Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết>
Theo em, để trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố nào?
Nội dung chính
Những câu tục ngữ về lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát. |
Chuẩn bị đọc
(Trang 31, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Theo em, để trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức bản thân, trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Theo em, để trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố: thời tiết, khí hậu, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ,...
Theo em, để trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố:
- Đất đai
- Khí hậu
- Giống cây trồng
Theo em, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố: chọn giống, các yếu tố ảnh hưởng: thời tiết, ánh sáng, các chất dinh dưỡng,...
Trải nghiệm cùng VB
(trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2
“Hoa đất” trong câu 5 được hiểu như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc câu 5, giải thích từ “hoa đất”
Lời giải chi tiết:
“Hoa đất” trong câu 5 được hiểu: “Hoa đất” chính là những gì tinh túy, đẹp đẽ, quý giá nhất được kết tinh từ trời đất, mạch nguồn của sự sống.
Hoa đất được hiểu là đất tốt tươi, màu mỡ.
"Hoa đất": mưa ở thời điểm này là tốt, rất có ích cho hoa màu.
Suy ngẫm và phản hồi 1
Câu 1 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Chỉ ra các đặc điểm của tục ngữ được thể hiện trong những câu trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn và hiểu biết bản thân, tìm đặc điểm của tục ngữ.
Lời giải chi tiết:
Các đặc điểm của tục ngữ được thể hiện trong những câu trên là:
- Nội dung: Thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về lao động sản xuất.
- Hình thức:
+ Câu ngắn gọn, hàm súc, cô đọng.
+ Có nhịp điệu, hình ảnh
+ Có hiệp vần trong các câu.
+ Mang tính đa nghĩa.
Dựa vào các đặc điểm của tục ngữ:
- Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ)
- Có nhịp điệu, hình ảnh.
- Hầu hết đều có vần và thường là vần lưng.
- Đó là những câu được sử dụng trong lời nói hằng ngày. Có nội dung, tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội.
Các câu tục ngữ đều nói về những đúc rút từ thực tế của dân gian trong lao động sản xuất nhằm tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một kinh nghiệm.
Suy ngẫm và phản hồi 2
Câu 2 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 1 đến số 5.
Phương pháp giải:
Đọc lại các câu tục ngữ và xác định theo yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Câu |
Số chữ |
Số dòng |
Số vế |
1. |
4 |
1 |
1 |
2. |
8 |
1 |
2 |
3. |
8 |
1 |
2 |
4. |
6 |
1 |
2 |
5. |
10 |
1 |
2 |
Suy ngẫm và phản hồi 3
Câu 3 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Tìm các cặp vần và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ từ số 2 đến số 6.
Phương pháp giải:
Đọc và tìm các cặp vần, sau đó nhận xét tác dụng của vần.
Lời giải chi tiết:
Câu |
Cặp vần |
Loại vần |
2. |
Lụa – lúa |
Vần sát |
3. |
Lâu – sâu |
Vần cách |
4. |
Lạ - mạ |
Vần sát |
5. |
Tư – hư |
Vần sát |
6. |
Bờ - cờ |
Vần cách |
=> Tác dụng: Giúp cho các câu tục ngữ, có vần có nhịp điệu, hòa hòa về âm thanh hơn. Khi đọc sẽ tạo ra cảm giác liền mạch, hợp lý.
Câu |
Cặp vần |
2 |
Lụa - lúa |
3 |
Lâu - sâu |
4 |
Lạ - mạ |
5 |
Hư - hoa |
6 |
Nép - lên |
Tác dụng của vần trong các câu tục ngữ là giúp câu có nhịp điệu, liền mạch hơn.
- Câu tục ngữ 2: vần lưng (lụa - lúa)
- Câu tục ngữ 3: vần cách (lâu - sâu)
- Câu tục ngữ 4: vần lưng (lạ - mạ)
- Câu tục ngữ 5: vần lưng (Tư - hư)
- Câu tục ngữ 6: vần cách (bờ - cờ)
=> Tác dụng: làm cho các câu tục ngữ có nhịp điệu, có hình ảnh.
Suy ngẫm và phản hồi 4
Câu 4: (Trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Về hình thức, hai câu tục ngữ 1 và 6 có gì khác biệt với các câu 2, 3, 4, 5?
Phương pháp giải:
Trả lời dựa vào sự quan sát của bản thân.
Đồng thời nhớ lại đặc điểm của thơ lục bát để từ đó rút ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Về hình thức, hai câu tục ngữ 1 và 6 khác biệt với các câu 2, 3, 4, 5 là:
Số lượng chữ ở câu tục ngữ số 1 rất ít, chỉ gồm bốn chữ còn câu tục ngữ số 6 là câu lục bát, nhiều hơn so với những câu còn lại.
Hai câu tục ngữ số 1 và số 6 không có sự đối xứng rõ ràng giữa các vế so với các câu 2,3,4,5.
Về hình thức, hai câu tục ngữ số 1 và số 6 khác biệt so với các câu 2,3,4,5 ở điểm:
- Câu tục ngữ số 1: 1 vế.
- Câu tục ngữ số 6: 3 vế.
Suy ngẫm và phản hồi 5
Câu 5 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Dựa vào các từ ngữ “hoa đất” và “hư đất” trong câu tục ngữ số 5, em hãy cho biết tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu tục ngữ này
Phương pháp giải:
Trả lời dựa vào suy nghĩ bản thân.
Lời giải chi tiết:
Thông điệp tác giả muốn gửi gắm là: Kinh nghiệm trong trồng trọt được ông cha ta đúc kết lại qua câu tục ngữ, tháng 3 thường trời sẽ rất khô hạn, hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích cho hoa màu nhưng đến tháng tư lúc ấy cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng. Như vật, theo quan niệm dân gian, mưa tháng Ba tốt cho mùa màng còn mưa tháng Tư thì ngược lại.
Ngày xưa, một năm nhân dân ta chỉ làm hai vụ lúa: vụ chiêm và vụ mùa (vụ mười) . Tháng ba nắng hạn, ruộng đồng khô cạn, khi lúa đang trổ đòng đòng. Mưa tháng ba đối với nhà nông là ‘cơn mưa vàng’ làm cho lúa tốt bời bời, bội thu. Trái lại, trong tháng tư, lúa sắp chín, khoai đỗ sắp thu hoạch, nếu mưa nhiều sẽ gây nhiều thiệt hại lớn cho nhà nông
Kinh nghiệm trong trồng trọt được ông cha ta đúc kết lại qua câu tục ngữ: thường thì đến tháng ba âm lịch hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích cho hoa màu nhưng đến tháng tư lúc ấy cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng. Vì vậy, ông cha ta muốn gửi gắm thông điệp rằng nên biết chọn thời gian phù hợp để canh tác.
Suy ngẫm và phản hồi 6
Câu 6 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Xác định biện pháp tu từ thường được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó.
Phương pháp giải:
Đọc câu tục ngữ số 6, xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng.
Lời giải chi tiết:
- Biện pháp tu từ Nhân hóa: “nép”, “phất cờ”
- Tác dụng: Nhân hóa sự vật “lúa chiêm” cũng có những hành động, cử chỉ giống con người. Khiến cho câu thơ, hình ảnh thơ trở nên gần gũi, sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm. Khiến cho sự vật trở nên thân thuộc, gần gũi với con người hơn.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6: nhân hóa.
Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó: câu tục ngữ hay, sinh động và dễ hình dung hơn với người đọc. Kinh nghiệm được truyền tải sáng tạo, lúa chiêm khi sấm sẽ trổ đòng rất nhanh.
Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (lúa chiêm - nép - nghe - phất cờ) có tác dụng làm cho câu tục ngữ thể hiện được cách nhìn của người xưa trước hiện tượng tự nhiên đầy sinh động.
Suy ngẫm và phản hồi 7
Câu 7 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Các câu tục ngữ trên cùng nói về nội dung gì? Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ ấy đối với lao động sản xuất.
Phương pháp giải:
Trả lời dựa vào suy nghĩ bản thân.
Lời giải chi tiết:
Các câu tục ngữ cùng nói về nội dung: những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất
Các câu tục ngữ trên có ý nghĩa đối với lao động sản xuất:
- Giải thích hiện tượng và dự báo về những kinh nghiệm, bài học quý báu trong quá trình lao động sản xuất. Từ đó người nông dân làm việc hiệu quả tạo nên sản phẩm chất lượng, mang đến nguồn kinh tế ổn định cho gia đình.
- Giúp người nông dân hiểu thêm về giá trị của đất và của các yếu tố khác trong lao động sản xuất
Các câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm trong lao động sản xuất, từ đó giúp người dân có thể sản xuất hiệu quả hơn.
Ông cha ta đã dựa trên kinh nghiệm quan sát và giải thích hiện tượng tự nhiên để đúc kết nên câu ca dao này, thể hiện cách nhìn của người xưa trước các hiện tượng tự nhiên. Qua đó, khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu lao động sản xuất, khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.
- Soạn bài Tục ngữ và sáng tác văn chương SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 7 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian
- Văn bản Trưa tha hương
- Văn bản Cây tre Việt Nam
- Soạn bài Ôn tập học kì II SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Ôn tập bài 10 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian
- Văn bản Trưa tha hương
- Văn bản Cây tre Việt Nam
- Soạn bài Ôn tập học kì II SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Ôn tập bài 10 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết