Viết đoạn văn nghị luận về cống hiến>
Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận về cống hiến hay nhất được trình bày khoa học giúp các em học tốt môn văn lớp 12
Dàn ý
Dàn ý chi tiết
1. Mở đoạn
Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: cống hiến
2. Thân đoạn
a) Giải thích: cống hiến là tự nguyện dâng hiến công sức của mình, đóng góp sức mình cho cộng đồng, xã hội.
b) Bàn luận
- Vì sao con người cần có sự cống hiến:
+ Cống hiến là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của đất nước
+ Thế hệ trẻ Việt Nam đã cống hiến cho tổ quốc, trong thời chiến và thời bình.
+ Ngày nay, đất nước rất cần sự cống hiến của chúng ta trong nhiều lĩnh vực: thanh niên tình nguyện, trên giảng đường, trong nhà máy…
- Ý nghĩa của sự cống hiến:
+ Giúp đất nước giàu mạnh, bền vững và không ngừng phát triển.
+ Rèn luyện tinh thần trách nhiệm của bản thân với sự nghiệp chung
+ Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của cha ông: cha ông đã bảo vệ tổ quốc khỏi kẻ thù, thế hệ trẻ cống hiến xây dựng đất nước.
- Phản đề: vẫn có một bộ phận thanh niên chưa xác định được tinh thần cống hiến, còn ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình
c) Bài học: Cần cố gắng, cần xác định vị trí, khả năng đóng góp của mình cho xã hội, cho cộng đồng.
3. Kết đoạn
Khẳng định lại vấn đề, liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.
Bài mẫu 1
Trong lời bài hát Khát vọng tuổi trẻ của nhạc sĩ Vũ Hoàng có câu: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy thử hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc”. Câu hát đã trở thành kim chỉ nam của nhiều người: Sống cống hiến, đóng góp sức lực, trí tuệ của bản thân vào lợi ích chung của tập thể, cộng đồng, rộng ra là của quê hương, đất nước. Đẹp hơn cả là lẽ sống cống hiến âm thầm, lặng lẽ không ồn ào khoa trương: “Lặng lẽ dâng cho đời” (Thanh Hải) của những chiến sĩ công an ngày đêm truy bắt tội phạm bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, của những bác sĩ tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19 hi sinh hạnh phúc cá nhân để đẩy lùi dịch bệnh, cứu sống người dân; những cô giáo vùng cao trèo đèo lội suối mang con chữ đến với bản làng… Chính những sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ ấy đã tạo nên sức mạnh toàn dân, lan tỏa những thông điệp tích cực đến với mọi người; để rồi mỗi người “làm theo sức của mình” góp phần xây dựng một Việt Nam giàu đẹp, vững mạnh, là một trong những đất nước đáng sống trên thế giới. Bên cạnh đó, chính sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ làm cho cuộc đời của mỗi người thêm ý nghĩa nhờ sự gắn kết với cộng đồng, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, sự âm thầm, lặng lẽ mang đến cho con người một cuộc sống bình yên, thanh thản trong tâm hồn; con người tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc trong tâm hồn mình. Đó là bí quyết để mỗi người có một cuộc sống hạnh phúc. Hãy biết cống hiến để mang đến những điều tốt đẹp cho bản thân và những người yêu thương.
Bài mẫu 2
Peter Marshall - Giáo của Thượng nghị viện Mỹ từng nói: “Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến”. Cống hiến là đóng góp công sức, đóng góp những thứ từ bình thường đến quý giá cho sự nghiệp chung của mọi người, của đất nước. Suy rộng hơn, cống hiến chính là góp phần xây dựng thế giới ngày một văn minh, tân tiến hơn. Người biết cống hiến được tôn trọng và kính nể rất nhiều. Bởi khi ta biết cống hiến, chính là lúc ta biết đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Biết hi sinh lợi ích của mình vì cộng đồng. Để làm được điều này, ta cần phải mở rộng tầm nhìn của mình đối với thế giới, tránh xa những nông cạn, vị kỉ, nhỏ nhen. Việc cống hiến còn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và tâm hồn mình hơn, như biết bao dung hơn, trở thành người quảng đại hơn, yêu thương con người nhiều hơn. “Cống hiến”- hai chữ với hai thanh sắc - khiến ta liên tưởng đến điều gì lớn lao, xa xăm, ta nghĩ chỉ những người xuất chúng mới có khả năng cống hiến cho nhân loại. Như những sáng tạo, những phát minh, tìm kiếm khoa học được đánh giá cao của Mark Zuckerberg - ông chủ của trang mạng xã hội lớn nhất thế giới - Facebook; Marie Curie với phát hiện vĩ đại cho nền công nghiệp phóng xạ - Uranium. Nhưng chữ “cống hiến” cũng rất đời thường. Đó là sự chăm chỉ lao động của người nông dân, là sự miệt mài với công việc của người trí thức, là sự hăng say trong học tập của lớp trẻ. Phải chăng đó là hình ảnh giản dị của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long, là các anh lính biên phòng hay hải đảo xa xôi đang ngày đêm canh giữ bình yên cho đất nước. Và cao hơn cả cống hiến, chính là đức hy sinh. Hãy nhớ về những vị anh hùng hữu danh, vô danh, họ đã hy sinh cả mạng sống để cho đất nước được yên tiếng súng, được độc lập tự do. Từ đó, nhắc nhở bản thân mỗi chúng ta phải biết sống vì mọi người, sống vì đất nước, dân tộc và “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”.
Bài mẫu 3
“Sống cống hiến để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ “. Ý kiến ấy quả thực chính xác. Cống hiến là đóng góp công sức của mình cho xã hội, là góp phần xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Tuổi trẻ chính là quãng thời gian đẹp nhất của thanh xuân, là thời khắc con người có đủ sức trẻ và sức khỏe để cống hiến thật nhiều hơn cho xã hội. Cũng vì thế, chúng ta đừng ngần ngại khó khăn, thử thách mà hãy làm hết những gì mình có thể, cống hiến cho xã hội để xây dựng và phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Thử nghĩ mà xem, một ngày nào đấy khi bạn già đi, bạn muốn làm công việc mình yêu thích liệu có thể nữa hay không? Hay nói đơn giản hơn là bạn muốn đi chơi đây đó nhưng sức khỏe chẳng cho phép bạn bước đi khi ấy liệu rằng bạn có hối tiếc ? Để sau này khi về già ta không có gì phải hối tiếc vì những năm tháng thanh xuân đã sống hoài, sống phí thì ngay từ bây giờ chúng ta phải bắt tay vào hành động. Hãy sống hết mình với khao khát và đam mê, hãy vươn dài đôi cánh ước mơ bay đến những biển trời mơ ước. Và đặc biệt hơn, hãy sống như ngày mai sẽ chết, sống một cuộc đời ý nghĩa và không hoài phí thời gian. Yêu đời nhiều hơn, tận hưởng và tận hiến nhiều hơn. Đó cũng chính là cách ta cống hiến cho cuộc đời này những gì ý nghĩa nhất.
Nguồn: Sưu tầm
Loigiaihay.com
- Viết đoạn văn nghị luận về hi vọng
- Viết đoạn văn nghị luận về thành công
- Viết đoạn văn nghị luận về thất bại
- Viết đoạn văn nghị luận về khiêm tốn
- Viết đoạn văn nghị luận về tình cảm gia đình
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"