SBT Tin 12, giải sbt tin học 12 kết nối tri thức Chủ đề 6. Mạng máy tính và internet SBT Tin học 12 Kết ..

Bài 23. Đường truyền mạng và ứng dụng trang 86 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức với cuộc sống


Đường truyền mạng là

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

1.1

Trả lời câu hỏi 1.1 trang 86 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức

Đường truyền mạng là

A. Dây dẫn tín hiệu điện hoặc quang.

B. Môi trường truyền dẫn sóng điện từ (ánh sáng cũng là một dạng sóng điện từ).

C. Một môi trường vật lí được sử dụng cùng với một cách mã hóa dữ liệu trên sóng điện từ để chuyển tải tín hiệu số.

D. Phương tiện truyền dữ liệu.

Lời giải chi tiết:

Đáp án: C. Đây là định nghĩa chính xác nhất về đường truyền mạng. Nó bao hàm cả yếu tố vật lý (dây cáp, không gian không khí) và cách thức mã hóa để truyền tải dữ liệu (sóng điện từ). Đường truyền mạng không chỉ đơn thuần là môi trường mà còn là cách thức chuyển tải thông tin số

1.2

Trả lời câu hỏi 1.2 trang 86 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức

Những hình ảnh nào sau đây là cáp truyền dữ liệu dùng trong mạng máy tính?

Những hình ảnh nào sau đây là cáp truyền dữ liệu dùng trong mạng máy tính

Lời giải chi tiết:

a) Đúng: Cáp quang là một loại cáp truyền dữ liệu được sử dụng phổ biến trong các mạng máy tính, đặc biệt cho các kết nối tốc độ cao và khoảng cách xa. Nó sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu, giúp truyền tải dữ liệu với băng thông rất lớn và ít bị suy giảm so với cáp đồng.

b) Đúng: Cáp xoắn đôi (twisted pair cable) là một loại cáp thường được sử dụng trong mạng máy tính LAN. Nó có khả năng giảm nhiễu điện từ và cải thiện chất lượng tín hiệu nhờ vào cấu trúc xoắn của các cặp dây. Các loại cáp xoắn đôi phổ biến bao gồm STP (Shielded Twisted Pair) và UTP (Unshielded Twisted Pair).

ADVERTISING

c) Sai: Cáp đồng thường không được sử dụng phổ biến trong các mạng hiện đại như cáp quang hay cáp xoắn đôi.

d) Sai: Loại dây này không sử dụng

1.3

Trả lời câu hỏi 1.3 trang 86 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức

Ý kiến so sánh giữa cáp quang và cáp đồng nào sau đây là sai?

A. Cáp quang không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện từ và các điều kiện ngoại cảnh khác.

B. Cáp quang bảo mật cao vì khó lầy tín hiệu trên đường truyền.

C. Tín hiệu trong cáp quang ít suy hao hơn tín hiệu trong cáp điện nên có thể truyền xa hơn.

D. Cáp quang tiêu thụ năng lượng rất thấp, chi phí rẻ hơn so với cáp đồng và băng thông thấp hơn.

Lời giải chi tiết:

Đáp án: D. Vì cáp quang tốt hơn cả về mức độ tiêu hao năng lượng và băng thông.

Tuy nhiên máy tính không sử dụng được trực tiếp tín hiệu từ cáp quang mà phải cần thêm modem. Do vậy ở khoảng cách xa, nên dùng cáp quang.

1.4

Trả lời câu hỏi 1.4 trang 86 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức

Những chuẩn nào sau đây thuộc loại Gigabit Ethernet cho khoảng cách truyền trên 500 m?

A. 1000Base-SX.

B. 1000BASE-LX.

C. 1000Base-CX.

D. 1000Base-T.

Lời giải chi tiết:

Đáp án: A và B.

A. Đây là chuẩn Gigabit Ethernet sử dụng cáp quang đa mode. Khoảng cách truyền tối đa của 1000Base-SX là khoảng 550 m đối với cáp quang đa mode (OM3), nhưng chỉ khoảng 300 m với cáp quang đa mode cũ hơn (OM2).

B. Đây là chuẩn Gigabit Ethernet sử dụng cáp quang đơn mode. Nó có khả năng truyền tối đa lên đến khoảng 10 km đối với cáp quang đơn mode. Đáp ứng yêu cầu khoảng cách trên 500 m.

1.5

Trả lời câu hỏi 1.5 trang 86 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức

Phương án nào sau đây không phải là đường truyền mạng thông dụng?

A. Sóng mang GSM.

B. Sóng mang Wi-Fi.

C. Sóng siêu âm.

D. Sóng mang Bluetooth.

Lời giải chi tiết:

Đáp án: C. Sóng siêu âm thường được sử dụng trong các ứng dụng như siêu âm y tế, công nghiệp (như kiểm tra vật liệu), và một số ứng dụng cảm biến. Tuy nhiên, nó không được sử dụng như một phương thức truyền thông mạng thông dụng. Không phải là một đường truyền mạng thông dụng.

1.6

Trả lời câu hỏi 1.6 trang 87 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức

Chuẩn truyền không dây nào sau đây có tốc độ Gigabit?

A. Chuẩn 802.11b.

B. Chuẩn 802.11g.

C. Chuẩn 802.11n.

D. Chuẩn 802.11ac.

Lời giải chi tiết:

Đáp án: D. Chuẩn 802.11ac, được phát triển sau chuẩn 802.11n, có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 1.3 Gbps (hoặc thậm chí cao hơn trong một số cấu hình với công nghệ MIMO và băng tần 5 GHz). Đạt tốc độ Gigabit.

1.7

Trả lời câu hỏi 1.7 trang 87 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức

Theo em, tại sao lượng dữ liệu thường được đo theo byte và các bội số của byte, trong khi đó tốc độ truyền dữ liệu thông thường lại đo theo bit và các bội số của bit?

Lời giải chi tiết:

Khi lưu trữ, đơn vị thông tin nhỏ nhất thường dùng là mức mã hóá một kí tự, là một byte. Hiếm khi truy cập đến mức thấp hơn.

Còn khi truyền thông, người ta không quan tâm đền ý nghĩa mà quan trọng hơn là mã hóá tín hiệu, thường ở mức logic của tín hiệu là bit.

1.8

Trả lời câu hỏi 1.8 trang 87 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức

Hãy tìm hiểu và so sánh kết nối Wi-Fi và Bluetooth về các phương diện:

băng thông, phạm vi tác dụng, năng lượng sử dụng và khả năng kết nối nhiều phương tiện.

Lời giải chi tiết:


Wi-Fi

Bluetooth

Băng thông

Cao

Thấp (khoảng 1 Mb/s)

Yêu cầu phần cứng

Phải có thiết bị thu phát chung.

Các thiết bị cũng phải có mạch thu phát, kết nối qua trung gian của bộ thu phát.

Không cần thiết bị trung gian, kết nối trực tiếp hai thiết bị.

Phạm vi tác dụng

Thông thường trong khoảng từ 30 - 50 m, có thể đến 100 m.

10 m

 

An toàn

Tốt hơn

Kém hơn

Khả năng kết nồi với nhiều thiết bị

Kết nối được nhiều thiết bị đồng thời.

Thông thường mỗi khi sử dụng chỉ kết nối với một số hạn chế (thường chỉ là một) thiết bị.

Thường được sử dụng

Tạo thành mạng cục bộ có khả năng kết nối với Internet.

Tương tác trực tiếp giữa hai thiết bị.

Tiêu hao năng lượng

Công suất cao hơn, có thể tốn pin hơn đối với thiết bị di động.

Công suất thấp.

1.9

Trả lời câu hỏi 1.9 trang 87 Bài 1 SBT Tin học 12 Kết nối tri thức

Tìm hiểu Wi-Fi Mesh theo các gợi ý sau: Wi-Fi Mesh là gì, ích lợi của Wi-Fi Mesh.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý: Các bộ thu phát Wi-Fi (WAP) thường dùng để kết nối không dây và một trong các tác dụng của nó là mở rộng phạm vi địa lí của mạng.

Nếu trong một khu vực dùng nhiều WAP, khi ta đã chọn WAP để kết nối thì khi di chuyển ra xa khỏi WAP đang kết nối tín hiệu sẽ yếu dần và có thể mất kết nối. Trong trường hợp đó có thể chọn lại. Việc mỗi WAP lại có tên riêng và có thể có mật khẩu riêng gây phiền phức.

Trong mạng điện thoại di động có tính năng roaming. Khi di chuyển mạng điện thoại sẽ chọn trạm tiếp sóng gần nhất để kết nối và các trạm tiếp sóng tự chuyển tiếp dữ liệu theo vị trí của người dùng.

Một giải pháp trước đây được dùng cho các tổ chức là Wi-Fi Mesh, nay đã được dùng tương đối rộng rãi cho các gia đình. Các nhà mạng ở Việt Nam đã và đang nâng cấp mạng cho các thuê bao theo giải pháp Wi-Fi Mesh, cho phép roaming giữa các WAP.

Với giải pháp này, trong mỗi mạng có thể lắp nhiều WAP (ví dụ mỗi tầng nhà có một WAP) hoặc trong một giảng đường, mỗi hành lang có một WAP. Tất cả các WAP này tự chuyển tiếp kết nối cho người dùng. Chúng dùng chung tên và mật khẩu do một WAP làm thiết bị gốc chịu trách nhiệm (được thiết lập giống như một WAP thông thường), các WAP khác chỉ làm việc chuyển tiếp tín hiệu (roaming). Khi người dùng di chuyển các WAP sẽ thực hiện việc chuyển tiếp để thiết bị của người dùng bắt tín hiệu từ WAP có tín hiệu mạnh nhất, tương tự như các trạm BTS của hệ thồng điện thoại di động. Khi cài đặt người ta phải khai báo nó làm trạm chuyển tiếp của WAP gốc. Người dùng không cần phải quan tâm đến việc mình đang dùng với WAP cụ thể nào, không phải đăng nhập lại, các truy cập liền mạch không gián đoạn. Wi-Fi Mesh cũng tự đổi tần số kết nối giữa các trạm của nó để tránh can nhiễu với thiết bị của người dùng.

Wi-Fi Mesh rất thuận tiện cho những khu vực rộng lớn, nhiều vật che khuất, hay những nơi sử dụng nhiều thiết bị loT.

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí