Bài 11. Oxide trang 25, 26 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều >
Trong các chất: NaCl, CaO, H2SO4,CO2, MgO, CuO, số lượng oxide là
11.1
Trong các chất: NaCl, CaO, H2SO4,CO2, MgO, CuO, số lượng oxide là
A.1.
B.2.
C.3.
D.4.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm về oxide
Lời giải chi tiết:
Các oxide là: CaO, CO2, MgO, CuO.
Đáp án : D
11.2
Trong các oxide: CaO, SO2, FeO, CO, CO2, MgO, Na2O, số lượng oxide base là
A.3.
B.4
C.5
D.6
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm về oxide
Lời giải chi tiết:
Các oxide base: CaO, FeO, MgO, Na2O.
Đáp án : B
11.3
Sodium hydroxide (NaOH) ở dạng rắn là chất hút nước mạnh, có thể dùng để làm khô một số chất khí có lẫn hơi nước và không phản ứng với naOH. Không dùng NaOH rắn để làm khô khí nào trong số các khí dưới đây? Giải thích.
A. Khí N2 bị lẫn hơi nước.
B. Khí CO bị lẫn hơi nước.
C. Khí SO2 bị lẫn hơi nước
D. Khí H2 bị lẫn hơi nước
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm về oxide
Lời giải chi tiết:
Vì NaOH có phản ứng hoá học với SO2.
Đáp án : C
11.4
Nêu tên gọi và viết công thức hóa học sau:: hai oxide base, hai oxide acid và hai oxide lưỡng tính.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm về oxide
Lời giải chi tiết:
Oxide base: Copper(II) oxide(CuO); Calcium oxide (CaO); Magnesium oxide (MgO); …
Oxide acid: Carbon dioxide (CO2); Sulfur dioxide (SO2); Sulfur dioxide (SO3); …
Oxide lưỡng tính: Aluminium oxide (Al2O3); Zinc oxide (ZnO); Chromium(III) oxide (Cr2O3); …
11.5
Cho các chất sau: CuO, MgO, CO2, Fe2O3, SO2, CaO, Na2O, SO3,
a) Chất nào trong các chất trên phản ứng được với dung dịch KOH?
b) Chất nào trong các chất trên phản ứng được với dung dịch HCl?
Viết phương trình hóa học minh họa.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của oxide.
Lời giải chi tiết:
a) Các chất phản ứng được với dung dịch KOH: CO2, SO2, SO3.
b) Các chất phản ứng được với dung dịch HCl: CuO, MgO, Fe2O3, CaO, Na2O.
Phương trình hóa học:
CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O
SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O
2KOH + SO3 → H2O + K2SO4
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O
11.6
Viết phương trình hóa học của phản ứn tạo ra các oxide sau từ các đơn chất và oxygen: K2O, MgO, CO2, SO2, Al2O3, CuO, P2O5, CaO.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của oxide
Lời giải chi tiết:
4K + O2 → 2K2O
2Mg + O2 → 2MgO
C + O2 → CO2
S + O2 → SO2
4Al + 3O2 → 2Al2O3
2Cu + O2 → 2CuO
4P + 5O2 → 2P2O5
2Ca + O2 → 2CaO
11.7
Các chất sau đây là chất phản ứng và chất sản phẩm của ba phản ứng hóa học khác nhau: CuO, CO2, SO2, NaOH, CuSO4, Na2CO3, KOH, K2SO3, H2O. Viết ba phương trình hóa học từ các chất trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của oxide
Lời giải chi tiết:
Các phương trình hoá học của phản ứng:
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O
11.8
Cốc nước vôi trong trong khi để trong không khí một thời gian thấy xuất hiện một lớp mảng rắn trên bề mặt. Giải thích sự hình thành của lớp màng trắng và viết phương trình hóa học minh họa.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của oxide
Lời giải chi tiết:
Lớp màng rắn hình thành trên bề mặt nước vôi trong khi để trong không khí là CaCO3, được tạo thành do Ca(OH)2 tác dụng với CO2 trong không khí.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
11.9
Chia mẫu đây đồng thành hai phần bằng nhau.
Phần 1 cho vào dung dịch HCl, Không thấy hiện tượng gì xảy ra.
Phần 2 đem đốt nóng trong không khí, một thời gian sau thu được chất rắn màu đen. Khi cho vào dung dịch HCl, thấy chất rắn màu đen tan ra và dung dịch có màu xanh.
Giải thích các hiện tượng diễn ra trong các quá trình trên. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có).
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm về oxide
Lời giải chi tiết:
Cu không tác dụng với dung dịch HCl.
Khi đốt nóng Cu trong không khí sẽ có phản ứng: 2Cu + O2 → 2CuO
CuO có màu đen, khi cho vào dung dịch HCl có phản ứng:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (nhiệt độ )
CuCl2 tạo thành tan trong nước tạo ra dung dịch có màu xanh.
11.10
Khi để sắt trong không khí ẩm, trên bề mặt của sắt sẽ xuất hiện một lớp gỉ (trong đó chủ yếu là các oxide sắt FeO và Fe2O3). Để làm sạch lớp gỉ này, người ta có thể dùng dung dịch HCl loãng. Giải thích việc làm trên. Viết các phương trình minh họa .
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của oxide.
Lời giải chi tiết:
Khi cho dung dịch HCl loãng lên bề mặt sắt bị gỉ, xảy ra các phản ứng của HCl với FeO và Fe2O3 tạo ra các muối FeCl2 và FeCl3 tan trong nước, vì vậy, bề mặt sắt được làm sạch gỉ.
Các phương trình hoá học minh hoạ:
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
11.11
Dẫn khí CO2 từ từ qua dung dịch nước vôi trong ( Ca(OH)2). Sau khi phản ứng kết thúc, trong dung dịch vẫn còn dư Ca(OH)2 và tạo ra 20 gam CaCO3 Tính thể tích khí CO2 (dkc) đã tham gia phản ứng.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của oxide.
Lời giải chi tiết:
Số mol CaCO3 là: nCaCO3 = 0,2 (mol).
Phương trình hóa học: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Từ phương trình hoá học tính được số mol CO2 bằng số mol CaCO3.
Từ đó, thể tích khí CO2 đã phản ứng là:
V = n x 24,79 = 4,96 lít.
11.12
CaO được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Phương pháp phổ biển để sản xuất CaO là nung vôi (CaCO3), phương trình hóa học của phản ứng xảy ra như sau:
CaCO3 🡪 CaO + CO2
Để tạo ra được 7 tấn CaO cần phải dùng bao nhiêu tấn quặng đá vôi ( chứa 80% CaCO3) và sinh ra bao nhiêu kg khí CO2?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của oxide.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào phương trình hoá học tạo ra CaO từ CaCO3 tính được khối lượng CaCO3 cần dùng là 12,5 tấn, khối lượng CO3 tạo ra là 5,5 tấn (5 500 kg).
– Gọi lượng quặng chứa 80% CaCO3 cần dùng là a
ta có: a x 80% = 12,5 (tấn).
🡪 a = 15,625 tấn.
11.13
Khi đốt nóng, kim loại R phản ứng mạnh với oxygen tạo ra oxide ( ở thể rắn, màu trắng, không tan trong nước nhưng tan được trong dung dịch HCl )
a) Xác định công thức của oxide trên, biết kim loại R có hóa trị II và phần trăm khối lượng của kim loại R trong oxide là 60%
b) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong quá trình trên và cho biết oxide được tạo ra thuộc loại oxide nào. Giải thích.
c) Nêu một số ứng dụng của oxide trên trong thực tiễn.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của oxide.
Lời giải chi tiết:
a) Phần trăm khối lượng của kim loại R trong oxide là 60% nên ta có:
MR = 24 gam/mol.
Kim loại đó là Mg, oxide của kim loại là MgO.
b) Phương trình hóa học:
2Mg + O2 → 2MgO
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
MgO thuộc loại oxide base.
c) Ứng dụng của magnesium oxide :
- Làm chất trợ lưu hóa trong cao su tổng hợp Polychloroprene (CR), cũng là chất xúc tác tổng hợp Polyphenyleneoxide, các miếng đệm của sơn và giấy
- Được sử dụng rộng rãi như một chất cách điện trong cáp điện chịu nhiệt.
- Là thành phần chính trong các lò sản xuất sắt và thép, các kim loại màu, thủy tinh hay xi măng vì chịu được nhiệt độ rất cao.
- MgO là một thành phần chống cháy chính trong các vật liệu xây dựng với đặc tính nổi bật là chống cháy, chống mối, chống ẩm, chống nấm mốc và kháng nấm mốc, và độ bền.
- MgO là một trong những thành phần của xi măng Portland trong các nhà máy chế biến khô.
- Làm chất trợ chảy và tăng khả năng chống rạn men.
- MgO được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý đất, nước ngầm, xử lý nước thải, xử lý nước uống bằng cách ổn định độ pH.
- Sử dụng làm thuốc bổ sung và ổn định tính acid của dạ dày: dịu cơn đau ợ nóng và chua của chứng đau dạ dày.
- Bài 12. Muối trang 26, 27, 28 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 13. Phân bón hóa học trang 28, 29 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 10. Thang pH trang 23, 24, 25 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 9. Base trang 22, 23 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 8. Acid trang 21, 22 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 43. Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 41. Hệ sinh thái trang 84, 85, 86 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 40. Quần xã sinh vật trang 81, 82, 83 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 39. Quần thể sinh vật trang 79, 80, 81 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 43. Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 41. Hệ sinh thái trang 84, 85, 86 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 40. Quần xã sinh vật trang 81, 82, 83 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 39. Quần thể sinh vật trang 79, 80, 81 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều