Bài 5. Tính theo phương trình hóa học trang 15, 16 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều>
Đốt cháy hoàn toàn 1,24 gam phosphorus
5.1
Đốt cháy hoàn toàn 1,24 gam phosphorus trong bình chứa 1,92 gam khí oxygen (ở dktc) tạo thành phosphorus pentoxide ( P2O5). Khối lượng chất còn dư sau phản ứng là
A. 0,68gam.
B. 0,64 gam.
C. 0,16 gam.
D. 0,32 gam.
Phương pháp giải:
Dựa vào số mol và phương trình hóa học
Lời giải chi tiết:
Phương trình hóa học : 4P + 5O2 à 2P2O5
Theo đề bài np = \(\frac{{1,24}}{{31}} = 0,04(mol)\)
nO2 = \(\frac{{1,92}}{{32}} = 0,06(mol)\)
Theo phương trình hóa học :
Cứ 4 mol P phản ứng với 5 mol O2, do đó 0,04 mol P phản ứng 0,05 mol O2.
Vậy số mol O2 còn dư là : 0,06 -0,05 = 0,01(mol)
Khối lượng O2 dư là : 0,01 x 32= 0,32 gam
Đáp án: D
5.2
Cho 4,8 gam Mg tác dụng với dung dịch chứa 3,65 gam hydrochloride acid(HCl) thu được magnesium chloride (MgCl2) và khí hydrogen. Thể tích khí H2 thu được ở dktc là
A. 2,2400 lít.
B. 2,4790 lít.
C. 1,2395 lít.
D. 4,5980 lít.
Phương pháp giải:
Dựa vào số mol và phương trình hóa học
Lời giải chi tiết:
Phương trình hóa học : Mg + 2HCl 🡪 MgCl2 + H2
Theo đề bài: nMg = \(\frac{{4,8}}{{24}} = 0,2(mol)\) nHCl = \(\frac{{3,65}}{{36,5}} = 0,1(mol)\)
Theo phương trình hóa học :
Cứ 1 mol Mg phản ứng với 2 mol HCl , do đó số mol của Mg còn dư, tính theo HCl
\({n_{{H_2}}} = \frac{1}{2}{n_{HCl}} = \frac{1}{2}.0,1 = 0,05(mol)\)
à V H2 = 0,05 x 24,79 = 1,2395 lít
Đáp án: C
5.3
Trong phòng thí nghiệm, khí O2 được điều chế từ phản ứng tỏa nhiệt phân potassium permanganate (KMnO4): 2 KMnO4 🡪 K2MnO4 + MnO2 + O2
Đem nhiệt phân hoàn toàn 7, 9 gam potassium permanganate thu được khối lượng khí O2 là
A. 0,2 gam.
B. 1,6 gam
C. 0,4 gam.
D. 0,8 gam.
Phương pháp giải:
Dựa vào số mol và phương trình hóa học
Lời giải chi tiết:
Phương trình hóa học : 2 KMnO4 🡪 K2MnO4 + MnO2 + O2
Theo đề bài: \({n_{KMn{O_4}}} = \frac{{{m_{KMn{O_4}}}}}{{{M_{KMn{O_4}}}}} = \frac{{7,9}}{{158}} = 0,05(mol)\)
nO2 = n KMnO4 = 0,05 -> m O2 = 0,05 x 32= 1,6 gam.
Đáp án: B
5.4
Nhiệt phân potassium chlorate (KClO3) thu được potassium chloride (KCl) và khí oxygen theo sơ đồ phản ứng: KClO3 🡪 KCl + O2.
a) Hoàn thành phương trình hóa học cả phản ứng trên.
b) Biết khối lượng potassium chlorate đem nung là 36,75 gam, thể tích khí oxygen thu được là 6,69 lít (ở dktc). Hiệu suất của phản ứng là
A. 54,73%
B. 60,00%
C. 90,00%
D.70,00%
Phương pháp giải:
Dựa vào số mol và phương trình hóa học
Lời giải chi tiết:
Phương trình hóa học : 2KClO3 🡪2 KCl + 3O2
Theo đề bài n KClO3 = \(\frac{{{m_{KClO3}}}}{{{M_{KCl{O_3}}}}} = \frac{{36,75}}{{122,5}} = 0,3(mol)\)
Theo phương trình hóa học : n O2 = \(\frac{3}{2}{n_{KCl{O_3}}} = \frac{3}{2}.0,3 = 0,45(mol)\)
🡪 V O2 = 0,45 x 24,79 = 11,16
Hiệu suất của phản ứng là : H\( = \frac{{6,69}}{{11,16}}.100\% = 60\% \)
Đáp án: B
5.5
Đốt cháy hoàn toàn a gam bột aluminium cần dùng hết 19,2 gam khí O2 và thu được b gam aluminium oxide (Al2O3) sau khi kết thúc phản ứng. Giá trị của a và b lần lượt là
A. 21,6 và 40,8.
B. 91,8 và 12,15.
C. 40,8 và 21,6.
D. 12,15 và 91,8.
Phương pháp giải:
Dựa vào số mol và phương trình hóa học
Lời giải chi tiết:
Phương trình hóa học : 4 Al +3 O2 🡪 2 Al2O3
Theo phương trình hóa học :
\[{n_{Al}} = \;\frac{4}{3}{n_{{O_2}}} = \frac{4}{3}.0,6 = 0,8mol\] à mAl = 0,8 x 27 = 21,6 gam.
\[{n_{Al2O3}} = \frac{2}{3}{n_{A{l_2}{O_3}}} = \frac{2}{3}.0,6 = 0,4mol\] àmAl2O3 = 0,4 x 102 = 40,8 gam.
Đáp án : A
5.6
Đốt cháy than đá (thành phần chính của carbon) sinh ra khí carbon dioxide theo phương trình hóa học sau: C + O2 🡪 CO2
Biết khối lượng than đá đem đốt là 30 gam, thể tích khí CO2 đo được (ở dktc) là 49,58 lít. Thành phần phần trăm về khối lượng của carbon trong than đá là
A. 40,0%.
B. 66,9%.
C. 80,0%.
D. 6,7%.
Phương pháp giải:
Dựa vào số mol và phương trình hóa học
Lời giải chi tiết:
Phương trình hóa học : C + O2 🡪 CO2
Theo đề bài \[{\rm{ }}{n_{CO2}} = \;\frac{{{V_{C{O_2}}}}}{{24,79}} = \frac{{49,58}}{{24,79}} = 2mol\] \[\]
nC = nCO2 = 2 mol 🡪 mC = 2 x 12= 24 gam
Thành phần phần trăm về khối lượng của carbon trong than đá là:\(\frac{{24}}{{30}}.100\% = 80\% \)
Đáp án: C
5.7
Trong công nghiệp, để sản xuất vôi sống ( có thành phần chính là CaO), người ta nung đá vôi (có thành phần chính là CaCO3) theo phương trình hóa học sau: CaCO3 🡪 CaO + CO2
Tính khối lượng CaO thu đươc khi nung 1 tấn CaCO3 nếu hiệu suất phản ứng là
a) 100%
b) 90%.
Phương pháp giải:
Dựa vào số mol và phương trình hóa học
Lời giải chi tiết:
CaCO3 🡪 CaO + CO2
nCaCO3 \( = \frac{{{m_{CaC{O_3}}}}}{{{M_{CaC{O_3}}}}} = \frac{{1000000}}{{100}} = 10000mol\)
a) Theo phương trình hóa học:
nCaO = 10000 mol 🡪 mCaO= 10000 x 56 = 560000 gam.
b) nCaO = \(\frac{{10000.90}}{{100}} = 9000mol\)
🡪 mCaO = 9000 x 56 = 504 000 gam.
5.8
Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ aluminium oxide (Al2O3) theo phương trình hóa học sau: Al2O3 🡪 4Al + 3O2
Một loại quặng boxide có chứa 85% là Al2O3. Hãy tính khối lượng nhôm được tạo thành từ 2 tấn quặng boxide, biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 90%.
Phương pháp giải:
Dựa vào phương trình phản ứng và hiệu suất
Lời giải chi tiết:
Trong 2 tấn quặng có:
mAl2O3 =\(\frac{{2.85}}{{100}} = 1,7\)tấn
nAl2O3 = \(\frac{{1,7.1000000}}{{100}} = \frac{{50000}}{3}mol\)
Theo phương trình hóa học:\(\frac{{{n_{A{l_2}{O_3}}}}}{{{n_{Al}}}} = \frac{1}{2}\)
n Al= \(\frac{{50000}}{3}.\frac{2}{1} = \frac{{1000000}}{3}mol\)
\({m_{Al}} = 100000.\frac{{27}}{3} = 900000g\)= 900kg
Do hiệu suất chỉ đạt 90% nên khối lượng nhôm thu được trong thực tế là:
mAl(tt) = \(900.\frac{{90}}{{100}} = 810kg\)
- Bài 6. Nồng độ của dung dịch trang 16, 17, 18 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác trang 19, 20, 21 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 4. Mol và tỉ khối của chất khí trang 14, 15 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 3. Định luật bảo toàn khối lượng phương trình hóa học trang 11, 12, 13 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 2. Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học trang 8, 9, 10, 11 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 43. Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 41. Hệ sinh thái trang 84, 85, 86 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 40. Quần xã sinh vật trang 81, 82, 83 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 39. Quần thể sinh vật trang 79, 80, 81 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 43. Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 41. Hệ sinh thái trang 84, 85, 86 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 40. Quần xã sinh vật trang 81, 82, 83 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 39. Quần thể sinh vật trang 79, 80, 81 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều