Lý thuyết Đường thẳng và mặt phẳng song song - SGK Toán 11 Cánh Diều


I. Đường thẳng song song với mặt phẳng

I. Đường thẳng song song với mặt phẳng

 Đường thẳng được gọi là song song với mặt phẳng nếu chúng không có điểm chung.

 

*Nhận xét:

- Nếu d và \(\left( P \right)\) có một điểm chung duy nhất thì ta nói d và \(\left( P \right)\) cắt nhau tại A. Kí hiệu \(d \cap \left( P \right) = A\)hay \(d \cap \left( P \right) = \left\{ A \right\}\).

 

- Nếu d và \(\left( P \right)\) có nhiều hơn 1 điểm chung thì ta nói d nằm trong \(\left( P \right)\) hay \(\left( P \right)\) chứa d. Kí hiệu \(d \subset \left( P \right)\)hay \(\left( P \right) \supset d\).

 

II. Điều kiện và tính chất

  • Nếu đường thẳng a không nằm trong mặt phẳng (P) và a song song với một đường thẳng a’ nằm trong (P) thì ta nói \(a//\left( P \right)\).

 

  • Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P). Nếu mặt phẳng (Q) chứa a và cắt (P) theo giao tuyến b thì b//a.

 

  • Nếu hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thì giao tuyến của chúng (nếu có) cũng song song với đường thẳng đó.

 

 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 11 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí