Soạn bài Độc Tiểu Thanh kí SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn>
Kể tên một vài tác phẩm văn chương Việt Nam viết về thân phận bất hạnh của người phụ nữ mà bạn biết. Qua nhân vật Thúy Kiều, hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Video hướng dẫn giải
Trước khi đọc 1
Câu 1 (trang 17, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Kể tên một vài tác phẩm văn chương Việt Nam viết về thân phận bất hạnh của người phụ nữ mà bạn biết.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Truyện Kiều, Chuyện người con gái Nam Xương, Tự tình, Chinh phụ ngâm…
Trước khi đọc 2
Câu 2 (trang 17, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Qua nhân vật Thúy Kiều, hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Phương pháp giải:
Dựa vào cảm nhận của bản thân để trả lời câu hỏi này
Lời giải chi tiết:
Qua nhân vật Thúy Kiều, ta có thể rút ra được rằng số phận của những người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa trong xã hội phong kiến thường hẩm hiu, bất hạnh.
Trong khi đọc 1
Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Theo dõi mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Chú ý vào mạch cảm xúc của bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Mạch cảm xúc của tác giả đi từ đẹp đến buồn, từ thực tại đến quá khứ rồi đến thương tiếc cho thân phận của chính mình của tác giả.
Trong khi đọc 2
Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chú ý sự đồng cảm với bi kịch của người phụ nữ và cảm thán về thân phận của chính mình.
Phương pháp giải:
Chú ý vào bi kịch của nhân vật trữ tình.
Lời giải chi tiết:
Sự đồng cảm ở đây là sự đồng cảm của những người tài hoa nhưng bạc mệnh và là lời cảm thán về sự ra đi của mình cùng với sự lãng quên của người đời.
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 19, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Theo bạn, nội dung câu 1 và câu 2 của bài thơ có mối quan hệ logic với nhau như thế nào?
Phương pháp giải:
Chú ý vào câu 1, 2
Lời giải chi tiết:
Ở đây, tác giả sử dụng 2 hình ảnh đối lập với một bên là hình ảnh Tây Hồ tuyệt đẹp, thơ mộng với một bên là gò hoang, hoang sơ lạnh lẽo.
→ Tác giả muốn nhấn mạnh sự cô đơn, lạnh lẽo của bản thân mình cũng giống với nàng Tiểu Thanh bất hạnh, đó là cuộc gặp gỡ định mệnh giữa những con người bất hạnh với nhau.
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 19, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chỉ ra và nhận xét mối quan hệ đối vế ý trong hai câu thực.
Phương pháp giải:
Chú ý vào nội dung của hai câu tiếp.
Lời giải chi tiết:
- Tác giả nêu lên triết lí sống trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ: hồng nhan bạc mệnh, tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truân…
→ Câu thơ thực đã tái hiện số phận bất hạnh đến cùng cực của nàng Tiểu Thanh, nhưng ẩn sâu trong đó là sự trân trọng, nâng niu những giá trị tài năng, thơ ca của nàng Tiểu Thanh
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 19, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Phân tích những cảm xúc và suy ngẫm của tác giả được thể hiện qua hai câu luận.
Phương pháp giải:
Chú ý vào 2 câu luận
Lời giải chi tiết:
- “Cổ kim hận sự” thể hiện mối hận xưa và nay, một mối hận truyền kiếp về số phận bất hạnh của những người tài hoa như nàng Tiểu Thanh.
- “Thiên nan vấn” thể hiện sự khó hỏi, không tìm được câu trả lời cho câu hỏi này.
→ Qua đó, ta thấy được nỗi hận về thời cuộc, về thời đại khổ đau của tác giả.
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 19, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chia sẻ suy nghĩ của bạn về tâm sự của Nguyễn Du ở hai câu kết.
Phương pháp giải:
Chú ý vào 2 câu kết
Lời giải chi tiết:
Qua lời tâm sự của Nguyễn Du, ta thấy ông như đang lạc lõng giữa dòng đời vô định và dường như ông thấy trước tương lai của mình thể hiện qua câu độc thoại cuối bài.
Dường như ông cũng nghĩ số phận của mình cũng chẳng khá hơn họ là bao và rồi khi chết đi, không biết người đời sau sẽ còn nhớ đến mình hay không hay tất cả sẽ chìm vào dĩ vãng như nàng Tiểu Thanh đây.
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 19, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Qua bài thơ, tác giả đã khái quát về bi kịch chung của những người tài hoa, phong nhà trong xã hội phong kiến như thế nào?
Phương pháp giải:
Đưa ra quan điểm của bản thân về thông điệp của bài
Lời giải chi tiết:
Dường như tạo hóa đang ghen tị với tài hoa của họ mà phán cho họ một cuộc đời đầy bất hạnh, khổ đau, đó là nỗi bất công, sự đau khổ truyền kiếp của những người tài hoa trong xã hội.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 19, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Hãy tìm đọc và giới thiệu một vài tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ của Nguyễn Du.
Phương pháp giải:
Dựa vào việc tìm kiếm trên mạng và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ Sở kiến hành của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm nói về nỗi bất hạnh của phụ nữ trong xã hội xưa, đó là hình ảnh của một người mẹ nghèo đói, khổ cực khi phải ăn xin để nuôi những đứa con của mình.
Kết nối đọc - viết
Câu hỏi (trang 19, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với nội dung hai câu thơ trong Truyện Kiều:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ câu thơ trên và câu luận trong bài thơ Độc Tiểu Thanh kí.
Lời giải chi tiết:
Câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều hay cũng chính là Nguyễn Du về kiếp người bạc mệnh của Đạm Tiên – một người kỹ nữ trong truyện Kiều. Điểm chung của 2 câu thơ trích từ hai bài thơ đều là lời than thở, cảm thông, chua xót cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng mệnh bạc trong xã hội cũ. Họ đều là những người tài hoan, xứng đáng có cuộc sống hạnh phúc nhưng dường như tạo hóa đang trêu đùa trên số phận của họ, luôn đẩy họ đến tận cùng của khổ đau, dù là kỹ nữ hay tài nữ, số phận của họ đều như vậy. Ông thương xót cho số phận của họ và cũng soi chiếu lên số phận của chính mình, phải chăng số phận của mình cũng như vậy, phải chịu cảnh đau đớn, bất hạnh và chết đi mà không một ai thương nhớ. Đó chính là nỗi niềm của những con người đồng bệnh tương liên, tài hoa nhưng gian truân.
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 20 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Nói và nghe Giới thiệu một tác phẩm văn học SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 28 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Thực hành đọc Chí khí anh hùng SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Luyện tập và vận dụng SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Hệ thống hóa kiến thức đã học SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài “Làm việc” cũng là “làm người” SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 119 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo) SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Luyện tập và vận dụng SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Hệ thống hóa kiến thức đã học SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài “Làm việc” cũng là “làm người” SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 119 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo) SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn