Bài 19. Đòn bẩy trang 39, 40 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều>
Đòn bẩy là dụng cụ dùng để
19.1
Đòn bẩy là dụng cụ dùng để
A. làm thay đổi tính chất hoá học của vật.
B. làm biến đổi màu sắc của vật.
C. làm đổi hướng của lực tác dụng vào vật.
D. làm thay đổi khối lượng của vật.
Phương pháp giải:
Đòn bẩy là dụng cụ dùng để làm đổi hướng của lực tác dụng vào vật
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C
19.2
Hoạt động nào dưới đây không dùng vật dụng như một đòn bẩy?
A. Dùng kéo cắt giấy.
B. Dùng búa đóng đinh.
C. Dùng kìm cắt sắt.
D. Dùng búa nhổ đinh.
Phương pháp giải:
Dùng búa đóng đinh không dùng vật dụng như một đòn bẩy
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
19.3
Khi hoạt động, đòn bẩy sẽ quay quanh
A. điểm tựa.
B. đầu chịu lực.
C. điểm giữa của đòn.
D. điểm tác dụng lực.
Phương pháp giải:
Khi hoạt động, đòn bẩy sẽ quay quanh điểm tựa
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
19.4
Bộ phận ở xe đạp khi hoạt động có vai trò như đòn bẩy là
A. yên xe.
B. khung xe.
C. má phanh.
D. tay phanh
Lời giải chi tiết:
Tay phanh ở xe đạp có vai trò như một đòn bẩy
Ở xe đạp có những bộ phận nào khi hoạt động sẽ giống như chiếc đòn bẩy?
Trong đó: O là điểm tựa; O1 là điểm tác dụng lực; O2 là điểm đặt vật.
Lực của tay tác dụng vào tay phanh, truyền lực qua dây phanh tới má phanh làm áp sát vào bánh xe, tạo ra lực ma sát giúp bánh xe quay chậm dần và dừng lại.
19.5
Vật nào sau đây không thể dùng để tạo ra đòn bẩy?
A. Thanh sắt.
B. Cây gậy.
C. Bút chì.
D. Quả bóng
Phương pháp giải:
Quả bóng không thể dùng để tạo ra đòn bẩy
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
19.6
Trong hình 19.1, để dùng búa nhổ đinh thì tay người nên tác dụng lực vào điểm nào, đầu A hay đầu B? Giải thích cách lựa chọn, chỉ rõ vị trí điểm tựa, cánh tay đòn và vẽ hướng của lực tác dụng khi đó.
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về đòn bẩy
Lời giải chi tiết:
Nên tác dụng lực vào đầu A của búa, tác dụng theo hướng từ trái qua phải. Khi đó sẽ tăng được khoảng cách từ trục quay đến giá của lực để làm tăng mômen lực, gây ra tác dụng làm quay búa để nhổ đinh lên.
19.7
Hình 19.2 mô tả một thanh gỗ đang nằm ngang trên ghế, đầu bên trái của thanh gỗ có buộc một vật.
a) Để nâng vật lên một chút, phải tác dụng lên đầu A một lực có hướng như thế nào? Khi đó điểm tựa của thanh gỗ là vị trí nào?
b) Để hạ vật xuống một chút, phải tác dụng lên đầu A một lực có hướng thế nào? Khi đó điểm tựa của thanh gỗ là vị trí nào?
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về đòn bẩy
Lời giải chi tiết:
a) Khi nâng vật, ta cần tác dụng lực hướng xuống. Điểm tựa lúc này là điểm M.
b) Khi hạ vật xuống, cần tác dụng lực hướng lên. Điểm tựa lúc này là điểm N.
19.8
Ở chiếc kìm cắt dây thép (hình 19.3), mỗi nhánh kìm gồm cán và phần lưỡi cắt có thể quay quanh chốt cố định, có vai trò như đòn bẩy. Hãy sử dụng các mũi tên biểu diễn lực để mô tả cách dùng lực tác dụng lên cán kìm để cắt được dây thép.
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về đòn bẩy
Lời giải chi tiết:
Hai lực được vẽ tại cán kìm, các mũi tên hướng vào khoảng giữa hai cán kìm
19.9
Một thanh gỗ dùng để nâng vật bằng cách tựa một đầu vào điểm M và tác dụng lực vào đầu A của thanh (hình 19.4). Lực tác dụng phải có hướng như thế nào?
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về đòn bẩy
Lời giải chi tiết:
Lực tác dụng vào đầu A có hướng lên trên.
19.10
Ở chiếc kẹp gắp đồ vật trong hình 19.5, mỗi bên kẹp có vai trò như một đòn bẩy. Em hãy chỉ ra:
a) Cách dùng chiếc kẹp để gắp đồ vật.
b) Vị trí điểm tựa, lực tác dụng và vật cần tác dụng lực khi dùng kẹp để gắp đồ vật.
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về đòn bẩy
Lời giải chi tiết:
a) Để gắp được đồ, cần đưa vật vào khoảng giữa hai đầu kẹp, sau đó dùng lực của hai ngón tay ép vào hai nhánh của kẹp và hướng gần vào nhau.
b) Điểm tựa của hai đòn bẩy này là đầu uốn hai nhánh kẹp. Lực tác dụng ở khoảng giữa nhánh kẹp, vật cần tác dụng lực là vật cần kẹp.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 43. Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 41. Hệ sinh thái trang 84, 85, 86 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 40. Quần xã sinh vật trang 81, 82, 83 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 39. Quần thể sinh vật trang 79, 80, 81 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 43. Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 41. Hệ sinh thái trang 84, 85, 86 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 40. Quần xã sinh vật trang 81, 82, 83 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 39. Quần thể sinh vật trang 79, 80, 81 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều