Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết>
Thiên nhiên tác động như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Nội dung chính
Những câu tục ngữ về thiên nhiên đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát. |
Chuẩn bị đọc
Câu 1: (Trang 29, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Thiên nhiên tác động như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?
Phương pháp giải:
Dựa vào sự hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Thiên nhiên tác động vô cùng lớn đến cuộc sống của chúng ta:
+ Thiên nhiên là nơi sản sinh ra sự sống của con người.
+ Thiên nhiên mang lại cho con người rất nhiều lợi ích: đem đến nguồn thức ăn, nguồn khoáng sản, lâm sản, hải sản,....
Đối với cuộc sống của con người, thiên nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Đơn giản là chúng ta phải hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước từ tự nhiên, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu của mình. Thiên nhiên quyết định đến các đặc điểm hình thái và hình thức quần cư, sinh sống của con người.
Thiên nhiên có tác động to lớn đến cuộc sống của chúng ta trong mọi hoạt động từ cuộc sống sinh hoạt đến hoạt động sản xuất.
Trải nghiệm cùng VB
(Trang 30, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Tác giả dân gian muốn nói về hiện tượng gì qua câu 6?
Phương pháp giải:
Đọc câu sau, trả lời theo suy nghĩ của em.
Lời giải chi tiết:
Qua câu 6, tác giả dân gian muốn nói về hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
Đó là hiện tượng thời gian thay đổi theo mùa đông và mùa hè. Vào mùa Đông, ngày dài đêm ngắn . Vào mùa Đông, đêm dài ngày ngắn
Nói về hiện tượng tự nhiên của trời đất. Đó là sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng. Cụ thể, đêm tháng năm rất ngắn, ngược lại thời gian của ngày vào tháng mười lại rất ngắn.
Suy ngẫm và phản hồi 1
Câu 1 (Trang 30, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết các câu trong văn bản trên là tục ngữ?
Phương pháp giải:
Đọc phần Tri thức ngữ văn, dựa vào sự hiểu biết bản thân, nêu dấu hiệu để em nhận biết các câu trên là tục ngữ.
Lời giải chi tiết:
Những dấu hiệu giúp em nhận biết các câu trong văn bản trên là tục ngữ là:
- Các câu đều vô cùng ngắn gọn, hàm súc.
- Có nhịp điệu, hình ảnh, có vần
- Được sử dụng trong lời nói hằng ngày.
- Nội dung: chủ yếu là những kinh nghiệm về thiên nhiên, thời tiết.
Dựa vào các đặc điểm của tục ngữ:
- Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ)
- Có nhịp điệu, hình ảnh.
- Hầu hết đều có vần và thường là vần lưng.
- Đó là những câu được sử dụng trong lời nói hằng ngày. Có nội dung, tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội.
Những dấu hiệu giúp em nhận biết các câu trong văn bản trên là tục ngữ: các câu trong văn bản đều thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về những hiện tượng thiên nhiên, câu ngắn gọn, có hình ảnh gần gũi.
Suy ngẫm và phản hồi 2
Câu 2 (Trang 30, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Các câu tục ngữ trên cùng nói về điều gì?
Phương pháp giải:
Hiểu nội dung của từng câu tục ngữ để từ đó rút ra nội dung chung của các câu.
Lời giải chi tiết:
Các câu tục ngữ trên cùng nói về những kinh nghiệm thời tiết
Các câu tục ngữ trên cùng nói về những kinh nghiệm trong dân gian về thời tiết được nhân dân đúc kết và ứng dụng vào hoạt động sản xuất cùng cuộc sống thường ngày.
Các câu tục ngữ cùng nói về các hiện tượng thời tiết theo kinh nghiệm của dân gian.
Suy ngẫm và phản hồi 3
Câu 3 (Trang 30, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Điền số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 2, 4, 6 vào bảng sau (làm vào vở):
Câu |
Số chữ |
Số dòng |
Số vế |
1. |
8 |
1 |
2 |
2. |
|
|
|
4. |
|
|
|
6. |
|
|
|
Phương pháp giải:
Dựa vào phần Tri thức ngữ văn và hiểu biết bản thân, điền vào bảng.
Lời giải chi tiết:
Câu |
Số chữ |
Số dòng |
Số vế |
1. |
8 |
1 |
2 |
2. |
8 |
1 |
2 |
4. |
13 |
1 |
3 |
6. |
14 |
2 |
4 |
Suy ngẫm và phản hồi 4
Câu 4 (Trang 30, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Xác định các cặp vần từ câu tục ngữ số 2 đến số 6 và điền vào bảng dưới đây (làm vào vở):
Câu |
Cặp vần |
Loại vần |
1. |
Trưa – mưa |
Vần cách |
2. |
|
|
3. |
|
|
4. |
|
|
5. |
|
|
6. |
|
|
Nhân xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ nêu trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào suy nghĩ bản thân, điền vào bảng. Sau đó nêu tác dụng của vần trong các câu.
Lời giải chi tiết:
Câu |
Cặp vần |
Loại vần |
1. |
Trưa – mưa |
Vần cách |
2. |
Hạn – tán |
Vần cách |
3. |
May – bay |
Vần cách |
4. |
Đài – hai |
Vần cách |
5. |
Mưa – vừa |
Vần cách |
6. |
Năm – nằm sáng - tháng Mười – cười |
Vần cách |
=> Tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên: Giúp cho các câu tục ngữ có vần, có nhịp điệu, hài hòa về âm thanh hơn. Khi đọc sẽ tạo ra cảm giác liền mạch, hợp lý.
Câu |
Cặp vần |
Loại vần |
1 |
Trưa – mưa |
Vần cách |
2 |
Hạn – tán |
Vần cách |
3 |
May – bay |
Vần cách |
4 |
Đài – hai |
Vần cách |
5 |
Mưa – vừa |
Vần cách |
6 |
Sáng - tháng |
Vần cách |
=> Tác dụng: làm cho các câu tục ngữ có nhịp điệu, thêm sinh động.
Suy ngẫm và phản hồi 5
Câu 5 (Trang 31, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Về hình thức, câu tục ngữ số 5 có gì khác biệt so với các câu còn lại?
Phương pháp giải:
Dựa vào sự quan sát của em đồng thời nhớ lại đặc điểm của thơ lục bát đã học để tìm điểm khác biệt.
Lời giải chi tiết:
Về hình thức, câu tục ngữ số 5 khác biệt so với các câu còn lại ở chỗ: đây là câu tục ngữ được viết dưới dạng câu thơ lục bát, dòng trên có 6 tiếng, dòng dưới có 8 tiếng.
Về hình thức, câu tục ngữ số 5 khác những câu còn lại ở sự cân xứng các vế câu.
Không có các vế đối xứng nhau, có 3 vế.
Suy ngẫm và phản hồi 6
Câu 6 (Trang 31, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Theo em, các câu tục ngữ trên đây có thể giúp ích gì cho con người trong cuộc sống?
Phương pháp giải:
Dựa vào suy nghĩ bản thân, nêu cảm nhận của bản thân em.
Lời giải chi tiết:
Theo em, các câu tục ngữ trên đây có thể giúp ích con người dự đoán trước được tình hình thời tiết, để biết cách xử lý trong từng tình huống một cách kịp thời, như: trời nắng có thể mặc áo, đội mũ; trời mưa kịp thời mang ô hoặc áo mưa,... Đồng thời giúp chúng ta biết cách quan sát các hiện tượng tự nhiên và nhận thức về các hiện tượng tự nhiên.
Theo em, các câu tục ngữ trên đây đã giúp ích cho con người trong cuộc sống trong việc dự đoán thời tiết để sắp xếp công việc cũng như sản xuất cho phù hợp.
Các câu tục ngữ trên đây có thể giúp cho con người trong cuộc sống về dự báo về tình hình thời tiết trong mỗi thời kỳ khác nhau, giúp giải thích các hiện tượng đang xảy ra một cách chi tiết, cụ thể nhất.
Suy ngẫm và phản hồi 7
Câu 7 (Trang 31, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên. Sau đó, viết một đoạn đối thoại hoặc một đoạn văn về tình huống này với độ dài khoảng 5, 6 câu.
Phương pháp giải:
Dựa vào trí tưởng tượng của bản thân. Viết đoạn hội thoại theo yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Vào một chiều buổi hè, Nam và Phúc đang ngồi trên ven đê xem thả diều. Bỗng Phúc chỉ tay lên trời và nói:
- Nam, nhìn kìa, trên bầu trời nhiều chuồn chuồn đang bay quá!
- Tớ nghe nói nhiều chuồn chuồn là báo hiệu sắp mưa đấy – Nam nói.
- Tớ nghe bà bảo còn phải phụ thuộc vào độ cao thấp mà chuồn chuồn bay mới xác định chính xác được. – Phúc đáp lại
- Vậy á. Là như nào thế? – Nam hỏi
- Bà tớ bảo “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”. – Phúc nói
- Ồ. Bây giờ tớ mới biết đó. Chắc điều đó là sự đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta từ xưa nhỉ. – Nam hỏi Phúc.
- Chắc chắn là như vậy rồi- Phúc đáp lời.
Bầu trời thật khó hiểu, chỗ thì âm u chỗ lại bừng sáng. Em ra sân ngắm trời, băn khoăn không biết thời tiết ra sao để sắp xếp các việc vào buổi chiều. Vừa lúc đó, bà em từ trong nhà đi ra, em hỏi bà:
- Bà ơi, thời tiết khó hiểu quá!
- Sao cháu lại nói vậy?
- Nhìn lên bầu trời mà cháu không biết sẽ mưa hay nắng ạ.
Bà cười hiền từ rồi nói:
- Cháu hãy nhìn những chú chuồn chuồn nhé:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
Em cảm ơn bà vì điều bổ ích và thú vị!
Trên đường tới trường, Lan gặp Nam và đã than thở rằng:
- Sao dạo này tớ thấy tớ ngủ được ít lắm, mới nằm chút mà trời đã sáng tinh mơ rồi.
- Cậu biết tại sao không, Lan?
- Tại sao vậy?
- Thế cậu nói cho tớ biết bây giờ là tháng mấy?
- Tháng 5, nhưng mà sao?
- Thế cậu đã nghe câu: "Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng; Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối" chưa?
- Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Tục ngữ và sáng tác văn chương SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 7 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian
- Văn bản Trưa tha hương
- Văn bản Cây tre Việt Nam
- Soạn bài Ôn tập học kì II SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Ôn tập bài 10 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian
- Văn bản Trưa tha hương
- Văn bản Cây tre Việt Nam
- Soạn bài Ôn tập học kì II SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Ôn tập bài 10 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết