Soạn văn 7, ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 1: Tiếng nói của vạn vật

Soạn bài Lời của cây SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết


Em đã bao giờ quan sát quá trình lớn lên của một cái cây, một bông hoa hay một con vật chưa? Điều đó gợi cho em suy nghĩ hoặc cảm xúc gì?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

- Lời của cây ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây. Qua đó, thể hiện tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhân vật dành cho mầm cây.

- Bài thơ như một bức thông điệp gửi đến người đọc: Hãy yêu cây, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này

Chuẩn bị đọc

(trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Em đã bao giờ quan sát quá trình lớn lên của một cái cây, một bông hoa hay một con vật chưa? Điều đó gợi cho em suy nghĩ hoặc cảm xúc gì?

Phương pháp giải:

Em hãy nhớ lại lần em quan sát một hạt đậu đen nảy mầm, hoặc một cây hoa hồng đơm bông hay quá trình ra đời cho đến lúc trưởng thành của chú chó cưng nhà em và nêu suy nghĩ hoặc của mình

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Em đã từng chứng kiến quá trình lớn lên của một cái cây/ một bông hoa/một con vật rồi.

- Khi nhìn quá trình lớn lên ấy em có suy nghĩ về sự vận động, trưởng thành và lớn lên của từng loài. Mỗi vật đều có một linh hồn, một đời sống riêng, có quá trình hình thành và phát triển. Nhìn quá trình lớn lên ấy, em thấy háo hức, thích thú và chờ mong sự lớn lên từng ngày của nó

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Em đã từng được quan sát quá trình lớn lên của một cái cây rồi.

- Điều này đã gợi cho em những suy nghĩ và cảm xúc rất đặc biệt:

+ Thấy ngạc nhiên, kì thú, lạ lẫm.

+ Thấy xúc động vì sự kì diệu của tự nhiên.

+ Mong muốn được tự tay trồng / nuôi / chăm sóc chúng.

+ Từ đó, trong lòng em dậy lên tình yêu thiên nhiên và khao khát bảo vệ tự nhiên.

- Quan sát: Em đã quan sát quá trình hạt đậu nảy mầm, hoa đồng tiền nở, con mèo sinh ra và lớn lên…

- Suy nghĩ và cảm xúc: Quá trình đó cần nhiều thời gian, cảm thấy thích thú khi được quan sát…

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trải nghiệm cùng VB

(trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Em hình dung thế nào về hiện tượng nảy mầm qua hình ảnh “nhú lên giọt sữa”?

Phương pháp giải:

Em hãy tự tưởng tượng

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Hình ảnh “nhú lên giọt sữa” khiến em hình dung về mầm non đang nhô lên khỏi mặt đất, phát triển, biến đổi, mầm non căng tràn nhựa sống như giọt sữa

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Hình ảnh “nhú lên giọt sữa” đã miêu tả vô cùng sinh động và độc đáo về hiện tượng nảy mầm. Lá mầm đầu tiên nhú lên từ mặt đất của hạt được ví như giọt sữa đã không chỉ là nổi bật về hình dáng ngộ nghĩnh và sự non nớt mà còn gợi ra sự gần gũi, thân thương của những hạt mầm nhỏ bé.

→ Hiện tượng nảy mầm qua cái nhìn của trẻ thơ trở nên ngộ nghĩnh, dí dỏm và vô cùng đáng yêu, độc đáo.

Hình ảnh mầm non nhú lên khỏi mặt đất, căng tràn nhựa sống để phát triển.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Năm khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ năm khổ thơ đầu và khổ cuối, chú ý lời thơ

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Năm khổ thơ đầu là lời của tác giả => Khẳng định như vậy vì đây chính là lời kể của tác giả về quá trình lớn lên của hạt mầm. Dựa vào chi tiết hạt mầm trong tay tác giả và các hành động “ghé tai, nghe” của tác giả khi hạt bắt đầu nảy mầm

- Khổ thơ cuối là lời của cây => Khẳng định như vậy vì ở khổ cuối, chi tiết cây nói: “Cây chính là tôi”, đại từ nhân xưng “tôi” như một lời nói giới thiệu của cây về sự xuất hiện của mình

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Năm khổ thơ đầu là lời của nhân vật trữ tình (tác giả). Cách xưng hô của tác nhà thơ đã khẳng định điều này: “Cầm trong tay mình” và gọi những đối tượng được nhắc tới bằng chính tên gọi của nó: hạt, mầm, cây, lá…

- Khổ cuối là lời của hạt mầm vì đến đây, cách xưng hô và giọng điệu đã thay đổi:

+ Cách gọi trực tiếp: “Rằng các bạn ơi”.

+ Lời giải thích xưng tôi: “Cây chính là tôi…”

+ Nội dung: Lời nhắn gửi của hạt mầm tới các bạn: Tôi (hạt mầm) sau này lớn lên sẽ trở thành cây và góp màu xanh của mình vào sự tươi xanh của đất trời. Quan đó, khẳng định vai trò, ý nghĩa của cây cối đối với cuộc sống con người.

Năm khổ thơ đầu là lời của tác giả. Đây là lời kể của tác giả về quá trình nảy mầm của cây.

Khổ thơ cuối là lời của cây. Dựa vào “Rằng các bạn ơi/Cây chính là tôi”.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Tìm một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây và thể hiện quá trình đó bằng sơ đồ

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ, chú ý các hình ảnh, từ ngữ miêu tả quá trình từ hạt thành cây

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Một số hình ảnh, từ ngữ được tác giả sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây là: nằm lặng thinh, nảy mầm, nhú lên giọt sữa, thì thầm, mầm mở mắt, đón tia nắng hồng, nở vài lá bé

- Qúa trình từ hạt thành cây: 

Khổ 1: Hạt lặng thinh => Khổ 2: Mầm nhú lên giọt sữa, biết nói thì thầm => Khổ 3: Mầm được chăm sóc như đứa trẻ sơ sinh => Khổ 4: Mầm kiêng gió kiêng mưa, lớn lên nhờ đón tia nắng hồng => Khổ 5: Cây đã thành, lá xanh bập bẹ tiếng nói => Khổ 6: Cây bập bẹ xưng tên họ, hứa hẹn góp xanh cho đời

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong bài thơ, tác giả sử dụng một số hình ảnh và từ ngữ đặc sắc như:

- "Nhú lên giọt sữa": Mô tả cách lá mầm xuất hiện từ mặt đất như giọt sữa, tạo hình ảnh đáng yêu.

- "Mầm thì thầm gió đưa nôi hời": Mô tả cách mầm nảy mọc trong tiết trời nhẹ nhàng và mát lành.

- "Ghé tai nghe rõ mầm kiêng điếng": Sử dụng từ ngữ "kiêng điếng" để thể hiện sự cảm thông và quan tâm đối với mầm cây.

- "Nghe mầm mở mắt vườn thơ đón": Tạo hình ảnh vườn thơ với mầm mọc, tượng trưng cho sự trưởng thành và tạo ra một bầu không khí thú vị.

Sơ đồ thể hiện quá trình lớn lên của hạt mầm:

Hạt mầm (Nhú lên giọt sữa) --> Mầm thì thầm gió đưa nôi hời --> Nghe mầm mở mắt vườn thơ đón.

- Một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây: nằm lặng thinh, nảy mầm, nhú lên giọt sữa, thì thầm, mầm mở mắt, đón tia nắng hồng, nở vài lá bé.

- Sơ đồ: Hạt lặng thinh - Nhú lên giọt sữa - Mầm mở mắt - Cây đã thành.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Theo em, những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang “ghé tai nghe rõ”?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ 2 và khổ 4 để xác định mối quan hệ của hạt mầm và nhân vật

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Theo em, những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ vô cùng gần gũi, giao cảm giữa thiên nhiên và nhà thơ, sự nâng niu sự sống. Nhân vật “tôi” như một người bạn đồng hành, chứng kiến toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của hạt mầm. Ngoài ra, nhân vật “tôi” còn chính là người lắng nghe những tâm tình, ở bên cạnh hạt mầm

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ” và “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa nhân vật (tác giả) và hạt mầm. Câu "Ghé tai nghe rõ" cho thấy tác giả đang chăm sóc và lắng nghe mầm cây một cách tận tâm, nhưng câu "Nghe mầm mở mắt" còn thể hiện sự gần gũi, như một cuộc trò chuyện thân mật giữa tác giả và mầm cây. Mối quan hệ này được thể hiện qua việc tác giả tập trung lắng nghe, quan sát và chia sẻ tình cảm với mầm cây như một người bạn đồng hành.

Những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ vô cùng gắn bó giữa hạt mầm và nhân vật đang “ghé tai nghe rõ”. Dường như giữa mầm cây và nhân vật có sự giao cảm, thấu hiểu.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho nhưng mầm cây. Hãy cho biết đó là tình cảm gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý từ ngữ biểu cảm

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho nhưng mầm cây là: Hạt nằm lặng thinh, Ghé tai nghe rõ, Nghe bàn tay vỗ, Nghe tiếng ru hời, Nghe mầm mở mắt

- Đó là tình cảm nâng niu, yêu thương, trân trọng của tác giả đối với mầm cây

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Những hình ảnh và từ ngữ thể hiện tình cảm và cảm xúc của tác giả đối với những mầm cây bao gồm:

+ Cầm trong tay mình: Tình cảm của sự sở hữu, chăm sóc.

+ Giọt sữa: Một hình ảnh đáng yêu để miêu tả mầm cây.

+ Ghé tai nghe rõ: Sự quan tâm và lắng nghe mầm cây.

+ Mầm kiêng… Kiêng nhất…: Sự trân trọng và quan tâm đặc biệt.

+ Nghe mầm mở mắt: Sự kỳ vọng và chờ đợi.

+ Vài lá bé: Sự nhỏ bé, non nớt của mầm cây.

+ Lá nghe màu xanh: Một cách để tạo hình ảnh về màu sắc của cây.

- Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho nhưng mầm cây là: Hạt nằm lặng thinh, Ghé tai nghe rõ, Nghe bàn tay vỗ, Nghe tiếng ru hời, Nghe mầm mở mắt

- Tình cảm: Yêu mến, trân trọng và nâng niu.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Xác định các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng của chúng

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và xác định các biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản là: nhân hóa, điệp ngữ 

- Nhân hóa: hạt nằm lặng thinh, mầm đã thì thầm, mầm kiêng gió bấc, đón tia nắng hồng, bập bẹ

=> Tác dụng: làm cho hạt mầm trở nên sinh động, có hồn; giúp nó trở nên gần gũi, thân thuộc và có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của con người.

- Điệp từ “nghe” lặp lại 4 lần

=> Tác dụng: nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa nhân vật tôi và hạt mầm. Lắng nghe từng biến chuyển nhỏ nhất của hạt mầm từ đó cho thấy mầm cũng có sức sống, có linh hồn riêng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản là: nhân hóa, điệp ngữ.

- Biện pháp nhân hóa: hạt nằm lặng thinh, mầm đã thì thầm, mầm kiêng gió bấc, đón tia nắng hồng, bập bẹ.

=> Tác dụng: Hạt mầm trở nên sinh động, có linh hồn, có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, biểu hiện được suy nghĩ, tình cảm giống như con người. 

- Điệp từ "nghe" lặp lại 4 lần.

=> Tác dụng: Nhấn mạnh mối quan hệ thân thiết, gần gũi giữa nhân vật "tôi" và hạt mầm. Nhân vật tôi giống như người bạn tâm tình, ở bên cạnh chứng kiến hạt mâm sinh trưởng, chia sẻ từng khoảnh khắc lớn lên của hạt mầm.

Các biện pháp tu từ:

- Nhân hóa “nằm lặng thinh”, “ghé tai nghe rõ”... - tạo sự gần gũi giống như con người.

- Điệp ngữ: “nghe” - nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó, giao cảm giữa mầm cây và con người.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 6

Câu 6 (trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ trên và cho biết vần và nhịp có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện “lời của cây”

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ, chú ý cách gieo vần, ngắt nhịp có gì đặc biệt

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Cách gieo vần chân: mình-thinh; mầm-thầm; giông-hồng;... kết hợp cùng ngắt nhịp 2/2 tạo nên nhịp điệu cho bài thơ.

- Nhờ cách gieo vần và ngắt nhịp đã góp phần vào việc liên kết các câu thơ, tạo nhịp điệu nhẹ nhàng, thể hiện được giọng điệu tâm tình, thủ thỉ của cây,... góp phần vào việc thể hiện nội dung bài thơ và làm cho câu thơ dễ đi vào lòng bạn đọc

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Cách gieo vần chân: mình - thinh; mầm - thầm; giông – hồng,...

- Cách ngắt nhịp 2/2 tạo nên nhịp điệu cho bài thơ.

→ Giúp liên kết các câu thơ, tạo nhịp điệu nhẹ nhàng, thể hiện được giọng điệu tâm tình, thủ thỉ của cây,... góp phần vào việc thể hiện nội dung bài thơ và làm cho câu thơ dễ đi vào lòng người đọc.

- Cách gieo vần: vần chân (mình - thinh, mầm - thầm, giông - hồng, thành - xanh, ơi - lớn).

- Cách ngắt nhịp 2/2.

=> Giọng điệu nhẹ nhàng, tâm tình như đang trò chuyện với mầm cây.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 7

Câu 7 (trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Xác định chủ đề và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên

- Thông điệp: Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống ấy mới là những mầm sống; mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời.

Xem thêm
Cách 2

- Chủ đề: Bài thơ thể hiện sự trân trọng đối với mầm xanh, mở rộng ra chính là cây cối.

- Thông điệp: Con người cần biết lắng nghe để thấu hiểu và biết trân trọng những mầm xanh của sự sống.

Xem thêm
Cách 2

Suy ngẫm và phản hồi 8

Câu 8 (trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết khoảng năm câu thể hiện cảm xúc khi hóa thân vào chúng.

Phương pháp giải:

Liên hệ tưởng tượng bản thân

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Xin chào tất cả các bạn, các bạn nhìn thấy tôi có quen không? Tôi chính là cây bàng che bóng mát cho các bạn mỗi giờ ra chơi đây. Các bạn nhìn xem thân tôi thật to lớn, với những tán lá rộng, sum suê như những cánh tay khổng lồ bảo vệ mọi người khỏi những tia nắng chói chang, Tôi thấy rất vui vì mình làm được điều đó có ích cho mọi người. Mỗi ngày tôi đều được các bạn học sinh tưới cho những dòng nước mát lành, nó giúp tôi cao hơn từng ngày. Để không phụ công lao chăm sóc ấy tôi sẽ lớn thật nhanh hơn nữa để tán lá rộng thêm và tỏa bóng mát cho thật nhiều người. Làm một cây bàng là một điều thú bị và đáng để trải nghiệm.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chào các bạn, xin tự giới thiệu mình là hoa hồng. Các bạn nhìn xem thân mình mảnh mai, màu xanh thẫm, có gai to và sắc nhọn. Mình có những cánh hoa màu đỏ thắm mịn màng, đan xen vào nhau thành từng lớp. Mình rất vui vì được tỏa hương thơm và khoe sắc đỏ, mỗi ngày mình đều được cô Lan tưới cho những dòng nước mát lành, nó giúp mình tươi tắn và cao hơn mỗi ngày. Để không phụ công chăm sóc của cô ấy, mình sẽ lớn thật nhanh, nở ra những bông hoa thật đẹp giúp khu vườn của cô lúc nào cũng thơm mát và rực rỡ.  

Tôi chính là loài hoa hướng dương. Vào những ngày nắng rực rỡ, tôi thường hướng về phía mặt trời để đón lấy ánh nắng ấm áp. Màu vàng của tôi cùng với màu vàng của nắng tạo nên màu sắc tuyệt đẹp của thiên nhiên. Tôi là loài hoa tượng trưng cho niềm tin và hy vọng. Điều đó khiến tôi cảm thấy rất tự hào.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Bình chọn:
4.8 trên 104 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí