Viết đoạn văn nghị luận về khiêm tốn>
Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận về khiêm tốn hay nhất được trình bày khoa học giúp các em học tốt môn văn lớp 12
Dàn ý
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: khiêm tốn.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Khiêm tốn: là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm, không khoe khoang, không tự cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗ lực, không ngừng học tập và học hỏi.
b. Phân tích
- Biểu hiện của tính khiêm tốn:
+ Người khiêm tốn không tự cao tự đại, không khoe khoang, khoa trương bản thân
+ Luôn cho rằng bản thân cần học hỏi, trau dồi thêm, khi đạt được thành công không kiêu căng tự mãn.
+ Ham học hỏi, không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên; cần cù, chăm chỉ, biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác, không chủ quan, bảo thủ
- Ý nghĩa của việc khiêm tốn:
+ Giúp con người học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải.
+ Người có lòng khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, tin tưởng, thành công hơn những người khác.
+ Khi người có tính khiêm tốn, chúng ta sẽ có ý thức cao về bản thân mình, việc luôn nhận thức được bản thân sẽ khiến chúng ta tiến bộ nhanh hơn.
c. Phản đề
- Trong xã hội vẫn có không ít người có tính huênh hoang, tự cao tự đại, hay khoe khoang
- Có những người nói quá, làm lố để mong nhận được sự chú ý của người khác, khiến người khác phải trầm trồ, ngưỡng mộ mình
- Lại có những người luôn coi bản thân mình là nhất, người khác phải học tập theo,…
3. Kết đoạn
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự khiêm tốn và rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Bài mẫu 1
Khiêm tốn không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn tới thành công.Vậy khiêm tốn là gì? Tại sao nó lại quan trọng với chúng ta đến vậy? Khiêm tốn là lối sống không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi từ những người khác. Chắc hẳn bạn cũng biết, không ai trong chúng ta là hoàn hảo, trí tuệ của mỗi người cũng chỉ là một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc rộng lớn. Hiểu được khả năng của mình sẽ là cơ sở quan trọng để ta hoàn thiện bản thân và mở mang tri thức. Đồng thời, biết khiêm nhường và lắng nghe cũng giúp ta có được sự tôn trọng, tin yêu của những người xung quanh. Khiêm tốn làm chúng ta cao quý hơn trong mặt mọi người và luôn luôn nhận được sự nể phục. Khiêm tốn còn làm chúng ta tự kiềm chế bản thân mình để không tự mãn khi thành công. Chính điều này làm chúng ta luôn thấy mình “thấp” hơn người khác để bản thân không ngừng cố gắng mỗi ngày. Chính đức tính ấy đã làm cho bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trở nên gần gũi, cao quý hơn đối với nhân dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế. Vậy nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người quá đề cao chủ nghĩa cá nhân, mải khoe khoang tự mãn, đắm chìm trong những gì đã đạt được để rồi dần thụt lùi so với dòng chảy của văn minh nhân loại. Hiểu được giá trị của đức tính khiêm tốn mỗi chúng ta cần nói không với cách sống tiêu cực và rèn luyện đức khiêm tốn từ những điều nhỏ bé hàng ngày. Bởi “khiêm tốn là lương tri của cơ thể”, thiếu nó ta đâu thể trở thành một con người đúng nghĩa cũng như hoàn thiện bản thân.
Bài mẫu 2
Người biết ít thì nói nhiều, người biết nhiều thi nói ít. Có thể nói, khiêm tốn là chiến thắng đầu tiên trong giao tiếp. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân và người khác, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn nhún nhường trước người khác. Người có đức tính khiêm tốn thường giao tiếp điềm đạm, nhỏ nhẹ, luôn biết nhường nhịn người khác, không khoe mẽ về bản thân, tôn trọng và lịch thiệp trong giao tiếp. Người khiêm tốn cũng không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết, nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao tiếp,nên kết giao được với nhiều người. Khiêm tốn là một thái độ sống tích cực, một cách làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiêm của bản thân từ cuộc sống. Thái độ khiêm tốn thể hiện qua từng lời nói, hành động và cử chỉ một cách thật tâm đối với mọi người. Ai cũng cần có lòng khiêm tốn. Chính sự khiêm tốn gắn kết con người lại với nhau, tạo nên một xã hội văn minh, tiến bộ và hạnh phúc. Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng còn tính cách trưởng thành trong bão tố. Kẻ sống không có lòng khiêm tốn, thích khoe khoang, hợm hĩnh, kiêu ngạo quá mức sẽ bị mọi người khinh ghét, xa lánh, nhất định sẽ thất bại trong cuộc sống này.
Bài mẫu 3
Trên bước đường thành công của mỗi người không thể thiếu đức tính khiêm tốn. Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là không đề cao mình, không khoe khoang, biết đánh giá đúng về bản thân. Người khiêm tốn luôn biết lắng nghe, không ngừng học hỏi từ mọi người xung quanh. Khiêm tốn là một đức tính cao đẹp của con người. Nó giúp ta nhìn nhận đúng năng lực của bản thân, từ đó không ngừng hoàn thiện những thiếu sót, sai lầm. Khiêm tốn giúp chúng ta kiềm chế cảm xúc, không kiêu ngạo, tự mãn trước những vinh quang của bản thân. Không những thế, khi bạn khiêm tốn, bạn sẽ thấy kiến thức của bản thân không bao giờ đủ, luôn nỗ lực, phấn đấu từng ngày để học hỏi, tìm tòi, nâng cao hiểu biết từ đó đạt được những thành công lớn. Người khiêm tốn cũng sẽ luôn được tôn trọng, nể phục. Một ví dụ tiêu biểu cho đức tính này chính là Bác Hồ. Dù là người chèo lái con thuyền cách mạng làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc, là chủ tịch của một nước nhưng Bác vẫn luôn giản dị gần gũi với nhân dân. Phê phán những người tự cao, kiêu ngạo, ảo tưởng về bản thân mà khinh thường người khác. Mỗi người cần hiểu được giá trị của đức tính khiêm tốn, luôn biết học hỏi, không ngừng rèn luyện để hoàn thiện bản thân và hãy nhớ rằng "lòng khiêm tốn là lương tri của cơ thể."
- Viết đoạn văn nghị luận về tình cảm gia đình
- Viết đoạn văn nghị luận về tình yêu thương
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng trông chờ vào người khác"
- Viết đoạn văn nghị luận về tình mẫu tử
- Viết đoạn văn nghị luận về lời xin lỗi
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"