Soạn văn 11, ngữ văn 11 kết nối tri thức với cuộc sống Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch

Soạn bài Thực hành đọc Prô-mê-tê bị xiềng SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết


Tìm hiểu thêm truyện kể về thần Prô-mê-tê (Prométhée) trong thần thoại Hy Lạp. Chỉ ra đặc điểm tính cách của nhân vật Prô-mê-tê được bộc lộ qua lời thoại của chính nhân vật này.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Văn bản “Prômêtê bị xiềng” nói về sức mạnh chiến đấu và ý chí hiên ngang của nhân vật anh hùng Prômêtê mặc dù bị xiềng xích và tấn công, tra tấn dã man của Zeus nhưng với ý chí kiên cường và hiên ngang của mình, Prômêtê không chịu nhường nhịn trước tên xấu xa đã không chịu khuất phục trước hắn.

Câu 1

Câu 1 (trang 152, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tìm hiểu thêm truyện kể về thần Prô-mê-tê (Prométhée) trong thần thoại Hy Lạp.

Phương pháp giải:

Tìm kiếm thông tin từ sách, báo, internet,...

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thần Prô-mê-tê (Prométhée) là một vị thần khổng lồ và ông chính là người tạo ra loài người. Ông là con trai của Iapetus và Themis, anh em của Atlas, Epimetheus và Menoetius. Ông cũng là người giúp đỡ rất nhiều người bằng cách ngụy trang giấu đồ ăn. Prô-mê-tê đã ăn cắp ngọn lửa tử thần Helios và trao nó cho nhân loại. Zeus đã trừng phạt ông bằng cách buộc ông vào tảng đá và để cho con đại bàng ăn gan ông hàng ngày, nhưng lá gan cứ bị ăn vào ban ngày và tái sinh vào ban đêm. Cuối cùng, Prô-mê-tê đã được Heracles giải thoát khi làm nhiệm vụ tìm kiếm những quả táo vàng.

Xem thêm
Cách 2

Truyện kể: Prô-mê-tê và loài người: Truyện thể hiện khát vọng lí giải quá trình tạo nên con người và thế giới các loài động vật. Mỗi loài vật đều được trang bị thứ vũ khí riêng biệt để bảo vệ chính mình còn con người thì được thần linh ưu ái ban tặng thứ vũ khí riêng biệt là “ngọn lửa”.

Xem thêm
Cách 2

Câu 2

Câu 2 (trang 152, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chỉ ra đặc điểm tính cách của nhân vật Prô-mê-tê được bộc lộ qua lời thoại của chính nhân vật này.

Phương pháp giải:

Chú ý vào lời thoại của nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đặc điểm tính cách của nhân vật Prô-mê-tê được bộc lộ qua lời thoại đó là một người đa sầu, đa cảm, chính bản thân Prô-mê-tê cũng bị đặt trong tình thế khó. Prô-mê-tê cũng là một vị thần tốt, lo nghĩ cho dân chúng. Vì biết trước được tương lai nhờ vào lời tiên đoán và muốn giúp mọi người tránh được cảnh lầm than, ngài đã đưa ra quyết định chống lại Dớt nhằm đổi lại nhiều lợi ích cho nhân loại hơn. Dù vậy, ngài vẫn biết rằng mình đã phạm sai lầm và chấp nhận hình phạt đầy đau đớn về thể xác, dai dẳng nhưng Prô-mê-tê vẫn không hối hận về những việc mình đã làm, bởi những hành động đi ngược lại với Dớt của ngài đã giúp đỡ rất nhiều cho nhân loại.

Xem thêm
Cách 2

- Prô-mê-tê bị xiềng mang ý nghĩa rằng vị thần ân nhân của loài người không chịu khuất phục trước cường quyền, bạo lực, đã chịu đựng mọi cực hình tàn khốc mà thần Dớt trừng phạt. 

- Chàng rất yêu thương con người nên đã lấy cắp ngọn lửa thần mang xuống hạ giới, dạy loài người nhiều mưu mẹo để họ có linh hồn, có trí khôn.

- Prô-mê-tê  không biết cúi đầu trước bất kỳ một sức mạnh thù địch nào. Đây là hình tượng mang tính thẩm mỹ cao, kết hợp hài hòa giữa cái hùng, cái cao thượng và cái bi kịch.

Xem thêm
Cách 2

Câu 3

Câu 3 (trang 152, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nêu thông điệp chính của văn bản.

Phương pháp giải:

Chú ý vào lời độc thoại của nhân vật để suy ra thông điệp của văn bản.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thông điệp chính của văn bản là con người phải luôn hướng về lẽ phải, không nên vì cái lợi trước mắt mà bỏ đi lý tưởng của chính mình, dù cho hậu quả phải gánh chịu có là gì. Đó là sức mạnh, là tinh thần chiến đấu, phản kháng mạnh mẽ, không đầu hàng hay khuất phục trước số phận bất hạnh. 


Xem thêm
Cách 2

Khẳng định rằng cái thiện sẽ luôn thắng cái ác. Chỉ cần con người có ý chí niềm tin và hy vọng thì bạo tàn sẽ chỉ là sự thất bại trước sức mạnh của công lý mà thôi.

Xem thêm
Cách 2

Bình chọn:
4 trên 3 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí