Bài 6: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh trang 106 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo>
Nói 2 – 3 câu về hoạt động quen thuộc của người dân ở địa phương em vào buổi sáng.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Khởi động
Trả lời câu hỏi khởi động trang 107 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Nói 2 – 3 câu về hoạt động quen thuộc của người dân ở địa phương em vào buổi sáng.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại hoạt động quen thuộc của người dân ở địa phương em vào buổi sáng và kể lại.
Lời giải chi tiết:
Sáng nào cũng vậy, khi ông mặt trời mới ló ra đằng đông thì cũng là lúc trên đường làng lại nhộn nhịp tiếng nói cười, tiếng bước chân vội vã của các bác nông dân đi làm, tiếng gọi nhau í ới của các bà đi chợ và tiếng nô đùa của lũ trẻ con đi học. Từng đoàn người kéo nhau ra đồng, vừa đi họ vừa kể chuyện, nói cười rất vui vẻ, trên khuôn mặt ai cũng tràn đầy hạnh phúc.
Nội dung bài đọc
Bài đọc miêu tả buổi sáng bình minh ở thành phố mang tên Bác, một buổi sáng thật đẹp từ khung cảnh thiên nhiên tới hình ảnh đường phố, con người, cả thành phố đang thức dậy sau một giấc ngủ ngon. |
Bài đọc 1
Trả lời câu hỏi 1 bài đọc trang 107 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Một ngày mới bắt đầu.
Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi đã biến màu trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông. Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những toà nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Trời sáng có thể nhận rõ từng phút một. Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm. Ánh đèn từ muôn vàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình Thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.
Đường phố bắt đầu hoạt động và huyện náo. Những chiếc xe tải nhỏ, xe lam, xích lô máy nườm nượp chở hàng hoá và thực phẩm từ những vùng ngoại ô về các chợ Bến Thành, Cầu Muối,.... đánh thức cả thành phố dậy bởi những tiếng máy nổ giòn.
Thành phố minh đẹp quá! Đẹp quá đi!
Theo Nguyễn Mạnh Tuấn
- Rạng đông: khoảng thời gian trước lúc mặt trời mọc, lúc bầu trời ở phía đông hứng sáng.
- Nườm nượp: (di chuyển) đồng, nhiều, liên tục.
Sự thay đổi của thành phố trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông được tả bằng những hình ảnh nào?
- Những toà nhà cao tầng
- Những vùng cây xanh
- Những ngọn đèn
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn từ “Mảng thành phố” đến “quả bóng bay mềm mại” của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Những toà nhà cao tầng: tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn.
- Những vùng cây xanh: bỗng òa tươi trong nắng sớm
- Những ngọn đèn: từ muôn vàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình Thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại.
Bài đọc 2
Trả lời câu hỏi 2 bài đọc trang 107 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Em thích hình ảnh so sánh nào trong đoạn văn thứ hai? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Em thích hình ảnh: Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương.
Vì hình ảnh này cho ta thấy thành phố thật lung linh, huyền ảo, trôi nổi như những lâu đài trong các câu chuyện cổ tích.
Bài đọc 3
Trả lời câu hỏi 3 bài đọc trang 107 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Những hình ảnh, âm thanh được nhắc đến ở đoạn văn thứ ba giúp em cảm nhận điều gì về Thành phố Hồ Chí Minh?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn thứ ba của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh, âm thanh được nhắc đến ở đoạn văn thứ ba giúp em cảm nhận Thành phố Hồ Chí Minh rất sôi động và phát triển.
Bài đọc 4
Trả lời câu hỏi 4 bài đọc trang 107 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Hai câu văn cuối bài thể hiện tình cảm gì của tác giả với Thành phố Hồ Chí Minh?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ hai câu văn cuối của bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Hai câu văn cuối bài thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào của tác giả.
- Bài 6: Thảo luận theo chủ đề Ý nghĩa của sự chia sẻ trang 107 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyên sáng tạo trang 108 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 5: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 1) trang 105 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 5: Luyện tập về đại từ trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 5: Trước ngày Giáng sinh trang 102 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 6, tiết 7: Đánh giá cuối năm học trang 144 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 4 trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 2 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 6, tiết 7: Đánh giá cuối năm học trang 144 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 4 trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 2 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo