Bài 1. Làm quen với Trí tuệ nhân tạo trang 5 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Thuật ngữ AI được chính thức đề cập một cách khoa học ở đâu?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
1.1
Trả lời câu hỏi 1.1 trang 5 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Thuật ngữ AI được chính thức đề cập một cách khoa học ở đâu?
A. Trong một công trình của nhà toán học nổi tiếng Alan Turing.
B. Trong truyện cố dân gian.
C. Tại hội thảo Dartmouth năm 1956.
D. Trong nhiều công trình nghiên cứu được công bố trong nhiều năm khác nhau.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C. Tại hội thảo Dartmouth năm 1956. Thuật ngữ "Artificial Intelligence" (AI) được chính thức đề xuất tại hội thảo Dartmouth vào mùa hè năm 1956, do nhà khoa học máy tính John McCarthy đề xuất. Hội thảo này được xem là sự khởi đầu chính thức của lĩnh vực nghiên cứu trí tuệ nhân tạo.
1.2
Trả lời câu hỏi 1.2 trang 5 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Theo em, hiện tại AI không có khả năng nào sau đây?
A. Dịch thuật.
B. Phân biệt màu sắc.
C. Làm thơ.
D. Phân biệt mùi vị.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D. vì AI hiện tại chưa có khả năng phân biệt mùi vị.
1.3
Trả lời câu hỏi 1.3 trang 5 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Đặc trưng nào sau đây không là một trong những đặc trưng cơ bản của Al?
A. Khả năng học.
B. Khả năng vận động.
C. Khả năng nhận thức.
D. Khả năng suy luận.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là B: Khả năng vận động, vì đây không phải là đặc trưng cơ bản của AI.
1.4
Trả lời câu hỏi 1.4 trang 6 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Những phương án nào là đúng khi nói về AI mạnh và Al yêu?
A. Al yếu chỉ thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.
B. Al mạnh thực hiện được nhiều công việc giống như con người.
C. Al yếu có khả năng tự học.
D. Al yếu không thể ra quyết định.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A và B.
A. AI yếu chỉ thực hiện một nhiệm vụ cụ thể: AI yếu được thiết kế để giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể, không có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau ngoài phạm vi mà nó được lập trình.
B. AI mạnh thực hiện được nhiều công việc giống như con người: AI mạnh có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ trí tuệ đa dạng, giống như con người, bao gồm tự học, suy nghĩ và ra quyết định trong nhiều lĩnh vực khác nha
1.5
Trả lời câu hỏi 1.5 trang 6 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Phương án nào là đúng khi nói về sự khác nhau giữa AI và tự động hóá?
A. Al không thế đạt hiệu suất cao.
B. AI không thể thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại một cách cơ học.
C. Al thể hiện các đặc trưng trí tuệ như con người.
D. Al có thể được sử dụng trong các dây chuyền lắp ráp.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là C: AI thể hiện các đặc trưng trí tuệ như con người. . AI được phát triển để mô phỏng và thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu trí tuệ của con người, như nhận thức, suy luận, học hỏi, và giải quyết vấn đề. Đây là điểm khác biệt chính giữa AI và tự động hóa: AI có khả năng thích ứng và học hỏi từ kinh nghiệm, trong khi tự động hóa chỉ thực hiện những nhiệm vụ lặp đi lặp lại theo các quy tắc được lập trình sẵn.
1.6
Trả lời câu hỏi 1.6 trang 6 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Ví dụ nào sau đây không được coi là một ứng dụng của AI?
A. Hệ thống khuyến nghị trên You Tube.
B. Hệ thống chẩn đoán y tế dựa trên AI.
C. Máy tính cá nhân thông thường.
D. Máy tính điều khiển xe tự lái.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là C: Máy tính cá nhân thông thường không phải là một ứng dụng của AI.
1.7
Trả lời câu hỏi 1.7 trang 6 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Hệ chuyên gia MYCIN được sử dụng trong lĩnh vực nào?
A. Y học.
B. Điều khiển.
C. Giáo dục.
D. Tài chính.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là A: Y học. Hệ chuyên gia MYCIN được sử dụng trong lĩnh vực y học để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm trùng.
1.8
Trả lời câu hỏi 1.8 trang 6 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Robot Asimo được biết đến với những khả năng nào?
A. Di chuyển bằng hai chân.
B. Nhận dạng hình ảnh.
C. Nhận dạng tiếng nói.
D. Nấu các món ăn theo công thức chuẩn bị trước
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là A, B và C. Robot Asimo được biết đến với khả năng di chuyển bằng hai chân, nhận dạng hình ảnh và nhận dạng tiếng nói.
1.9
Trả lời câu hỏi 1.9 trang 6 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Google Dịch không hỗ trợ những tính năng nào trong số các tính năng sau đây?
A. Dịch tệp văn bản và trang web.
B. Tự động phát hiện ngôn ngữ.
C. Nhận dạng chữ viết tay.
D. Nhận dạng khuôn mặt.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là D. Google Dịch không hỗ trợ tính năng nhận dạng khuôn mặt.
Google Dịch không hỗ trợ tính năng nhận dạng khuôn mặt. Nhận dạng khuôn mặt là một tính năng thuộc lĩnh vực nhận diện sinh trắc học và không liên quan đến dịch ngôn ngữ. Google Dịch tập trung vào các chức năng dịch thuật, không có khả năng nhận diện hoặc phân tích khuôn mặt.
1.10
Trả lời câu hỏi 1.10 trang 6 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Nhận dạng chữ viết tay bằng AI không được sử dụng trong hoạt động nào sau đây?
A. Xử lí hóa đơn trong giao dịch thương mại điện tử.
B. Dự báo thời tiết.
C. Xác minh chữ kí trong các giao dịch điện tử.
D. Nhập dữ liệu tự động.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là B: Dự báo thời tiết. Nhận dạng chữ viết tay bằng AI không được sử dụng trong hoạt động dự báo thời tiết.
1.11
Trả lời câu hỏi 1.11 trang 7 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Trợ lí ảo hiện tại không thể thực hiện công việc nào sau đây?
A. Gọi điện thoại theo tên có trong danh bạ.
B. Đọc tin nhắn.
C. Nấu ăn theo công thức được yêu cầu bằng giọng nói.
D. Mở nhạc bằng giọng nói.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C, vì trợ lý ảo không thể tự nấu ăn mà chỉ có thể hướng dẫn. Các câu còn lại đều đúng với khả năng của trợ lý ảo hiện tại.
1.12
Trả lời câu hỏi 1.12 trang 7 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
AI không được sử dụng trong ứng dụng nào sau đây?
A. Dịch tự động văn bản.
B. Nhận dạng chữ viết tay.
C. Dự đoán chính xác kết quả thi đấu thể thao.
D. Tạo ra các bản nhạc mới.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C là câu đúng, vì AI không thể dự đoán chính xác kết quả thi đấu thể thao do tính chất ngẫu nhiên của nó. Các câu còn lại đều sai, vì AI có thể được sử dụng trong những ứng dụng đó.
1.13
Nhận dạng khuôn mặt được ứng dụng trong những lĩnh vực nào sau đây?
A. An ninh.
B. Xã hội.
C. Chẩn đoán chính xác bệnh tật dựa trên sắc diện gương mặt.
D. Kinh doanh.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A, B và D đều đúng vì nhận dạng khuôn mặt có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực này.
A. Nhận dạng khuôn mặt được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực : mở khóa điện thoại, trong an ninh, chẳng hạn như kiểm soát truy cập, giám sát camera, và nhận diện tội phạm.
B. Nhận dạng khuôn mặt cũng có ứng dụng trong các lĩnh vực xã hội, ví dụ như trong mạng xã hội để tự động gắn thẻ bạn bè trong ảnh hoặc trong các ứng dụng hỗ trợ người khiếm thị.
D. Nhận dạng khuôn mặt cũng được sử dụng trong kinh doanh, ví dụ như trong các cửa hàng bán lẻ để phân tích hành vi khách hàng, tùy chỉnh trải nghiệm người tiêu dùng hoặc tăng cường an ninh.
1.14
Trả lời câu hỏi 1.14 trang 7 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Ứng dụng nào sau đây không phải là một ví dụ về nhận dạng khuôn mặt sử
A. Mở khóa điện thoại.
B. Kiểm tra an ninh.
C. Xác định nhân vật trong video.
D. Dự đoán xu hướng thời trang.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A, B, và C đều đúng vì nhận dạng khuôn mặt có thể được ứng dụng trong những lĩnh vực này
A. Đúng, Công nghệ nhận dạng khuôn mặt được sử dụng rộng rãi để mở khóa điện thoại. Nhiều thiết bị di động hiện nay cho phép người dùng mở khóa bằng cách quét khuôn mặt của họ.
B. Đúng, Nhận dạng khuôn mặt là một phần quan trọng trong các hệ thống an ninh, được sử dụng để kiểm tra và xác định người trong các khu vực an ninh cao, như sân bay hay tòa nhà chính phủ.
C. Đúng, Nhận dạng khuôn mặt có thể được sử dụng để xác định và theo dõi các nhân vật trong video, ví dụ như trong các hệ thống giám sát hoặc trong ngành điện ảnh.
1.15
Trả lời câu hỏi 1.15 trang 7 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức
Năng lực trí tuệ nào sau đây được thể hiện trong nhận dạng chữ viết tay?
A. Chuyển đổi hình ảnh chữ viết tay thành dữ liệu văn bản.
B. Có khả năng nhận thức để phân biệt và hiểu các kí tự viết tay, bất kể phong cách viết.
C. Có khả năng vận động để mô phỏng chữ viết tay của con người.
D. Có thể suy luận và hiểu ý nghĩa sâu xa của các từ hoặc câu viết tay.
Lời giải chi tiết:
Các lựa chọn A và B đều đúng, vì chúng thể hiện những khả năng thực tế trong nhận dạng chữ viết tay. C và D là sai, vì chúng không liên quan đến chức năng của công nghệ này.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 28. Thực hành tổng hợp trang 99 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27. Biểu mẫu trên trang web trang 97 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 26. Liên kết và thanh điều hướng trang 94 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 94 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 25. Xây dựng phần thân và chân trang web gtrang 90 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 24. Xây dựng phần đầu trang web trang 88 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 28. Thực hành tổng hợp trang 99 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27. Biểu mẫu trên trang web trang 97 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 26. Liên kết và thanh điều hướng trang 94 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 94 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 25. Xây dựng phần thân và chân trang web gtrang 90 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 24. Xây dựng phần đầu trang web trang 88 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống