Soạn bài Trí thông minh nhân tạo SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn>
Chia sẻ những điều bạn đã biết và muốn biết về trí thông minh nhân tạo. Đọc nhan đề và đoạn mở đầu, xác định chủ đề của văn bản.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Video hướng dẫn giải
Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 71, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chia sẻ những điều bạn đã biết và muốn biết về trí thông minh nhân tạo.
Phương pháp giải:
Dựa vào cảm nhận của bản thân để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Trí thông minh nhân tạo theo em biết thì nó là một phát minh vĩ đại của con người bởi nó có thể thay thế con người làm được nhiều thứ, không chỉ tăng năng suất lao động mà còn giúp con người giảm thiểu thời gian lao động chân tay.
Điều em muốn biết là tương lai, trí tuệ nhân tạo thực sự có thể thay thế con người hay không?
Trong khi đọc 1
Câu 1 (trang 71, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Đọc nhan đề và đoạn mở đầu, xác định chủ đề của văn bản.
Phương pháp giải:
Chú ý vào nhan đề và đoạn mở đầu của văn bản.
Lời giải chi tiết:
Chủ đề của văn bản là trí thông minh nhân tạo.
Trong khi đọc 2
Câu 2 (trang 71, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chú ý mốc thời gian và số liệu trong văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn tiếp.
Lời giải chi tiết:
Mốc thời gian: 2008
Số liệu trong văn bản: 10 tỉ lệnh mỗi giây.
Trong khi đọc 3
Câu 3 (trang 71, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Tóm tắt nội dung chính trong đoạn văn.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn từ “Trước khi tìm hiểu… đối phó với tội phạm”
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn nói về sự phân loại của 2 loại AI là AI mạnh (có khả năng suy nghĩ thực sự) và AI yếu (dùng để bổ sung cho con người).
Người ta dự đoán rằng trong tương lai AI có khả năng có thể thay thế con người để làm nhiều việc.
Trong khi đọc 4
Câu 4 (trang 72, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Những quan niệm khác nhau về khả năng của trí thông minh nhân tạo.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn từ “Liệu tất cả những…nhóm chuyên gia nào.”
Lời giải chi tiết:
- Ray Cơ-đơ-uên nhà tương lai học và nhà phát minh người Mỹ, đã công khai đánh cược với Mít-sen người sáng lập công ty phần mềm Lô-tút rằng máy tính sẽ vượt qua bài kiểm tra Tu-rinh vào năm 2029.
- Những các chuyên gia khác nói không.
- Bin Can-vin nhà thần kinh học lý thuyết người Mỹ, cho rằng não người phức tạp đến mức máy tính sẽ không bao giờ mô phỏng được.
Trong khi đọc 5
Câu 5 (trang 73, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Cách đặt câu hỏi và suy luận của tác giả về những điều có thể xảy ra trong tương lai.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn tiếp theo để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Cách suy luận và đặt câu hỏi của tác giả rất độc đáo, nó không chỉ làm nổi bật vấn đề mà chúng ta đang đề cập đến mà nó còn giúp chúng ta dễ dàng nắm bắt được thông tin một cách chính xác hơn và trả lời câu hỏi một cách cặn kẽ hơn nhằm làm sáng tỏ vấn đề được bàn luận.
Trong khi đọc 6
Câu 6 (trang 73, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Các từ ngữ liên kết thể hiện mối quan hệ giữa các ý chính, ý phụ trong đoạn văn.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn từ “Tuy nhiên, vẫn còn… sẽ đảm nhận tương lai.”
Lời giải chi tiết:
Các từ ngữ liên kết thể hiện mối quan hệ giữa các ý chính, ý phụ trong đoạn văn: tuy nhiên, thứ nhất, thứ hai, thực vậy.
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 74, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Hãy sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để tóm tắt các mốc thời gian và các thành tựu chính trong quá trình phát triển của trí thông minh nhân tạo. Các thông tin đó gợi cho bạn suy nghĩ gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào sự tổng hợp và sáng tạo của bản thân để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 74, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Đánh giá hiệu quả thông tin của sơ đồ được tác giả sử dụng.
Phương pháp giải:
Chú ý vào sơ đồ được tác giả sử dụng.
Lời giải chi tiết:
Việc sử dụng sơ đồ không chỉ giúp phần kiến thức mà tác giả muốn truyền tải trở nên khoa học hơn mà người đọc cũng phần nào dễ dàng nắm bắt được thông tin chính, những thông tin cần thiết về sự phát triển của AI trong tương lai.
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 74, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Xác định chủ đề, các ý chính, ý phụ và cách trình bày dữ liệu trong văn bản.
Phương pháp giải:
Chú ý vào cách triển khai các ý trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Chủ đề: Trí thông minh nhân tạo.
- Các ý chính và ý phụ:
+ AI sắp trở thành hiện thực
AI mạnh và AI yếu
Sự phát triển của công nghệ AI trong tương lai
+ Điều gì sẽ xảy ra khi AI phát triển nhanh chóng
Những vấn đề trong tương lai mà con người phải đối mặt khi công nghệ AI phát triển
Các vấn đề được đặt ra khi AI phát triển.
- Cách trình bày dữ liệu trong văn bản rất khoa học bởi tác giả đã kết hợp nhiều hình thức khác nhau. Nó không chỉ giúp người đọc dễ nắm bắt nội dung mà nó còn làm tăng hiệu quả giao tiếp.
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 74, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Theo bạn, những ý kiến trái chiều về sự phát triển của trí thông minh nhân tạo và những câu hỏi ở phần cuối văn bản cho thấy quan điểm, thái độ gì của tác giả?
Phương pháp giải:
Chú ý vào những câu thể hiện quan điểm của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Tác giả cho rằng có rất nhiều sự nghi ngờ về sự phát triển của AI và nó xoay quanh câu hỏi AI có thực sự thay thế được con người hay không.
Câu hỏi ở cuối bài của tác giả thể hiện một cái nhìn khách quan về vấn đề AI ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống con người ở hiện tại và tương lai. Tác giả như đang muốn nhắc nhở chúng ta đừng quá lạm dụng vào công nghệ AI bởi suy cho cùng nó chỉ là công cụ hỗ trợ con người chứ không thể thay thế con người.
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 74, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Tác giả đưa ra những dự đoán gì về tương lai của trí tuệ nhân tạo? Bạn có đồng tình với những dự đoán đó không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Chú ý vào những dự đoán về tương lai của trí tuệ nhân tạo.
Lời giải chi tiết:
Tác giả đưa ra dự đoán rằng loài người sẽ bước sang một kỷ nguyên tiến hóa mới, thời điểm chúng ta bắt đầu hợp nhất máy móc và đạt được sự bất tử ở một mức độ nào đó. Ngay cả khi máy móc không đạt được độ tinh tế như trên thì chúng vẫn sẽ trở lên thông minh và tương lai nó sẽ đảm nhận nhiều chức năng giống như con người ở hiện tại.
Em không đồng tình với quan điểm trên của tác giả và chúng ta phải hiểu rằng chúng ta tạo ra nó để trợ giúp con người chứ không phải thay thế con người và nó phải luôn đặt dưới sự kiểm soát của con người.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 74, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Tìm hiểu thêm các tác phẩm nghệ thuật về trí thông minh nhân tạo. Bạn suy nghĩ gì khi liên hệ các thông tin trong văn bản với những tác phẩm nghệ thuật mình đã biết?
Phương pháp giải:
Dựa vào sự tìm hiểu và kỹ năng phân tích thông tin để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Một ví dụ điển hình về sự phát triển của AI đó là chúng ta sẽ không nhìn thấy nhân viên đâu mà thay vào đó là những rô bốt phục vụ, chúng thay thế con người tiếp nhận sự gọi món và mang thức ăn ra đến tay của khách hàng.
Như vậy, đó là biểu hiện của sự thay thế con người của trí tuệ nhân tạo trong những bước đầu.
Kết nối đọc - viết
Câu hỏi (trang 74, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) tóm tắt những thông tin thú vị mà bạn thu thập được về trí thông minh nhân tạo.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết và khả năng nắm bắt thông tin của bản thân để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Trí thông minh nhân tạo được coi là phát minh vĩ đại của con người ở thế kỉ XX bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người. Từ việc thay thế con người trong lĩnh vực công nghiệp nặng hay độc hại, ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của nó, AI đang dần thay thế con người trong ngành dịch vụ như nhà hàng, thu ngân, quán ăn… Và gần đây nhất chính là sự kết hôn của con người với rô bốt, sự kiện này đã đặt ra câu hỏi lớn rằng rô bốt thực sự có thể thay thế con người trong tương lai gần phải không? Không ai biết được câu trả lời cho câu hỏi này bởi sự phát triển của AI sẽ vẫn tiếp diễn và chúng ta không thể làm gì khác ngoài kiểm soát tốt chúng bằng chính trí thông minh của chúng ta. Vì vậy, con người phải thật tỉnh táo trong việc sử dụng trí thông minh nhân tạo.
- Soạn bài Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 78 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một vấn đề của xã hội đương đại SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Nói và nghe Tranh biện về một vấn đề trong đời sống SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Luyện tập và vận dụng SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Hệ thống hóa kiến thức đã học SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài “Làm việc” cũng là “làm người” SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 119 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo) SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Luyện tập và vận dụng SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Hệ thống hóa kiến thức đã học SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài “Làm việc” cũng là “làm người” SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 119 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo) SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn