Bài 30. Máu và hệ tuần hoàn ở người trang 59, 60, 61 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều>
Cho các phát biểu sau:
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
30.1
Cho các phát biểu sau:
(1) Hồng cầu có hình đĩa, lõm hai mặt giúp tăng diện tích tiếp xúc với không khí.
(2) Hồng cầu không nhân giúp giảm tiêu hao năng lượng nên giảm lượng O2 tiêu thụ từ đó tăng lượng O2 được vận chuyển.
(3) Hồng cầu có màu đỏ giúp tăng khả năng kết hợp với O2.
(4) Hồng cầu chiếm khoảng 43% thể tích máu trong đó có một nửa là vận chuyển O2, phần còn lại vận chuyển CO2.
Những phát biểu đúng về đặc điểm cấu tạo của hồng cầu thích nghi với chức năng là:
A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (4). D. (3), (4).
Phương pháp giải:
Đặc điểm cấu tạo của hồng cầu thích nghi với chức năng
Lời giải chi tiết:
(1) Hồng cầu có hình đĩa, lõm hai mặt giúp tăng diện tích tiếp xúc với không khí.
(2) Hồng cầu không nhân giúp giảm tiêu hao năng lượng nên giảm lượng O2 tiêu thụ từ đó tăng lượng O2 được vận chuyển.
30.2
Cho các phát biểu sau:
(1) Thành phần chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong máu là huyết tương.
(2) Loại tế bào máu có số lượng tế bào máu lớn nhất là tiểu cầu.
(3) Tiểu cầu là tế bào có nhân, có chức năng tham gia vào quá trình đông máu, bảo vệ cơ thể chống mất máu khi bị thương.
(4) Bạch cầu là tế bào không màu, có chức năng bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế thực bào và sinh kháng thể.
Những phát biểu đúng về đặc điểm cấu tạo và chức năng của máu là:
A. (1), (2). B. (2), (3). C. (1), (4). D. (2), (4).
Phương pháp giải:
Cấu tạo và chức năng của máu
Lời giải chi tiết:
(1) Thành phần chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong máu là huyết tương.
(4) Bạch cầu là tế bào không màu, có chức năng bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế thực bào và sinh kháng thể.
30.3
Phát biểu nào dưới đây không đúng về vòng tuần hoàn?
A. Máu trong tĩnh mạch là máu giàu O2, máu trong động mạch là máu nghèo O2.
B. Máu giàu O2 từ tâm thất trái lên cung động mạch chủ, từ cung động mạch chủ máu theo các động mạch cổ, động mạch tay đi nuôi phần trên cơ thể; máu theo động mạch chủ nhánh dưới chia vào các động mạch đến các cơ quan ở phần dưới cơ thể.
C. Sau khi thực hiện trao đổi chất ở mao mạch, máu nghèo O2 từ mao mạch tập trung vào các tĩnh mạch nhỏ rồi đến tĩnh mạch lớn và đổ vào tĩnh mạch chủ rồi về tâm nhĩ phải.
D. Ở vòng tuần hoàn phổi, máu nghèo O2 từ tâm thất phải lên động mạch phổi, thực hiện quá trình trao đổi khí ở phổi trở thành máu giàu O2 theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
Phương pháp giải:
Vòng tuần hoàn
Lời giải chi tiết:
A. Máu trong tĩnh mạch là máu giàu O2, máu trong động mạch là máu nghèo O2.
30.4
Hãy tóm tắt đặc điểm cấu tạo, chức năng của máu theo sơ đồ dưới đây.
Phương pháp giải:
Cấu tạo, chức năng của máu.
Lời giải chi tiết:
30.5
Sơ đồ dưới đây thể hiện các hàng rào bảo vệ của cơ thể chống lại mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng).
Các thành phần (tế bào, cơ quan, chất tiết, cơ chế) là hàng rào bảo vệ cơ thể như: kháng thể, da, nước mắt, dịch vị, phản ứng viêm, nước bọt, bạch cầu, niêm mạc đường tiêu hoá, phản ứng sốt, chất nhầy đường hô hấp, thực bào. Hãy cho biết mỗi thành phần đó thuộc hàng rào bảo vệ thứ nhất hay thứ hai của cơ thể.
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
30.6
Vì sao tiêm vaccine giúp phòng bệnh?
Phương pháp giải:
Vaccine chứa kháng nguyên.
Lời giải chi tiết:
Tiêm vaccine giúp phòng bệnh vì vaccine chứa kháng nguyên, khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích bạch cầu sản sinh kháng thể để chống lại mầm bệnh. Nếu lần sau bị mầm bệnh (chứa kháng nguyên tương tự) xâm nhập thì cơ thể có khả năng sản sinh nhanh kháng thể để chống lại mầm bệnh vì bạch cầu có khả năng “ghi nhớ” loại kháng nguyên đó.
30.7
Nêu tên kháng nguyên và kháng thể của mỗi loại nhóm máu A, B, AB, O.
Phương pháp giải:
Nhóm máu A, B, AB, O.
Lời giải chi tiết:
30.8
Kết quả xét nghiệm nhóm máu của 4 người khi cho vào giọt máu của mỗi người một lượng vừa đủ kháng thể anti – A hoặc kháng thể anti – B được thể hiện trong bảng sau.
Anti |
Người 1 |
Người 2 |
Người 3 |
Người 4 |
A |
Không ngưng kết |
Ngưng kết |
Ngưng kết |
Không ngưng kết |
B |
Ngưng kết |
Ngưng kết |
Không ngưng kết |
Ngưng kết |
a) Xác định nhóm máu của mỗi người. Giải thích.
b) Người 1 và người 2 có thể truyền máu cho những người nào trong những người ở trên? Giải thích.
Phương pháp giải:
Người 1 – nhóm máu B; người 2 – nhóm máu AB, người 3 – nhóm máu A, người 4 – nhóm máu O.
Lời giải chi tiết:
a) Người 1 – nhóm máu B; người 2 – nhóm máu AB, người 3 – nhóm máu A, người 4 – nhóm máu O.
Giải thích:
Người |
Ngưng kết với kháng thể anti-A |
Ngưng kết với kháng thể anti-B |
Có kháng nguyên A |
Có kháng nguyên B |
Nhóm máu |
Người 1 |
Không |
Có |
Không |
Có |
B |
Người 2 |
Có |
Có |
Có |
Có |
AB |
Người 3 |
Có |
Không |
Có |
Không |
A |
Người 4 |
Không |
Không |
Không |
Không |
O |
b) - Người 1 có thể truyền máu cho người 2. Vì người 1 nhóm máu B có thể truyền máu cho người nhóm máu AB (người 2).
- Người 2 không thể truyền máu cho người nào trong số ba người còn lại ở trên.
Vì người 2 có nhóm máu AB chỉ có thể truyền máu cho người có nhóm máu AB.
30.9
Cho các mạch máu sau: động mạch phổi, động mạch chủ, động mạch thận, động mạch cổ, động mạch gan, động mạch chân, tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch gan, tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới.
Hãy xếp các mạch máu trên vào cột tương ứng ở bảng dưới đây.
Tên vòng tuần hoàn |
Tên mạch máu |
Vòng tuần hoàn phổi |
|
Vòng tuần hoàn hệ thống |
|
Phương pháp giải:
Tên vòng tuần hoàn |
Tên mạch máu |
Vòng tuần hoàn phổi |
Động mạch phổi, tĩnh mạch phổi. |
Vòng tuần hoàn hệ thống |
Động mạch chủ, động mạch thận, động mạch cổ, động mạch gan, động mạch chân, tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch gan, tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới. |
30.10
Nối mỗi nguyên nhân gây bệnh với triệu chứng bệnh tương ứng.
Nguyên nhân |
|
Triệu chứng |
(1) Khẩu phần ăn thiếu sắt, acid folic, vitamin B12. |
a) Phá hủy tiểu cầu. |
|
(2) Muỗi anopheles truyền kí sinh trùng sốt rét. |
b) Xơ vữa động mạch. |
|
(3) Muỗi vằn truyền virus gây bệnh sốt xuất huyết. |
c) Phá huỷ hồng cầu. |
|
(4) Khẩu phần ăn nhiều chất béo và lối sống ít vận động. |
d) Thiếu hồng cầu. |
Phương pháp giải:
Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng bệnh
Lời giải chi tiết:
(1) - d, (2) - c, (3) - a, (4) - b.
- Bài 31. Thực hành về máu và hệ tuần hoàn trang 62, 63 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 32. Hệ hô hấp ở người trang 63, 64, 65 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 33. Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người trang 66, 67 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 34. Hệ thần kinh và các giác quan ở người trang 68, 69 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 35. Hệ nội tiết ở người trang 69, 70, 71 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 43. Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 41. Hệ sinh thái trang 84, 85, 86 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 40. Quần xã sinh vật trang 81, 82, 83 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 39. Quần thể sinh vật trang 79, 80, 81 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 43. Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 41. Hệ sinh thái trang 84, 85, 86 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 40. Quần xã sinh vật trang 81, 82, 83 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 39. Quần thể sinh vật trang 79, 80, 81 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều