Lý thuyết tập hợp phần tử tập hợp>
Mỗi tập hợp thường được kí hiệu bởi một chữ cái in hoa; chẳng hạn; tập hợp A, tập hợp B, tập hợp X.
1. Cách viết. Các kí hiệu
Cách viết
Mỗi tập hợp thường được kí hiệu bởi một chữ cái in hoa
Ví dụ: Tập hợp A={a,b,c}, tập hợp X={1;2;3;4}...
Kí hiệu
Nếu a là một phần tử của tập hợp A thì ta viết: a ∈ A.
Nếu d không phải là một phần tử của tập hợp A thì ta viết d \(\notin\) A.
Ví dụ: Cho tập hợp \(M = \left\{ {1;2;3} \right\}\)
Khi đó ta có 1 là phần tử thuộc M nên \(1\in M\)
Và 4 không là phần tử thuộc M nên \(4 \notin M\)
Các cách để viết một tập hợp
Thường có hai cách:
- Liệt kê các phần tử của tập hợp.
- Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
Ví dụ: Cho tập hợp B gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 5.
Viết tập hợp B dưới dạng liệt kê các phần tử là: \(B = \left\{ {0;1;2;3;4} \right\}\)
Viết tập hợp B dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng là: \(B = \left\{ {x \in \mathbb N|x < 5} \right\}\)
Loigiaihay.com
- Trả lời câu hỏi 1 Bài 1 trang 6 Toán 6 Tập 1
- Trả lời câu hỏi 2 Bài 1 trang 6 SGK Toán 6 Tập 1
- Bài 1 trang 6 SGK Toán 6 tập 1
- Bài 2 trang 6 SGK Toán 6 tập 1
- Bài 3 trang 6 SGK Toán 6 tập 1
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục