Soạn bài Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn>
Trình bày ý nghĩa của phát ngôn có trách nghiệm trong giao tiếp xã hội.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Đề bài
Câu hỏi (trang 95, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Trình bày ý nghĩa của phát ngôn có trách nghiệm trong giao tiếp xã hội.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào bài viết cụ thể
Lời giải chi tiết
Chào thầy/ cô và các bạn, cảm ơn mọi người đến lắng nghe bài trình bày của em.
Người ta thường nói “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, đó là một truyền thống đạo lý được ông cha ta dạy từ xưa đến nay. Trong xã hội ngày này, “học nói” chính là học cách phát ngôn trong giao tiếp xã hội. Vậy ý nghĩa của phát ngôn có trách nghiệm trong giao tiếp xã hội là gì?
Trước tiên ta phải hiểu giao tiếp xã hội là gì. Đó là tất cả những khái niệm liên quan đến phạm trù truyền tải thông tin giữa người với người trong xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau như nói chuyện trực tiếp, nhắn tin, đăng bài trên mạng xã hội, viết thư điện tử… Và phát ngôn chính là nội dung của giao tiếp, là cái mà chúng ta muốn truyền tải đến người đọc và người nghe nhằm tác động lên suy nghĩ của họ. Điều này nó gắn với quyền tự do ngôn luận của mỗi người. Phát ngôn có trách nghiệm chính là những phát ngôn chính xác, đảm bảo tính hợp pháp về mặt nội dung cũng như mục đích của người truyền tải. Ví dụ, bạn muốn mọi người theo dõi fanpage của mình, bạn đăng một bài viết về fanpage của mình và kêu gọi mọi người theo dõi và thích, thì đó chính là một phát ngôn có trách nhiệm bởi nó đảm bảo về tính hợp pháp, mục đích của người viết là nhằm kêu gọi mọi người ủng hộ cho fanpage của mình. Hay đơn giản là các trang báo đưa tin về một vụ việc xảy ra, nếu là thông tin thì cần đảm bảo 2 tiêu chí: rõ ràng và đúng sự thật thì đó sẽ là một phát ngôn có trách nhiệm. Hay trong giao tiếp hàng ngày, giao tiếp có trách nhiệm thể hiện qua cách truyền tải thông tin và nội dung của thông tin đến người nghe. Nó phải là một thông tin chính xác và được truyền tải một cách rõ ràng, giúp người nghe có thể nắm bắt được cái mình nói thì nó sẽ tạo lên thành công của phát ngôn.
Phát ngôn có trách nhiệm là như vậy, vậy ý nghĩa của nó là gì? Một là, nó sẽ giúp người phát ngôn nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng từ người khác. Phát ngôn có trách nhiệm sẽ đảm bảo tính chân thật, chính xác của thông tin, bồi dưỡng sự tin tưởng cho người nghe. Hai là nó góp phần tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh. Một môi trường làm việc có những phát ngôn có trách nhiệm sẽ tạo nên một môi trường làm việc nghiêm túc, con người có điều kiện phát triển, nâng cao trình độ của bạn thân tại đó. Cuối cùng, đây là cơ sở để hình thành một xã hội lành mạnh, con người văn minh.
Mặc dù vậy, trong xã hội ta vẫn thường bắt gặp những người phát ngôn thiếu trách nhiệm trên mạng xã hội, hay ngoài thực tế. Họ đăng tin, đăng bài viết, lợi dụng mạng xã hội để câu like, view bằng những lời bịa đặt, những bài viết nói xấu, cãi nhau… ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của người khác. Hay ngay ngoài xã hội, chúng ta chẳng khó để bắt gặp những người nói chuyện kèm theo những lời văng tục, chửi bậy… khiến người nghe khó chịu và đánh giá họ kém văn minh giao tiếp. Những người như vậy nên bị phê phán và chúng ta không nên học tập họ.
Trong xã hội, phát ngôn hay giao tiếp đều đóng một vai trò rất quan trọng không chỉ thể hiện nhân cách con người mà còn góp phần xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp. Bởi vậy, là một học sinh, em cũng cần phải đưa ra được những phát ngôn có trách nhiệm, đúng sự thật, rõ ràng và minh bạch. Đồng thời cũng cần nên án những hành vi phát ngôn thiếu trách nhiệm, khuyến khích mọi người nên chịu trách nhiệm cho lời nói của mình. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng, văn minh cho thế hệ mai sau.
Trên đây là toàn bộ bài trình bày của em về ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội. Cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Mọi ý kiến đóng góp của mọi người sẽ giúp cho bài thuyết trình của em được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn!
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 97 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Thực hành đọc Tiếp xúc với tác phẩm SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 89 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Một thời đại trong thi ca SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Luyện tập và vận dụng SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Hệ thống hóa kiến thức đã học SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài “Làm việc” cũng là “làm người” SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 119 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo) SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Luyện tập và vận dụng SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Hệ thống hóa kiến thức đã học SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài “Làm việc” cũng là “làm người” SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 119 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo) SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn