Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác trang 19, 20, 21 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều


Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến tốc độ của một phản ứng hóa học?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

7.1

 Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến tốc độ của một phản ứng hóa học?

(1) diện tích bế mặt tiếp xúc

(2) nhiệt độ

(3) nồng độ

(4) chất xúc tác

A. (1),(2) và (3). 

B. (1), (3) và (4)

D. (1), (2), (3) và (4).


Phương pháp giải:

Dựa vào yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và chất xúc tác.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: D

7.2

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Bất cứ phản ứng nào cũng chỉ cần vận dụng một yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng để làm tăng tốc độ của phản ứng.

B. Bất cứ phản ứng nào cũng phải vận dụng đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng mới tăng được tốc độ của phản ứng.

C. Tùy theo phản ứng mà vận dụng một, một số hay tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng để làm tăng tốc độ của phản ứng.

D. Bất cứ phản ứng nào cũng cần chất xúc tác để làm tăng tốc độ của phản ứng.


Phương pháp giải:

 Dựa vào yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và chất xúc tác.


Lời giải chi tiết:

Đáp án:C


7.3

Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.

B. Than cháy trong oxygen nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí.

C. Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clinker ( trong sản xuất xi măng) sẽ khiến phản ứng xảy ra nhanh hơn.


Phương pháp giải:

Dựa vào yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và chất xúc tác.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: C


7.4

Những phát biểu nào dưới đây là đúng?

(a) Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy, dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này.

(b) Trong quá trình sản xuất rượu (ethylic alcohol) từ gạo, người rắc men gạo đã nấu chín (cơm) trước khi ủ vì men là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc dộ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu.

(c) Một chất xúc tác có thể là chất xúc tác cho tất cả phản ứng.

(d) Có thể dùng chất ức chế để làm giảm tốc độ của phản ứng.


Phương pháp giải:

Dựa vào yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và chất xúc tác.


Lời giải chi tiết:

a) Sai. Vì dầu hỏa là chất tham gia phản ứng cháy chứ không phải là chất xúc tác.

b) Đúng

c) Sai. Tùy vào phản ứng mà có thể lựa chọn chất xúc tác

d) Đúng

7.5

Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Đốt trong lò kín.

B. Xếp củi chặt khít.

C. Thổi không khí khô.

D. Thổi hơi nước.


Phương pháp giải:

Dựa vào yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và chất xúc tác.


Lời giải chi tiết:

A. Sai. Vi đốt trong lò kín sẽ không có oxygen

B. Sai. Vì làm cho oxygen có thể len vào.

C. Đúng. Vì làm tăng lượng oxygen cho phản ứng cháy

D. Sai. Vì thổi hơi nước vào sẽ làm dập phản ứng đốt củi

Đáp án: C

7.6

Chất xúc tác là chất

A. làm tăng tốc độ của phản ứng

B. làm tăng tốc độ của phản ứng nhưng không bị thay đổi sau phản ứng.

C. làm tăng tốc độ của phản ứng và bị thay đổi sau phản ứng.

D. làm tăng tốc độ của phản ứng và bị thay đổi sau phản ứng.


Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm của chất xúc tác.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: B


7.7

Hãy sắp xế các phản ứng sau theo chiều tăng dần tốc độ của phản ứng:

(1) Phản ứng than cháy trong không khí

(2) phản ứng gỉ sắt

(3) Phản ứng nổ của khí gas


Phương pháp giải:

 Dựa vào yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và chất xúc tác.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: (2)🡪 (1)🡪(3)


7.8

Cho lần lượt vào mỗi ống nghiệm (1) và (2) một lượng đá vôi ( thành phần chính là CaCO3) có khối lượng xấp xỉ nhau, trong đó lượng đá vôi ở ống nghiệm (2) đã được tán nhỏ thành bột. Sau đó, cho cùng một lượng thể tích (khoàng 5 ml) dung dịch H2SO4 1M vào hai ống nghiệm trên.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b) Hãy dự đoán các hiện tượng xảy ra, cho biết ở ống nghiệm nào đá vôi tan nhanh hơn và yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng.


Phương pháp giải:

Dựa vào yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và chất xúc tác.


Lời giải chi tiết:

a) Phương trình hóa học:

CaCO3 + H2SO4🡪 CaSO4 + CO2 + H2O

b) Hiện tượng: Có khí thoát ra ở cả hai ống nghiệm. Ở ống nghiệm (2) đá vôi tan nhanh hơn, yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là diện tích bề mặt tiếp xúc

7.9

Cho lần lượt  vào mỗi ống nghiệm (1) và (2) một cái định sắt có kích thước và khối lượng xấp xỉ nhau. Sau đó, thêm tiếp vào mỗi ống nghiệm cùng một thể tích (khoảng 10ml) dung dịch H2SO4 1M. Ống nghiệm (2) được đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b) Dự đoán xem bọt khí thoát ra ở ống nghiệm nào sẽ nhiều hơn. Giải thích.


Phương pháp giải:

Dựa vào yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và chất xúc tác.


Lời giải chi tiết:

a) Phương trình hóa học: Fe + H2SO4 – FeSO4 + H2

b) Ở ống nghiệm (2) bọt khí thoát ra nhanh hơn do nhiệt độ làm tăng tốc độ của phản ứng

7.10

Cho 4 gam zinc (Zn) hạt vào một ống nghiệm đựng dung dịch H2So4 4M dư ở nhiệt độ thường. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ thay đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ của phản ứng thay đổi như thế nào ( tăng lên, giảm xuống hay không thay đổi)? 

a) Thay 4 gam Zn hạt bằng 4 gam Zn bột.

b) Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.

c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50 oC).

d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 4M gấp đôi ban đâu.


Phương pháp giải:

 Dựa vào yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và chất xúc tác.


Lời giải chi tiết:

a) Tốc độ phản ứng tăng lên. Vì Zn ở dạng bột làm tăng diện tích tiếp xúc.

b) Tốc độ phản ứng giảm xuống. Vì nồng độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

c) Tốc độ phản ứng tăng lên: Vì nhiệt độ tăng làm tăng tốc độ phản ứng.

d) Tốc độ phản ứng không thay đổi. Vì thể tích không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

7.11

a) Phản ứng giữa đá vôi (thành phần chính là CaCO3) và giấm ăn ( có chứa acetic acid) sẽ xảy ra nhanh hơn khi đá vôi ở dạng viên lớn hay dạng bột? giải thích. 

b) Vì sao khi cho mẫu than (thành phần chính là carbon) vào bình đựng oxygen thì hiện tượng cháy xảy ra mãnh liệt hơn ngoài không khi?

c) Tốc độ của phản ứng chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?


Phương pháp giải:

 Dựa vào yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và chất xúc tác.


Lời giải chi tiết:

a) Phản ứng giữa đá vôi ( thành phần chính là CaCO3) và giấm ( có chứa acetic acid) sẽ xảy ra nhanh hơn khi đá vôi ở dạng bột vì đá vôi ở dạng bột có diện tích tiếp xúc lớn

b) Vì ngoài không khí, nồng độ oxygen thấp hơn trong bình chứa khí oxygen.

c) Tốc độ của phản ứng chịu ảnh hưởng bởi: diện tích bề mặt tiếp xúc, chất xúc tác, nồng độ, nhiệt độ, áp suất.

7.12

 Phản ứng hóa học có thể xảy ra trong các que phát sáng. Việc thay đổi nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng.

Khi nhiệt độ tăng, tốc độ của phản ứng sẽ tăng hay giảm? Sắp xếp thứ tự theo chiều tăng dần tốc độ của phản ứng trong ba cốc (a), (b), (c) khi nước ở cốc (a) có nhiệt độ bình thường, nước ở cốc (b) nóng hơn khoảng 10 o so với cốc (a), nước ở cốc (c) nóng hơn khoảng 30o so với cốc (b).


Phương pháp giải:

Dựa vào yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và chất xúc tác.


Lời giải chi tiết:

Nhiệt độ tăng làm tăng tốc độ phản ứng;

Đáp án: (a)🡪(b)🡪(c)



Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí