Bài 6: Viết đoạn kết bài cho bài văn tả phong cảnh trang 35 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo>
Đọc các đoạn kết bài của mỗi đề bài sau: a. Đề bài: Viết bài văn tả phong cảnh rừng cọ 1. Quê tôi có câu hát: Dù ai đi ngược về xuôi Cơm nắm lá cọ là người sông Thao. Người sông Thao đi đậu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình. Theo Nguyễn Thái Vận
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 35 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Đọc các đoạn kết bài của mỗi đề bài sau:
a. Đề bài: Viết bài văn tả phong cảnh rừng cọ
1. Quê tôi có câu hát:
Dù ai đi ngược về xuôi
Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.
Người sông Thao đi đậu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
Theo Nguyễn Thái Vận
2. Cảnh vật ở rừng cọ vào buổi sớm đã để lại trong lòng mỗi chúng tôi biết bao cảm xúc tươi đẹp.
Anh Thư
b. Đề bài: Viết bài văn tả phong cảnh Sa Pa.
1. Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
Nguyễn Phan Hách
2. Sa Pa với khí hậu mát mẻ, dễ chịu, con người hồn hậu, thần thiện đã để lại trong tôi thật nhiều cảm xúc. Tôi mong ước có dịp được quay trở lại, khám phá để cảm nhận thêm nhiều điều mới mẻ về thị trấn nhỏ bé, xinh đẹp này.
Minh Việt
Phương pháp giải:
Em đọc các kết bài.
Lời giải chi tiết:
Em đọc các kết bài.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 36 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Xếp các đoạn kết bài ở bài tập 1 vào hai nhóm:
Kết bài không mở rộng |
Kết bài mở rộng |
Kết thúc bài viết bằng cách nêu nhận xét, đánh giá chung về cánh hoặc nếu tình cảm, cảm xúc của người tà với cảnh. |
Sau khi nhận xét, đánh giá hoặc nếu tình cảm, cảm xúc, viết thêm vào một trong các ý: – Liên hệ về người, vật,... có liên quan đến cảnh. – Liên hệ đến ý thức, trách nhiệm của bản thân. – Tưởng tượng những điều xảy ra đối với cảnh trong tương lai. - ? |
Phương pháp giải:
Em đọc các kết bài, suy nghĩ và xếp vào nhóm phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Kết bài không mở rộng |
Kết bài mở rộng |
2. Cảnh vật ở rừng cọ vào buổi sớm đã để lại trong lòng mỗi chúng tôi biết bao cảm xúc tươi đẹp.
|
1. Quê tôi có câu hát: Dù ai đi ngược về xuôi Cơm nắm lá cọ là người sông Thao. Người sông Thao đi đậu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình. |
1. Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta. |
2. Sa Pa với khí hậu mát mẻ, dễ chịu, con người hồn hậu, thần thiện đã để lại trong tôi thật nhiều cảm xúc. Tôi mong ước có dịp được quay trở lại, khám phá để cảm nhận thêm nhiều điều mới mẻ về thị trấn nhỏ bé, xinh đẹp này. |
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 36 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Viết đoạn kết bài cho bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở theo một trong hai cách:
a. Kết bài không mở rộng.
Kết thúc bài viết theo một trong các hướng:
- Nêu nhận xét, đánh giá.
- Bày tỏ tình cảm, cảm xúc,
- ?
b. Kết bài mở rộng.
Sau khi nhận xét, đánh giá hoặc nêu tình cảm, cảm xúc, có thêm nội dung liên hệ theo một trong các hướng:
- Về người, vật,... có liên quan.
- Về ý thức, trách nhiệm của bản thân.
- Về những mong muốn, kì vọng về cảnh đẹp trong tương lai.
- ?
Phương pháp giải:
Em viết kết bài phù hợp dựa vào yêu cầu đề.
Lời giải chi tiết:
Vẻ đẹp của cánh đồng hoa vào mỗi buổi sớm mai khiến cho bức tranh làng quê nơi tôi ở thêm màu sắc. Tâm hồn tôi vì thế cũng trở nên mộng mơ đến lạ thường. Cuộc sống này thật đẹp và hạnh phúc biết bao nhiêu!
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 36 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Cùng bạn trao đổi để chỉnh sửa, hoàn thiện đoạn kết bài đã viết.
Phương pháp giải:
Em cùng bạn trao đổi để chỉnh sửa, hoàn thiện đoạn kết bài đã viết.
Lời giải chi tiết:
Em cùng bạn trao đổi để chỉnh sửa, hoàn thiện đoạn kết bài đã viết.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 36 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Ghi lại 1 – 2 hình ảnh hoặc từ ngữ gợi tả âm thanh mà em thích trong bài đọc “Tiếng vườn” và lí do em thích.
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc “Tiếng vườn”, ghi lại 1 – 2 hình ảnh hoặc từ ngữ gợi tả âm thanh mà em và lí do em thích.
Lời giải chi tiết:
Em thích hình ảnh tán xoan. Vì trên những cành cây khô bỗng vỡ oà những chùm lộc biếc. Lộc xoan có màu ngọc lục, nhìn ngắm mãi vẫn chưa hết vẻ đẹp của búp trên cành. Hình ảnh này rất đẹp.
- Bài 6: Giới thiệu một chương trình truyền hình hoặc một hoạt động dành cho thiếu nhi trang 34 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Tiếng vườn trang 33 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 5: Viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh trang 32 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 5: Từ đa nghĩa trang 30 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 5: Quà sinh nhật trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 6, tiết 7: Đánh giá cuối năm học trang 144 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 4 trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 2 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 6, tiết 7: Đánh giá cuối năm học trang 144 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 4 trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 2 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo