Soạn bài Tràng giang SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn >
Theo bạn, vì sao người đọc lại có thể rung động trước bài thơ được viết bởi một người xa lạ, có những trải nghiệm khác biệt với mình?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Video hướng dẫn giải
Trước khi đọc Câu 1
Theo bạn, vì sao người đọc lại có thể rung động trước bài thơ được viết bởi một người xa lạ, có những trải nghiệm khác biệt với mình?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Theo em, người đọc có thể rung động trước bài thơ được viết bởi một người xa lạ, có những trải nghiệm khác biệt với mình là bởi tình cảm mà tác giả thể hiện trong mỗi bài thơ và khát khao khám phá của con người.
Trước khi đọc Câu 2
Bạn có cho rằng cảnh trời đất mênh mông trong buổi chiều tà thường có một ý nghĩa đặc biệt đối với tâm hồn mỗi người? Hãy đọc một số câu thơ mà bạn biết nói về cảnh ấy, thời điểm ấy.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Em cho rằng cảnh trời đất mênh mông trong buổi chiều tà thường mang đến một ý nghĩa rất đặc biệt. Đó là cảnh hoàng hôn, báo hiệu kết thúc một ngày và thường con người sẽ cảm thấy man mác buồn khi bắt gặp cảnh này.
Một số câu thơ nói về cảnh ấy là:
- “Chiều tà bỏ lại phía sau
Còn vương chút nắng nhuộm màu nhớ thương.”
(Hoàng hôn – Trần Thị Lý)
- “Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn.”
(Buổi chiều Lữ Thứ - Bà Huyện Thanh Quan)
Trong khi đọc Câu 1
Chú ý điều được gợi mở từ câu thơ đề từ.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ câu đề từ của bài.
Lời giải chi tiết:
Câu thơ đề từ là một âm điệu nhẹ nhàng, thể hiện nỗi nhớ thương trong tâm hồn của con người.
Trong khi đọc Câu 2
Hình ảnh xuất hiện ở câu cuối khổ thơ có thể gợi lên những cảm nhận gì?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ khổ thơ đầu tiên.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh xuất hiện ở đây là “cành củi khô – lạc mấy dòng”. Hình ảnh đó gợi lên cho người đọc về một sự vô định, lênh đênh, ngổn ngang trong tâm hồn của nhân vật trữ tình.
Trong khi đọc Câu 3
Thế nào là “sâu chót vót”?
Phương pháp giải:
Đọc khổ thơ thứ 2.
Lời giải chi tiết:
“Sâu chót vót” là tính từ để miêu tả bầu trời xanh thẳm. Đó là bầu trời không chỉ cao, xanh, hun hút ánh hoàng hôn mà ẩn sâu trong đó có là sự rợn ngợp của khung cảnh
Trong khi đọc Câu 4
Chú ý đặc điểm chính tả và ngữ âm của từ láy “dợn dợn”?
Phương pháp giải:
Chú ý vào khổ thơ thứ 4.
Lời giải chi tiết:
“Dợn dợn” là một từ láy hoàn toàn. Ở đây, tác giả sử dụng từ “dợn dợn” không chỉ gợi cảm giác có điều gì canh cánh trong lòng mà ẩn sau đó là hình ảnh những con sóng nhấp nhô, liên tiếp mở ra muôn trùng trường giang.
Sau khi đọc Câu 1
Bạn có cảm nhận gì về nhan đề Tràng giang? Nhan đề và lời đề từ liên quan thế nào với nội dung cảm xúc của bài thơ.
Phương pháp giải:
Dựa vào nhan đề và ý hiểu của bản thân về tác phẩm để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Nhan đề “Tràng giang” theo em hiểu đó là một con sông dài vô tận. Đồng thời, từ Tràng giang còn gợi cho em cảm giác về chiều cảm nhận được mở rộng trong không gian và thời gian. Nhờ vậy, hình ảnh con sông trong bài thơ mới hiện lên một cách rộng lớn, mênh mông hơn.
→ Giúp người đọc phần nào định hình được nội dung của tác phẩm ngay từ những dòng đầu tiên
Sau khi đọc Câu 2
Có thể dùng những từ ngữ nào để chỉ tính chất của khung cảnh được "vẽ" ra trong bài thơ?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ toàn bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ để chỉ tính chất của khung cảnh trong bài thơ như: điệp điệp, song song, đìu hiu, sâu chót vót, dợn dợn, xuống – lên, mênh mông, lớp lớp…
Sau khi đọc Câu 3
Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Bạn dựa vào đầu để xác định như vậy?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Dựa vào kiến thức và hiểu biết về bài thơ để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ được cấu tứ theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với nhịp thơ 4/3. Lời thơ miêu tả từ ngoài vào trong, từ xa đến gần gợi cho người đọc về một không gian rộng lớn của vùng sông nước.
- Để xác định được điều đó, em dựa vào số từ trong mỗi dòng thơ, nhịp điệu của mỗi câu thơ. Tiếp đến là dựa vào các hình ảnh được sử dụng trong bài thơ.
Sau khi đọc Câu 4
Chỉ ra sự tương phản giữa các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai. Sự tương phản đó có ý nghĩa gì và tiếp tục được triển khai ở các khổ thơ kế tiếp như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ khổ 2, chú ý vào những hình ảnh tương phản.
Lời giải chi tiết:
- Hình ảnh tương phản trong khổ thơ thứ 2: nắng xuống – trời lên, sông dài – trời rộng – bến cô liêu.
→ Sự tương phản đó gợi lên cảm nhận về một không gian rộng lớn của vũ trụ
Sau khi đọc Câu 5
Bài thơ có những điểm khác lạ nào trong cách sử dụng ngôn ngữ. Hãy làm rõ hiện tượng này qua phân tích một ví dụ bạn cho là tiêu biểu.
Phương pháp giải:
Chú ý vào cách sử dụng từ ngữ của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Tác giả đã khéo léo đảo từ láy “lặng lẽ” lên đầu câu nhằm nhấn mạnh sự yên ắng, đìu hiu, một không gian hiu quạnh tại những bãi nương dọc bờ sông. Qua đó, giúp người đọc thấy được sự vắng vẻ, hiu quạnh của cảnh vật hay của lòng người đang hiện hữu qua hình ảnh của cảnh vật.
Sau khi đọc Câu 6
Nếu một số thi liệu truyền thống xuất hiện trong văn bản. Việc tác giả sử dụng những thi liệu ấy cho biết thêm điều gì về cầu tử của bài thơ?
Phương pháp giải:
Chú ý vào thể thơ, cách thức sử dụng từ ngữ và những hiểu biết của bản thân về thi liệu cổ điển để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
- Thi liệu truyền thống có thể kể đến trong bài thơ: đề tài sông nước quen thuộc của thi sĩ xưa; sử dụng từ Hán Việt (tràng giang); thể thơ thất ngôn, tỏ rõ sự suy tư, cảm xúc mênh mông của con người; tứ thơ quen thuộc của thơ cô lấy cảnh vật để nói về nỗi niềm của con người.
- Tác dụng:Giúp bài thơ mang không khí cổ điển, trầm mặc, thể hiện sự trang nhã trong lời thơ. Đồng thời, nó cũng góp phần trong việc thể hiện tâm tư, cảm xúc thầm kín của tác giả
Sau khi đọc Câu 7
Tràng giang thường được nhìn nhận là bài thơ giàu yếu tố tượng trưng. Bạn suy nghĩ về vấn đề đó như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của cảnh vật quê hương, đất nước mà ẩn sâu trong đó là tâm trạng man mác buồn, cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình trước sự hùng vĩ, bao la, mênh mông của vũ trụ. Đó là tâm hồn của một người chiến sỹ, một người thanh niên tràn ngập tình yêu quê hương, đất nước.
Sau khi đọc Câu 8
Bài thơ đã giúp bạn có thêm được cảm nhận gì về đời sống, về mối quan hệ giữa con người cá nhân với vũ trụ và biển?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức và hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ giúp em nhận ra thế giới này thật bao la, rộng lớn. Con người chỉ là một phần rất nhỏ bé trong vũ trụ nhưng lại không thể thiếu. Sự có mặt của chúng ta là một phần của tạo hóa, là những đóa hoa nở rộ điểm xuyến trong vũ trụ rộng lớn.
Kết nối đọc - viết
Viết đoạn văn (khoảng 150) chữ bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng giang.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Việc đảo tính từ lên đầu câu trong tác phẩm luôn là một yếu tố khiến em cảm thấy tâm đắc và hay nhất. Bởi không đi theo quy luật thông thường, Huy Cận đã cho người đọc thấy được sự độc đáo trong câu từ với những từ láy chỉ tính chất của sự việc được đặt ở đầu câu như “lớp lớp”, “lặng lẽ”, “lơ thơ”… Việc đảo như vậy không chỉ nhấn mạnh sự bao la, rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ, của cảnh đẹp quê hương mà nó còn thể hiện rõ sự cô đơn, nỗi buồn man mác của nhân vật trữ tình trước vũ trụ mênh mông. Đồng thời, việc đảo như vậy cũng tạo ấn tượng mạnh cho người đọc về một cách sử dụng từ mới mẻ độc đáo. Từ đó, không chỉ giúp người đọc hiểu sâu hơn về tác phẩm mà còn hiểu rõ hơn về tâm tư, tình cảm của tác giả gửi gắm qua từng lời thơ đó.
- Soạn bài Con đường mùa đông SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 73 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Luyện tập và vận dụng SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Hệ thống hóa kiến thức đã học SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài “Làm việc” cũng là “làm người” SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 119 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo) SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Luyện tập và vận dụng SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Hệ thống hóa kiến thức đã học SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài “Làm việc” cũng là “làm người” SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 119 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo) SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn