Soạn văn 11, ngữ văn 11 kết nối tri thức với cuộc sống Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Văn 11..

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nhớ đồng (KNTT)


Tóm tắt, bố cục, nội dung chính, văn bản Nhớ đồng giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác.


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tóm tắt

Mẫu 1

Bài thơ là nỗi nhớ đồng quê tha thiết trở thành niềm day dứt,trăn trở, réo gọi trong tâm hồn tác giả đồng thời còn thể hiện niềm say mê lí tưởng và khao khát tự do trong hoàn cảnh lao tù.

Mẫu 2

Bài thơ là nỗi nhớ đồng quê tha thiết trong cảnh lao tù. Cùng với nỗi nhớ,cảnh đồng quê hiện ra một cách bình dị thân thuộc. Không gian nhớ đồng là buổi sớm mai. Nỗi nhớ gắn liền với niềm say mê lí tưởng và sự khao khát tự do. Nỗi nhớ ấy thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước..

Mẫu 3

Bài thơ Nhớ đồng là nỗi nhớ đồng quê tha thiết và sâu lắng của Tố Hữu khi bị giam cầm nơi nhà tù.


Bố cục

- Phần 1 ( 9 khổ thơ đầu): khao khát, nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống tự do bên ngoài

- Phần 2 ( 2 khổ tiếp): Nhớ những ngày còn ở ngoài tự do

- Phần 3 ( còn lại): Thực tại nơi phòng giam


Nội dung chính

Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. Đồng thời thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.


Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy, viết chính thức vào tháng 7-1939.

2. Đề tài

Tình yêu quê hương, tình yêu cuộc sống

3. Phương thức biểu đạt

Biểu cảm

4. Thể loại

Thơ bảy chữ


Bình chọn:
3.5 trên 6 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí