cực.
Đáp án B
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục