Bài 6. Giao tiếp và ứng xử trong không gian mạng trang 19 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Sau khi chia sẻ trên Facebook một bài viết cá nhân về chủ đề bắt nạt học đường, Minh nhận được một số bình luận tiêu cực và ý kiến chỉ trích. Nếu là Minh thì em sẽ xử lí như thế nào?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
1.1
Trả lời câu hỏi 1.1 trang 19 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Sau khi chia sẻ trên Facebook một bài viết cá nhân về chủ đề bắt nạt học đường, Minh nhận được một số bình luận tiêu cực và ý kiến chỉ trích. Nếu là Minh thì em sẽ xử lí như thế nào?
Lời giải chi tiết:
- Giữ bình tĩnh và không phản đối tiêu cực ngay lập tức.
- Tránh tham gia vào những tranh cãi, tập trung vào những ý kiến xây dựng.
- Nếu có thể, giải đáp một cách lịch sự để chia sẻ góc nhìn và giải thích điều gì đó nếu có sự hiểu lầm.
1.2
Trả lời câu hỏi 1.2 trang 19 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Bạn Lan chủ trì một cuộc thảo luận trực tuyến về một chủ đề nhạy cảm trong cộng đồng. Một số người có quan điểm đối lập và tinh huống trở nên căng thẳng. Em hãy đề xuất với Lan cách xử lí tình huống để cuộc thảo luận có thể được tiếp tục tiến hành và mang tính xây dựng
Lời giải chi tiết:
Có thể đề xuất cách xử lí tình huống như sau:
- Giữ sự tôn trọng và lịch sự trong thảo luận bằng cách tránh cảm xúc tiêu cực và chỉ trích cá nhân.
- Thể hiện sự hiểu biết đối với quan điểm đối lập và mở cửa cho sự thảo luận có ý nghĩa.
- Đề xuất sử dụng ngôn ngữ tích cực, tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mọi người, tránh từ ngữ gây xúc phạm.
1.3
Trả lời câu hỏi 1.3 trang 19 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Trong buổi thảo luận về một đề tài biến đổi khí hậu, gồm các thành viên đến từ các nước châu Á. Một học sinh đến từ Nhật Bản tham gia và chia sẻ quan điểm của mình. Tuy nhiên, do khả năng tiếng Anh của học sinh này còn hạn chế, dẫn đến việc có sự hiểu lầm về những điều học sinh này muốn truyền đạt, một số người bắt đầu thể hiện sự mất kiên nhẫn và đánh giá không đúng.
Theo em, trong tình huống này nên ứng xử như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Trong tình huống này, có thể đề xuất cách xử lí như sau:
- Hỗ trợ học sinh Nhật Bản trong việc diễn đạt ý kiến của mình bằng cách cung cấp sự giúp đỡ về ngôn ngữ.
- Khuyến khích sự tôn trọng và lắng nghe từ phía các thành viên khác.
- Nếu điều kiện cho phép, nên tổ chức buổi thảo luận một cách chu đáo hơn, có sự giúp đỡ dịch thuật nếu cần, để tránh sự hiểu lầm và mất kiên nhẫn.
1.4
Trả lời câu hỏi 1.4 trang 19 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Ứng xử nhân văn trong không gian mạng có tác động như thế nào đến mối quan hệ xã hội?
A. Tăng sự gần gũi và tương tác.
B. Gây xa cách và độc lập.
C. Không ảnh hưởng đến mối quan hệ. D. Tuy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là A. Tăng sự gần gũi và tương tác: Khi mọi người ứng xử một cách nhân văn trên không gian mạng (tôn trọng, hiểu biết, và hỗ trợ nhau), điều này sẽ làm tăng sự gắn kết, tạo cảm giác gần gũi và thúc đẩy tương tác tích cực giữa các cá nhân. Những hành động như chia sẻ, giúp đỡ hoặc bày tỏ sự quan tâm sẽ giúp củng cố mối quan hệ.
1.5
Trả lời câu hỏi 1.5 trang 19 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Trong giao tiếp trực tuyến, theo em công cụ nào quan trọng nhất để duy trì sự gần gũi và hiệu quả?
A. Video call.
B. Nhắn tin văn bản.
C. Thư điện tử.
D. Tạo nhóm riêng để trao đổi trên Facebook.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là A. Video call (gọi video) là một trong những công cụ giao tiếp trực tuyến hiệu quả nhất để duy trì sự gần gũi. Lý do là vì video call không chỉ cho phép trao đổi thông tin mà còn thể hiện được cảm xúc và ngôn ngữ cơ thể của người tham gia, làm cho cuộc giao tiếp trở nên "thực" hơn. Gọi video giúp người giao tiếp có thể nhìn thấy biểu cảm, cử chỉ của nhau, từ đó tạo sự gắn kết và thân mật, đặc biệt khi không thể gặp trực tiếp. Đây là công cụ phù hợp cho các cuộc trò chuyện cá nhân, họp nhóm nhỏ hoặc các cuộc gặp mặt cần tính chất tương tác mạnh mẽ.
1.6
Trả lời câu hỏi 1.6 trang 19 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Theo em, nhược điểm nào là lớn nhất của học trực tuyến so với học truyền thống?
A. Không tương tác trực tiếp.
B. Không linh hoạt về thời gian.
C. Khó khăn trong việc kiểm soát sự tập trung.
D. Khó khăn trong việc ghi chép bài.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là A. Trong số các nhược điểm nêu trên, Không tương tác trực tiếp thường được coi là lớn nhất. Tương tác trực tiếp là yếu tố quan trọng trong quá trình học tập, giúp học sinh cảm thấy gắn kết hơn, dễ dàng hỏi đáp và trao đổi thông tin. Thiếu tương tác có thể ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và sự tiếp thu kiến thức của học sinh.
1.7
Trả lời câu hỏi 1.7 trang 20 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Những lợi ích của giao tiếp trong không gian mạng là gì?
A. Không mất thời gian đi lại.
B. Dễ dàng mở rộng kết nối xã hội.
C. Giảm bớt khó khăn trong việc truyền đạt cảm xúc.
D. Khoảng cách địa lí không phải là rào cản.
Lời giải chi tiết:
Đáp án là A, B, D . Tất cả những lợi ích này đều làm nổi bật sức mạnh của giao tiếp trong không gian mạng, giúp cải thiện kết nối xã hội, tiết kiệm thời gian, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp. Trong đó, khả năng vượt qua khoảng cách địa lý có thể xem là một trong những lợi ích quan trọng nhất, vì nó cho phép mọi người kết nối với nhau một cách dễ dàng và linh hoạt hơn bao giờ hết
1.8
Trả lời câu hỏi 1.8 trang 20 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Bất cập nào sau đây không liên quan đến giao tiếp trong không gian mạng?
A. Thiếu tín hiệu phi ngôn ngữ.
B. Quyền riêng tư và an ninh dữ liệu có thể không được đảm bảo.
C. Xảy ra sự cố kĩ thuật như mất kết nối.
D. Gia tăng vi phạm bản quyền.
Lời giải chi tiết:
Đáp án là D. Gia tăng vi phạm bản quyền là lựa chọn không liên quan đến giao tiếp trong không gian mạng. Mặc dù nó là một vấn đề lớn trong môi trường trực tuyến, nhưng không trực tiếp ảnh hưởng đến cách mà mọi người giao tiếp với nhau.
1.9
Trả lời câu hỏi 1.9 trang 20 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Chọn những cách đúng để tiết kiệm thời gian trong giao tiếp trực tuyến
A. Nếu cần trao đổi thông tin với một nhóm người, hãy sử dụng các công cụ như thư điện tử, hội nghị trực tuyến, ... để gửi thông tin một lần cho tất cả mọi người.
B. Nếu cần nhận phản hồi từ một người, hãy đặt câu hỏi rõ ràng và cụ thể.
C. Nếu cần thảo luận một vấn đề phức tạp, hãy chia nhỏ vấn đề thành các phần nhỏ hơn và thảo luận từng phần một.
D. Trình bày vấn đề bằng cách gửi nhiều tin nhắn.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A, B, và C đều là những phương pháp đúng để tiết kiệm thời gian trong giao tiếp trực tuyến.
D không phải là phương pháp hiệu quả, vì nó có thể dẫn đến sự thiếu rõ ràng và khó khăn trong việc theo dõi thông tin.
1.10
Trả lời câu hỏi 1.10 trang 20 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Những lợi ích của việc sử dụng ngôn từ lịch sự khi giao tiếp trong không gian mạng là gì?
A. Gây ấn tượng tốt với đối tác
B. Tạo ra sự thật trong thông tin chia sẻ
C. Tránh xúc phạm và giữ giao tiếp một cách tích cực.
D. Làm người khác ghen tị và tranh cãi
Lời giải chi tiết:
Đáp án là A và C. Việc sử dụng ngôn từ lịch sự trong giao tiếp trực tuyến mang lại nhiều lợi ích quan trọng, như tạo ấn tượng tốt và duy trì giao tiếp tích cực, trong khi việc gây ghen tị hay tranh cãi hoàn toàn không phải là mục tiêu của giao tiếp lịch sự.
1.11
Trả lời câu hỏi 1.11 trang 20 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi "Ứng xử nhân văn trong thế giới áo bao gôm những khía cạnh nào?".
A. Tôn trọng, lịch sự, thấu hiểu, sẵn sàng hỗ trợ.
B. Châm chọc, xúc phạm, bất lịch sự.
C. Thấu hiểu và sẵn sàng hỗ trợ.
D. Lịch sự và tôn trọng
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là A. Vì nó bao quát đầy đủ các khía cạnh cần thiết của ứng xử nhân văn trong thế giới ảo, giúp tạo dựng một môi trường giao tiếp tích cực và hỗ trợ lẫn nhau
1.12
Trả lời câu hỏi 1.12 trang 20 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Thách thức nào có thể xuất hiện khi sử dụng giao tiếp trực tuyến trong giáo dực?
A. Tăng sự tương tác giữa học sinh và giáo viên.
B. Thiếu kết nối và sự hiểu biết.
C. Tăng cường giao tiếp và thảo luận.
D. Giảm áp lực học tập.
Lời giải chi tiết:
Trả lời câu hỏi 1.12 trang 20 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Thách thức nào có thể xuất hiện khi sử dụng giao tiếp trực tuyến trong giáo dực?
A. Tăng sự tương tác giữa học sinh và giáo viên.
B. Thiếu kết nối và sự hiểu biết.
C. Tăng cường giao tiếp và thảo luận.
D. Giảm áp lực học tập.
1.13
Trả lời câu hỏi 1.13 trang 21 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Những lợi ích của việc sử dụng cuộc gọi video trong giao tiếp là gì?
A. Tạo điều kiện cho giao tiếp hiệu quả hơn so với thư điện tử hay tin nhắn bằng cách truyền đạt cảm xúc và ngôn ngữ cơ thể.
B. Giao tiếp qua video đem lại trải nghiệm chân thực như gặp trực tiếp.
C. Giúp mọi người gần nhau hơn khi không có điều kiện sống cùng nhau.
D. Tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển.
Lời giải chi tiết:
-Tất cả các lựa chọn A, C, D đều thể hiện những lợi ích của việc sử dụng cuộc gọi video trong giao tiếp. Cuộc gọi video không chỉ nâng cao hiệu quả giao tiếp mà còn tạo ra trải nghiệm gần gũi và tiết kiệm chi phí cho người dùng.
-Phương án B không đúng vì giao tiếp trực tiếp còn có thể đem lại những cảm nhận thân tình từ những cử chỉ như bắt tay, vỗ vai hay không khí xung quanh và nhiều yếu tố vật lí khác mà video không thể truyền tải.
Giao tiếp qua video thường bị giới hạn bởi khung hình hẹp và không gian hạn chế, không thể so sánh với cảm giác tự do và mở rộng của việc gặp trực tiếp.
1.14
Trả lời câu hỏi 1.14 trang 21 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Việc ứng xử nhân văn trong trò chuyện video phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Mức độ đầu tư về công nghệ.
B. Ngôn ngữ cơ thể.
C. Tiếng ồn trong môi trường xung quanh.
D. Tốc độ Internet.
Lời giải chi tiết:
Trả lời câu hỏi 1.14 trang 21 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Việc ứng xử nhân văn trong trò chuyện video phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Mức độ đầu tư về công nghệ.
B. Ngôn ngữ cơ thể.
C. Tiếng ồn trong môi trường xung quanh.
D. Tốc độ Internet.
1.15
Trả lời câu hỏi 1.15 trang 21 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Những cách nào giúp tránh thông tin sai lệch khi đăng bài lên mạng xã hội?
A. Đăng ngay lập tức để chia sẻ ý kiến của mình.
B. Kiểm tra nguồn tin trước khi chia sẻ.
C. Chia sẻ mọi tin để nhanh chóng cập nhật thông tin mới nhất.
D. Đọc kĩ lại nội dung để tránh sai lệch hoặc gây hiểu nhầm.
Lời giải chi tiết:
Đán án đúng là B và D
B. Đây là một trong những bước quan trọng nhất để tránh việc chia sẻ thông tin sai lệch. Bằng cách kiểm tra tính xác thực và uy tín của nguồn tin trước khi chia sẻ, người dùng sẽ giảm thiểu khả năng lan truyền thông tin sai. Việc này bao gồm kiểm tra các trang web đáng tin cậy, xem xét tác giả và xác minh thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
D. Việc đọc kỹ nội dung giúp người đăng hiểu rõ hơn về thông tin họ sắp chia sẻ, từ đó tránh các lỗi sai lệch hoặc gây hiểu nhầm cho người đọc. Điều này cũng giúp đảm bảo rằng thông tin được chia sẻ có ý nghĩa rõ ràng và không gây ra tranh cãi không cần thiết.
1.16
Trả lời câu hỏi 1.16 trang 21 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Những đặc điểm nào không thuộc về ứng xử nhân văn trong không gian mạng?
A. Tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
B. Phổ biến mọi thông tin mà em có được.
C. Hỗ trợ tâm lí và tinh thần khi bạn bè gặp khó khăn.
D. Đăng ảnh của bạn cùng lớp trong một tư thế không đẹp để trêu đùa.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là B và D
B. Phổ biến mọi thông tin mà mình có được, đặc biệt là những thông tin chưa được kiểm chứng hoặc nhạy cảm, không phải là một hành động nhân văn. Hành vi này có thể gây tổn hại cho người khác, lan truyền thông tin sai lệch, hoặc vi phạm quyền riêng tư của cá nhân hay tổ chức. Việc chọn lọc thông tin để chia sẻ là quan trọng để bảo vệ cả bản thân và người khác.
D. Việc đăng ảnh của người khác trong tư thế không đẹp hoặc nhạy cảm để trêu đùa là hành vi thiếu tôn trọng và không nhân văn. Hành vi này có thể khiến người bị trêu cảm thấy tổn thương, xấu hổ hoặc bị bắt nạt trên mạng. Đây là một dạng hành vi quấy rối hoặc bắt nạt trên không gian mạng, không phù hợp với nguyên tắc tôn trọng và ứng xử văn minh.
1.17
Trả lời câu hỏi 1.17 trang 21 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Để hình thành thói quen ứng xử nhân văn trong không gian mạng, phương pháp nào sau đây có thể được áp dụng?
A. Sử dụng ngôn từ mạnh mẽ để bảo vệ quan điểm của bạn.
B. Bỏ qua ý kiến của người khác nếu không đồng ý với bạn.
C. Tự kiểm tra, cải thiện hành vi trực tuyến của mình.
D. Phản bác ý kiến của người khác mà không cần cung cấp lí do.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là C
C.Tự kiểm tra và cải thiện hành vi trực tuyến của mình là một phương pháp hiệu quả để hình thành thói quen ứng xử nhân văn. Việc này bao gồm nhận thức được hành vi của mình trên mạng, kiểm soát cách giao tiếp và điều chỉnh thái độ nếu cần thiết. Tự điều chỉnh và phát triển ý thức trách nhiệm với hành vi cá nhân sẽ giúp tạo ra môi trường trực tuyến lành mạnh và an toàn hơn.
1.18
Trả lời câu hỏi 1.18 trang 21 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Để ứng xử nhân văn trong không gian mạng, điều gì quan trọng nhất khi bạn không đồng ý với ý kiến của người khác?
A. Tự tin khước từ tất cả ý kiến khác với mình.
B. Lắng nghe ý kiến của họ và đối xử với họ một cách tôn trọng.
C. Phản đối mạnh mẽ mà không nghe người khác giải thích.
D. Gửi những bình luận không tôn trọng trên mạng xã hội.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là B
B. Đây là một yếu tố cốt lõi trong việc ứng xử nhân văn trên không gian mạng. Lắng nghe ý kiến của người khác dù bạn có đồng ý hay không, và đối xử với họ một cách tôn trọng, thể hiện sự văn minh và hiểu biết. Khi lắng nghe, bạn có cơ hội hiểu thêm quan điểm của người khác và từ đó có thể phản hồi một cách có ích và xây dựng. Tôn trọng ý kiến của người khác tạo ra môi trường trực tuyến lành mạnh và hỗ trợ đối thoại tích cực.
1.19
Trả lời câu hỏi 1.19 trang 22 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Cách nào sau đây có thể giúp bạn xử lí tình huống khó xử trong không gian mạng?
A. Tránh mọi tình huống khó xử.
B. Bò qua vấn đề và không giải quyết.
C. Học cách xử lí chúng một cách đúng mực.
D. Gửi tin nhắn tức giận mỗi khi gặp khó khăn.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là C
C. Học cách xử lý tình huống khó xử một cách đúng mực là phương pháp hiệu quả và phù hợp để duy trì một không gian mạng lành mạnh. Điều này bao gồm việc kiên nhẫn lắng nghe, bình tĩnh phản hồi và đưa ra giải pháp phù hợp mà không làm tổn thương người khác. Đối mặt và xử lý các vấn đề một cách tôn trọng, có trách nhiệm giúp xây dựng kỹ năng giao tiếp, giải quyết mâu thuẫn và phát triển mối quan hệ tốt đẹp trên mạng.
1.20
Trả lời câu hỏi 1.20 trang 22 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Khi tham gia vào một diễn đàn trực tuyến và gặp phải ý kiến khác biệt, em nên làm gì?
A. Chỉ trích người nêu ý kiến một cách công khai.
B. Thể hiện sự tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác, thảo luận một cách lịch sự và xây dựng.
C. Bỏ qua ý kiến của người khác và tiếp tục đề xuất quan điểm cá nhân mà không cần giải thích.
Lời giải chi tiết:
A. Sai: Chỉ trích người khác một cách công khai không phải là cách ứng xử văn minh và có thể gây tổn thương cho người bị chỉ trích, cũng như làm tăng căng thẳng trong diễn đàn. Điều này dễ dẫn đến tranh cãi và làm mất đi tính xây dựng của cuộc thảo luận. Thay vào đó, cần tập trung vào thảo luận ý kiến, không nên công kích cá nhân. Cách tiếp cận nhân văn là thảo luận với sự tôn trọng và tập trung vào quan điểm, không phải vào cá nhân.
B. Đúng: Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác là nền tảng của giao tiếp có văn hóa trên không gian mạng. Dù bạn có đồng ý hay không, việc thể hiện sự tôn trọng đối với người khác giúp duy trì môi trường thảo luận tích cực và mở rộng cơ hội học hỏi. Việc thảo luận một cách lịch sự và xây dựng không chỉ giúp cải thiện mối quan hệ giữa các thành viên, mà còn thúc đẩy đối thoại có ích và mang tính đóng góp cho diễn đàn.
C. Sai: Bỏ qua ý kiến của người khác mà không xem xét hoặc giải thích là thiếu tôn trọng và không phù hợp với ứng xử văn minh. Giao tiếp hiệu quả yêu cầu sự lắng nghe và phản hồi có trách nhiệm. Khi bỏ qua ý kiến của người khác, bạn không những làm giảm chất lượng cuộc thảo luận mà còn có thể tạo ra cảm giác bị coi thường cho người tham gia. Điều quan trọng là phản hồi một cách có cơ sở và lắng nghe quan điểm đối lập.
D. Sai: Yêu cầu người khác rời khỏi diễn đàn chỉ vì họ có ý kiến khác biệt là một hành động không chấp nhận được trong một môi trường thảo luận mở và dân chủ. Diễn đàn trực tuyến là nơi để trao đổi các quan điểm khác nhau, và việc loại bỏ người nêu ý kiến chỉ vì quan điểm của họ không giống bạn là thiếu tôn trọng. Mục tiêu của diễn đàn là đối thoại, học hỏi, và chia sẻ ý kiến một cách lành mạnh, không phải loại trừ người khác chỉ vì sự bất đồng.
1.21
Trả lời câu hỏi 1.21 trang 22 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Khi tham gia vào một cuộc trò chuyện nhóm trực tuyến và chứng kiến một cuộc tranh cãi gay gắt giữa hai thành viên, bạn nên làm gì?
A. Tham gia vào cuộc tranh cãi và tạo thêm sự căng thẳng bằng cách chỉ trích cả hai bên.
B. Tìm cách hướng cuộc trò chuyện sang một chủ đề khác.
C. Thử làm dịu mối quan hệ bằng cách khuyến khích cả hai bên thảo luận một cách lịch sự và tim ra giải pháp hòa bình.
D. Rời khỏi cuộc trò chuyện nhóm và không can thiệp vào vấn đề.
Lời giải chi tiết:
A. Sai: Tham gia vào cuộc tranh cãi bằng cách chỉ trích cả hai bên sẽ chỉ làm tình hình căng thẳng thêm và không mang lại giải pháp. Chỉ trích sẽ khiến cả hai bên cảm thấy bị tấn công, từ đó có thể khiến xung đột leo thang và phá vỡ môi trường thảo luận lành mạnh. Trong tình huống này, vai trò của bạn nên là người hòa giải và thúc đẩy một cuộc thảo luận tích cực, chứ không phải thêm dầu vào lửa.
B. Đúng: Việc chuyển hướng cuộc trò chuyện sang một chủ đề khác có thể là một cách để giảm căng thẳng và tạm thời giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể hiệu quả trong một số tình huống, khi cuộc tranh cãi không quá nghiêm trọng và mọi người đều sẵn sàng ngừng lại. Nếu mâu thuẫn giữa các thành viên thực sự cần được giải quyết, việc lảng tránh vấn đề có thể không phải là cách tốt nhất. Tùy thuộc vào tình hình, đôi khi cần đối mặt và giải quyết mâu thuẫn thay vì tránh né.
C. Đúng: Khuyến khích hai bên thảo luận một cách lịch sự và tìm kiếm giải pháp hòa bình là hành động ứng xử nhân văn và mang tính xây dựng. Thay vì để tranh cãi leo thang, bạn có thể đóng vai trò trung gian giúp cả hai bên lắng nghe quan điểm của nhau một cách tôn trọng. Việc tạo cơ hội cho họ giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và văn minh giúp bảo vệ không khí thảo luận tích cực trong nhóm.
D. Sai: Rời khỏi cuộc trò chuyện mà không can thiệp là hành động lảng tránh và không giúp giải quyết vấn đề. Nếu bạn chứng kiến một cuộc tranh cãi gay gắt và cảm thấy có thể giúp đỡ, việc can thiệp một cách khéo léo để hòa giải là điều nên làm. Nếu bạn chỉ đơn thuần rời đi, cuộc tranh cãi có thể tiếp tục và có khả năng gây tổn thương cho những người tham gia. Điều này cũng làm giảm tính trách nhiệm và sự đoàn kết trong nhóm.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 28. Thực hành tổng hợp trang 99 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27. Biểu mẫu trên trang web trang 97 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 26. Liên kết và thanh điều hướng trang 94 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 94 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 25. Xây dựng phần thân và chân trang web gtrang 90 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 24. Xây dựng phần đầu trang web trang 88 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 28. Thực hành tổng hợp trang 99 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27. Biểu mẫu trên trang web trang 97 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 26. Liên kết và thanh điều hướng trang 94 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 94 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 25. Xây dựng phần thân và chân trang web gtrang 90 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 24. Xây dựng phần đầu trang web trang 88 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống