Bài 4: Cậu bé say mê toán học trang 57 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo>
Nói về nỗ lực và ước mơ của một nhân vật nhỏ tuổi mà em biết.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Khởi động
Trả lời câu hỏi Khởi động trang 57 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Nói về nỗ lực và ước mơ của một nhân vật nhỏ tuổi mà em biết.
Phương pháp giải:
Em nói về nỗ lực và ước mơ của một nhân vật nhỏ tuổi mà em biết.
Gợi ý:
- Nhân vật đó là ai?
- Nỗ lực và uớc mơ của họ ra sao?
Lời giải chi tiết:
Kim Đồng, anh tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1928, là một người dân tộc Nùng tại tỉnh Cao Bằng. Tuy là người dân tộc thiểu số, nhưng được sinh ra trong cái nôi Cách mạng nên anh sớm đã giác ngộ lý tưởng Cách mạng và trở thành đội trưởng đội Nhi đồng cứu quốc. Tuy còn nhỏ nhưng Kim Đồng đã nhận thức rõ được nhiệm vụ của Cách mạng và khuyến khích, vận động các bạn khác đi theo hoạt động và làm liên lạc cho Việt Minh.
Nội dung bài đọc
Bài đọc kể về cậu bé Đổng Trọng Nghĩa với niềm say mê toán học từ nhỏ, chính nhờ điều này cùng với sự nỗ lực của mình mà cậu đã đạt được thành tích mà rất nhiều người mơ ước. |
Bài đọc 1
Trả lời câu hỏi 1 Bài đọc trang 57, 58 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Cậu bé say mê toán học
Ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, có một bạn nhỏ người dân tộc Chăm tên là Đổng Trọng Nghĩa. Ở nhà, mọi người thường gọi Nghĩa là Ja Aok – tên một chàng dũng sĩ trong truyện cổ tích Chăm – với ước mong cậu luôn khoẻ mạnh, thông minh và tốt bụng.
Lên bốn tuổi, Nghĩa đã sớm bộc lộ năng khiếu toán học. Em tính nhẩm rất nhanh và đặc biệt thích thú với những trò chơi đố vui về toán.
Em luôn tích cực truyền cảm hứng và khơi gợi hứng thú cho các bạn trong giờ học toán. Không những thế, Nghĩa còn học đều tất cả các môn và rất tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp.
Nhờ niềm say mê và không ngừng nỗ lực, năm học lớp Năm, em được chọn là một trong sáu thí sinh đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi “Toán trí tuệ Quốc tế” tại Thái Lan. Cậu bé thông minh, lanh lợi ấy đã xuất sắc đoạt giải Nhì.
Nghĩa xem những trải nghiệm từ cuộc thi với hơn 1.000 thí sinh đến từ 22 quốc gia là kinh nghiệm quý báu. Em luôn tự nhủ phải khiêm tốn và cố gắng học tập tốt hơn nữa để trở thành một nhà sáng lập, tạo ra những trò chơi về toán học, mang lại niềm vui và phát triển khả năng sáng tạo cho mọi người.
Trọng Nhân tổng hợp
1. Bố mẹ gửi gắm điều gì vào tên thường gọi ở nhà của Đổng Trọng Nghĩa?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Ở nhà, bố mẹ thường gọi Nghĩa là Ja Aok – tên một chàng dũng sĩ trong truyện cổ tích Chăm – với ước mong cậu luôn khoẻ mạnh, thông minh và tốt bụng.
Bài đọc 2
Trả lời câu hỏi 2 Bài đọc trang 58 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Tìm những chi tiết cho thấy Nghĩa sớm bộc lộ năng khiếu toán học.
Phương pháp giải:
Em đọc câu văn sau để tìm câu trả lời: “Lên bốn tuổi, Nghĩa đã sớm bộc lộ năng khiếu toán học. Em tính nhẩm rất nhanh và đặc biệt thích thú với những trò chơi đố vui về toán.”
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết cho thấy Nghĩa sớm bộc lộ năng khiếu toán học: Em tính nhẩm rất nhanh và đặc biệt thích thú với những trò chơi đố vui về toán.
Bài đọc 3
Trả lời câu hỏi 3 Bài đọc trang 58 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Mỗi thông tin sau giúp em hiểu thêm điều gì về bạn Nghĩa?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những thông tin giúp em hiểu Nghĩa là một người rất thông minh, khiêm tốn và luôn cố gắng học tập để mang lại niềm vui và phát triển khả năng sáng tạo cho mọi người.
Bài đọc 4
Trả lời câu hỏi 3 Bài đọc trang 58 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Kể tóm tắt bài đọc bằng 4 – 5 câu.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt: Đổng Trọng Nghĩa là cậu bé người dân tộc Chăm với năng khiếu toán học đặc biệt. Cậu luôn tích cực truyền cảm hứng và khơi gợi hứng thú cho các bạn. Nhờ niềm say mê toán học đó, cậu đã đạt giải Nhì cuộc thi “Toán trí tuệ Quốc Tế”. Cậu xem đó là một kinh nghiệm quý báu và nuôi dưỡng ước mơ trở thành một nhà sáng lập.
- Bài 4: Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa trang 58 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 4: Viết bài văn tả phong cảnh (Bài viết số 2) trang 59 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 3: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 3: Luyện tập về từ đa nghĩa trang 55 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 3: Nay em mười tuổi trang 53 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 6, tiết 7: Đánh giá cuối năm học trang 144 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 4 trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 2 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 6, tiết 7: Đánh giá cuối năm học trang 144 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 4 trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 2 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo