Bài 1: Đọan văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện trang 88 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo


a. Đoạn văn viết về điều gì? Tìm đáp án đúng: - Thể hiện tình cảm, cảm xúc về một nhân vật. - Thể hiện tình cảm, cảm xúc về một hình ảnh. - Thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện. - Thể hiện tình cảm, cảm xúc về tác giả. b. Bạn Nguyên Minh giới thiệu và khẳng định điều gì ở câu văn mở đầu? c. Tìm các từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn Nguyên Minh với câu chuyện. d. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 88 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Đọc đoạn văn của bạn Nguyên Minh và thực hiện yêu cầu:

Trong các truyện đã đọc về bảo vệ môi trường, tôi đặc biệt ấn tượng với truyện "Bài học ở rừng" của nhà văn Lê Trâm. Nhờ lối kể chuyện hấp dẫn, tôi lần lượt trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, từ ngỡ ngàng với những vật nấm đến náo nức với những tiếng reo của các bạn nhỏ. Tôi cũng hồi hộp lắng nghe để cảm nhận những thanh âm của rừng: tiếng gió thổi rì rào, tiếng xào xạc của lá khô, tiếng suối róc rách và cả tiếng chim hót,... Đặc biệt, tôi như nghe thấy cả tiếng vỏ cây tách mầm rất khẽ. Nghe để thấy rừng quả là món quà tặng diệu kì từ thiên nhiên. Từ những câu hỏi về vẻ đẹp, thanh âm của rừng, tác giả đã rất khéo léo khi kết nối, cuốn sự chú ý của các bạn nhỏ vào thực trạng rừng đang bị tàn phá. Qua đó, giúp các bạn ý thức hơn về trách nhiệm bảo vệ rừng. Nội dung câu chuyện nhờ thế mà tinh tế, sâu sắc. Bài học ở rừng đã kết thúc nhưng mở ra cho tôi biết bao suy nghĩ: Chúng ta cần làm gì để trong những cánh rừng bạt ngàn, đầu đâu cũng xôn xao "tiếng vỏ cây tách mầm"?

Nguyên Minh

a. Đoạn văn viết về điều gì?

Tìm đáp án đúng:

- Thể hiện tình cảm, cảm xúc về một nhân vật.

- Thể hiện tình cảm, cảm xúc về một hình ảnh.

- Thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện.

- Thể hiện tình cảm, cảm xúc về tác giả.

b. Bạn Nguyên Minh giới thiệu và khẳng định điều gì ở câu văn mở đầu?

c. Tìm các từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn Nguyên Minh với câu chuyện.

d. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Đoạn văn viết về:

- Thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện.

b. Trong câu văn mở đầu, bạn Nguyên Minh giới thiệu và khẳng định ấn tượng đặc biệt của mình với truyện "Bài học ở rừng" của nhà văn Lê Trâm.

c. Các từ ngữ và câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn Nguyên Minh với câu chuyện:

- "Tôi đặc biệt ấn tượng với truyện."

- "Tôi lần lượt trải qua nhiều cung bậc cảm xúc."

- "Tôi cũng hồi hộp lắng nghe để cảm nhận."

- "Nghe để thấy rừng quả là món quà tặng diệu kì từ thiên nhiên."

- "Từ những câu hỏi về vẻ đẹp, thanh âm của rừng, tác giả đã rất khéo léo khi kết nối, cuốn sự chú ý của các bạn nhỏ vào thực trạng rừng đang bị tàn phá."

- "Nội dung câu chuyện nhờ thế mà tinh tế, sâu sắc."

- "Bài học ở rừng đã kết thúc nhưng mở ra cho tôi biết bao suy nghĩ."

d. Câu cuối đoạn văn nói về sự suy nghĩ và cảm nhận của bạn Nguyên Minh về bài học từ câu chuyện "Bài học ở rừng".

 

Ghi nhớ

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân về một câu chuyện thường có:

– Câu mở đầu: Giới thiệu và nêu ấn tượng đặc biệt về câu chuyện.

– Các câu tiếp theo: Nếu tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện (nội dung, lời kể,...).

– Câu kết thúc: Nêu suy nghĩ hoặc mong muốn sau khi đọc câu chuyện.

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 89 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ với bạn một câu chuyện đã nghe, đã đọc về quê hương, đất nước mà em thích và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em với câu chuyện đó.

Gợi ý:

a. Em thích câu chuyện nào về quê hương, đất nước?

- Sự tích Hồ Gươm

- Con Rồng cháu Tiên

- ?

b. Em có suy nghĩ, cảm xúc gì khi đọc câu chuyện đó?

Phương pháp giải:

Em chia sẻ với bạn một câu chuyện đã nghe, đã đọc về quê hương, đất nước mà em thích và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em với câu chuyện đó dựa vào gợi ý.

Lời giải chi tiết:

Em rất thích câu chuyện “Bánh chưng, bánh dày”.

- Thứ nhất, câu chuyện có lời kể sinh động. Người kể câu chuyện đã tận dụng các từ gợi tả âm thanh, màu sắc, hình ảnh,... để tạo nên một bức tranh hết sức sống động và sinh động trong đầu người đọc hoặc nghe.

- Thứ hai là nội dung câu chuyện hấp dẫn và có yếu tố kì ảo nhưng lại nói về ước mơ của con người. Câu chuyện không chỉ đơn thuần là một kỳ quan cổ tích mà còn rút ra được những bài học ý nghĩa về sự kiên trì, dũng cảm và lòng hiếu thảo.

- Thứ ba, đây còn là truyền thống, phong tục của người dân Việt Nam

- Câu chuyện “Bánh chưng, bánh dày” là một câu chuyện nổi tiếng về sự hiếu thảo, có giá trị tinh thần cao.

Vận dụng

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 89 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Tưởng tượng, viết 2 – 3 câu tả vẻ đẹp của đại dương trong đoạn kịch “Vì đại dương trong xanh” sau khi cuộc chiến giữa hai dòng họ tiên cá kết thúc.

Phương pháp giải:

Em dựa vào nội dung bài đọc Vì đại dương trong xanh, suy nghĩ và viết 2 – 3 câu tả vẻ đẹp của đại dương trong đoạn kịch “Vì đại dương trong xanh” sau khi cuộc chiến giữa hai dòng họ tiên cá kết thúc.

Lời giải chi tiết:

Thế giới dưới biển rất phong phú và đang dạng với những quần thể sinh vật cùng chung sống. Trong số những sinh vật đó có rất nhiều sinh vật rực rỡ về sắc màu, điều đó dường như tô điểm thêm vẻ đẹp của đại dương bao la. Hãy cùng ngắm nhìn những sinh vật có màu sắc sặc sỡ dưới đáy đại dương.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí