Bài 2: Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh trang 17 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo


Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu: Theo Thạch Lam a. Bài văn tả cảnh gì? b. Khi mới lên và khi lên cao, trăng được tả như thế nào? c. Dưới ánh trăng tác giả quan sát được những sự vật nào? Mỗi sự vật ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 5 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Viết 1

Trả lời câu hỏi 1 phần Viết trang 17 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

                                                                 Trăng lên

       Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.

       Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, thật là sáng trăng hẳn: trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xoá.

       Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thuỷ tinh. Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.

                                                                                                                  Theo Thạch Lam

a. Bài văn tả cảnh gì?

b. Khi mới lên và khi lên cao, trăng được tả như thế nào?

c. Dưới ánh trăng tác giả quan sát được những sự vật nào? Mỗi sự vật ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

d. Tác giả sử dụng những giác quan nào để quan sát?

e. Tìm hình ảnh so sánh trong bài văn và nêu tác dụng của những hình ảnh đó.

Phương pháp giải:

a. Em đọc câu văn đầu tiên của bài văn để tìm câu trả lời.

“Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.”

b. Em đọc đoạn văn thứ nhất và thứ 2 để tìm câu trả lời.

c. Em đọc đoạn văn thứ nhất và thứ 2 để tìm câu trả lời.

d. Em đọc kĩ bài văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

e. Em đọc đoạn văn cuối cùng của bài văn để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

a. Bài văn tả cảnh trăng lên.

b. 

- Khi mới lên: Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi đứt hẳn. 

- Khi lên cao: Mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xoá.

c. 

Khi mới lên

Trăng

Tròn, to, đỏ

Sợi mây

Mảnh dần, rồi đứt hẳn

Quãng đồng

Rộng, gió nhẹ hiu hiu, thoang thoảng hương thơm ngát.

Khi trăng lên cao

Trời

Trong vắt, thăm thẳm, cao

Trăng

Nhỏ lại, sáng vằng vặc

d. Tác giả sử dụng các giác quan: thị giác, khứu giác, thính giác.

e. Hình ảnh so sánh: 

- Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thuỷ tinh. 

- Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.

=> Tác dụng: miêu tả vẻ đẹp của cây cối.

Viết 2

Trả lời câu hỏi 2 phần Viết trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Nhớ lại một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở và ghi lại những điều em đã quan sát được.

Gợi ý:

a. Em đã quan sát cảnh đẹp nào?

- Đường phố

- Công viên

- Dòng sông

- Cánh đồng

- ?

b. Em đã quan sát cảnh đẹp đó vào lúc nào?

– Một thời điểm trong ngày.

– Các thời điểm khác nhau.

- ?

c. Em đã quan sát theo trình tự nào?

– Từ xa đến gần.

– Từ ngoài vào trong.

– Từ trên xuống dưới.

- ?

d. Em đã sử dụng những giác quan nào để quan sát?

e. Ở mỗi vị trí hoặc thời điểm quan sát, cảnh vật có những đặc điểm gì nổi bật?


Phương pháp giải:

Em nhớ lại một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở và ghi lại những điều em đã quan sát được dựa vào gợi ý.

Lời giải chi tiết:

       Giữa làng em có một hồ nước rất rộng và đẹp. Đó là khung cảnh mà em yêu thích nhất trong làng.

       Hồ nước ấy được tạo nên từ một lần giặc Mỹ đánh bom mà tạo thành. Hồ rất sâu, giữa lòng hồ phải sâu đến 6m. Nước hồ rất trong, nhưng nhìn vào thì lúc nào cũng thấy một màu xanh sẫm huyền bí. Đó là do dưới đáy bùn của lòng hồ, là cả một thế giới rong rêu. Họ nhà rong ở đó đông đúc lắm, rong ông rong bố, rong mẹ rong chị chen chúc nhau, nhuộm xanh cả đáy hồ. Do vậy mà nhìn từ trên xuống, hồ nước có vẻ khá đáng sợ. Ven bờ hồ là lớp cỏ trâu rất dày. Cỏ mọc như một tấm thảm xanh, êm ái và tươi mát. Từ ngày người ta không dẫn trâu vào ăn, cỏ mọc càng thêm tươi tốt. Từ ven bờ xuống lòng hồ, mực nước ngày càng sâu thêm. Phần gần bờ có rất nhiều cỏ nước mọc lên. Giữa đám cỏ đó, có mấy cái tổ chim chẳng biết của loài nào. Vào sâu hơn trong hồ, trên mặt nước nổi đầy những chiếc lá to, tròn như cái nón. Đó là bụi hoa súng. Lá súng rất nhiều, nhưng hoa thì chẳng có bao nhiêu. Bởi vậy, mỗi lần một nụ súng trồi lên, em và các bạn lại xuýt xoa, ra hồ liên tục để chờ ngắm hoa nở. Hồ nước này được thả rất nhiều loại cá từ hồi mới xây làng. Giờ đây cá mẹ đẻ cá con, tạo thành cả một quần thể đông đúc. Vì vậy, hình ảnh các bác, các chú vác cần câu hay thả lưới ven hồ đã trở thành một hình ảnh vô cùng quen thuộc.

       Đối với em, hồ nước là một khung cảnh thiên nhiên vừa đẹp lại bình dị, mộc mạc. Nơi đây gắn liền với những buổi chiều rong chơi cùng bè bạn, với những ngày đến trường ở cuối làng. Em yêu lắm hồ nước của quê mình.

Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 17 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Nói 2 – 3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong phim hoạt hình đã xem.


Phương pháp giải:

Em suy nghĩ về một nhân vật trong phim hoạt hình đã xem và nêu tình cảm, cảm xúc.

Lời giải chi tiết:

       Bộ phim hoạt hình về chú mèo máy Đô-rê-mon đã rất nổi tiếng. Trong phim, em rất yêu mến nhân vật Xu-ka. Một cô bé duyên dáng và dễ thương. Xu-ka là bạn cùng lớp của Nô-bi-ta. Cô bạn vừa học giỏi lại xinh xắn. Các bạn trong lớp đều yêu mến Xu-ka. Đặc biệt, Xu-ka còn yêu thích nấu ăn. Những món ăn của cô được bạn bè khen ngợi. Em đã học được nhiều tính cách tốt đẹp của Xu-ka.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí