Lý thuyết Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại - Lịch sử 10


Lý thuyết Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

BÀI 4. SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ NGÀNH, NGHỀ HIỆN ĐẠI

1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

a. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản. 

- Hoạt động bảo tồn di sản phải đảm bảo “tính xác thực”, “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật” của di sản.

- Giá trị của di sản thể hiện ở khía cạnh: lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mĩ thuật,.. 

- Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững.

b. Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

- Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên của con người.

- Công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể với nhiều biện pháp khác nhau (sư tầm, lưu giữ, truyền nghề, trình diễn,…) mà những di sản đó được tái tạo, giữ gìn, và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

- Công tác bảo tồn di sản thiên nhiên góp phần đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản. 

- Di sản được bảo tồn góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

2. Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hóa

a. Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa

- Góp phần tăng cường “sức mạnh mềm” và năng lực cạnh tranh quốc gia, mang lại nhiều lợi ích về vật chất và tinh thần to lớn. 

- Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho các ngành xuất bản như xuất bản, điện ảnh, thời trang, kiến trúc. 

b. vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học. 

- Công nghiệp văn hóa phát triển, những giá trị về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam được quảng bá, lan tỏa với nhiều hình thức khác nhau.

- Công nghiệp văn hóa góp một nguồn lực vật chất đáng kể để tái đầu tư cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị các công trình lịch sử văn hóa.

3. Sử học với sự phát triển du lịch 

a. Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

- Di tích lịch sử-văn hóa, lễ hội, văn nghệ dân gian,… công trình lao động sáng tạo của con người được sử dụng cho mục đích du lịch.

b. Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa

- Du lịch góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử các quốc gia

- Một phần doanh thu từ du lịch đã được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh, phục dựng và quản lí di tích, di sản. 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sử 10 - kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí