Văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng>
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậy Tay rằng
Chân, tay, tai, mắt, miệng
1. Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậy Tay rằng:
- Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được hay không.
Cậu Chân, cậu Tay cũng nói:
- Phải đấy, chúng ta phải đi nói cho lão Miệng biết để lão tự lo ấy. Chúng ta vất vả nhiều rồi. Nay đã đến lúc lão phải tự mình tìm lấy thức ăn, xem lão có làm nổi không.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu tay cùng kéo nhau đến lão Miệng. Đi qua nhà bác Tai, họ thấy bác ta đang ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Cả ba cùng chạy vào, cùng nói:
- Bác Tai ơi, bác có đi với chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu đến nói cho lão biết, từ nay chúng cháu không làm cho lão ăn nữa. Chúng cháu cũng như bác, lâu nay vất cả nhiều rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.
Bác Tai gật đầu lia lịa:
- Phải, phải,… Bác sẽ đi với các cháu!
Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ không chào hỏi gì cả. Cậu Chân, cậu Tay nói thẳng luôn với lão:
- Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất cả vì ông nhiều rồi.
Lão Miệng nghe nói, rất lấy làm ngạc nhiên. Lão nói:
- Có chuyện gì muốn bàn với nhau thì hãy vào nhà đã. Làm gì mà nóng nảy thế?
Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng:
- Không, không phải bàn bạc gì nữa. Từ nay trở đi, ông pahri lo lấy mà sống. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi, ngon lành mà làm cho cực!
Nói rồi cả bọn kéo nhau về.
2. Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy vui đùa như trước nữa; cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong. Cả bọn lừ đừ mệt mỏi như thế, cho đến ngày thứ bảy thì không chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn.
3. Bác Tai nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:
- Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt tất cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khỏe khoắn được. Chúng ta nên đến nói lại với lão, các cháu có đi không?
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hàm răng thì khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong dần dần tỉnh lại. Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái như trước. Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Lời trái tim
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đợi mẹ
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Một ngày của Ích-chi-an
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Xưởng Sô-cô-la
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Lời trái tim
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đợi mẹ
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Một ngày của Ích-chi-an
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Xưởng Sô-cô-la