Bài 34. Hệ thần kinh và các giác quan ở người trang 68, 69 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều>
Hệ thần kinh ở người không có chức năng nào dưới đây?
34.1
Hệ thần kinh ở người không có chức năng nào dưới đây?
A. Điều hoà nhịp tim.
B. Điều khiển hoạt động của chân.
C. Phối hợp các cử động của cơ thể khi nhảy dây.
D. Điều hòa lượng đường trong máu sau khi ăn.
Phương pháp giải:
Hệ thần kinh ở người không có chức năng: Điều hòa lượng đường trong máu sau khi ăn.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
34.2
Những bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh gồm:
A. não bộ, tủy sống và dây thần kinh.
B. mạch máu, não bộ và dây thần kinh.
C. tuỷ sống, cột sống và mạch máu.
D. dây thần kinh, cột sống và não bộ.
Phương pháp giải:
Những bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh gồm: não bộ, tủy sống và các dây thần kinh.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A.
34.3
Nối tên bệnh với hậu quả do bệnh đó gây ra cho phù hợp.
Tên bệnh |
|
Hậu quả |
(1) Tai biến mạch máu não |
a) Khó khăn trong vận động. |
|
(2) Thoát vị đĩa đệm |
b) Mất trí nhớ. |
|
(3) Parkinson |
c) Tổn thương não có thể dẫn đến liệt, mất trí nhớ. |
|
(4) Alzheimer |
d) Chèn ép dây thần kinh làm giảm chức năng cảm giác và vận động. |
Phương pháp giải:
Hậu quả do bệnh đó gây ra
Lời giải chi tiết:
(1) - c, (2) - d, (3) - a, (4) - b
34.4
Nối tên cơ quan cảm giác với chức năng của cơ quan đó cho phù hợp.
Cơ quan cảm giác |
|
Chức năng |
(1) Thị giác |
a) Cảm nhận hình ảnh và màu sắc của vật. |
|
(2) Thính giác |
b) Cảm nhận mùi. |
|
(3) Vị giác |
c) Cảm nhận vị trong thức ăn. |
|
(4) Khứu giác |
d) Cảm nhận xúc giác, nhiệt độ, áp lực, đau. |
|
(5) Da |
e) Cảm nhận âm thanh. |
Phương pháp giải:
Chức năng của cơ quan cảm giác
Lời giải chi tiết:
(1) - a, (2) - e, (3) - c, (4) - b, (5) - d
34.5
Cấu tạo của cơ quan thị giác gồm các bộ phận:
A. mất, dây thần kinh thính giác và não bộ.
B. dây thần kinh thính giác, dây thần kinh thị giác và não bộ.
C. mắt, dây thần kinh thị giác, trung khu thị giác ở não bộ.
D. dây thần kinh thị giác và trung khu thị giác ở não bộ.
Phương pháp giải:
Cấu tạo của cơ quan thị giác gồm các bộ phận: mắt, dây thần kinh thị giác và trung khi thị giác.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
34.6
Bộ phận, cơ quan nào dưới đây không thuộc cơ quan thính giác?
A. Dây thần kinh não.
B. Tai ngoài, tai giữa, tai trong.
C. Dây thần kinh thính giác.
D. Trung khu thính giác ở não bộ.
Phương pháp giải:
Cấu tạo của cơ quan thính giác gồm các bộ phận: tai, dây thần kinh thính giác và trung khu thính giác ở não bộ.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A.
34.7
Nêu một số biện pháp giúp phòng bệnh về hệ thần kinh.
Phương pháp giải:
Một số biện pháp giúp phòng bệnh về hệ thần kinh:
-
Thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh.
-
Luyện tập thể thao thường xuyên.
-
...
Lời giải chi tiết:
Một số biện pháp giúp phòng bệnh về hệ thần kinh:
-
Thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh.
-
Luyện tập thể thao thường xuyên.
-
Ngủ đúng giờ và đủ giấc.
-
Tích cực tham gia hoạt động xã hội, giao tiếp, học tập.
-
Không sử dụng chất kích thích.
34.8
Nêu những tác hại của chất gây nghiện đối với hệ thần kinh.
Phương pháp giải:
Tác hại của chất gây nghiện đối với hệ thần kinh:
-
Khi vào cơ thể, chất gây nghiện thường gây tác động kích thích gây hưng phấn hệ thần kinh, gây ảo giác từ đó có thể ảnh hưởng đến nhận thức, ý thức và hành vi.
-
...
Lời giải chi tiết:
Tác hại của chất gây nghiện đối với hệ thần kinh:
-
Khi vào cơ thể, chất gây nghiện thường gây tác động kích thích gây hưng phấn hệ thần kinh, gây ảo giác từ đó có thể ảnh hưởng đến nhận thức, ý thức và hành vi.
-
Sử dụng thường xuyên sẽ dẫn đến nghiện.
-
Hậu quả của nghiện chất gây nghiện: rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, hoang tưởng, hủy hoại các tế bào thần kinh.
34.9
Giải thích vì sao những việc làm dưới đây có thể gây ra một số bệnh, tật về mắt.
a) Đọc sách với khoảng cách gần, thiếu ánh sáng.
b) Sử dụng các thiết bị điện tử (ti vi, máy tính) thời gian dài, liên tục.
c) Dùng chung khăn mặt.
Phương pháp giải:
Một số bệnh, tật về mắt.
Lời giải chi tiết:
a, b) Khi đọc sách không đủ ánh sáng, khoảng cách gần, sử dụng thiết bị điện tử thời gian dài mắt sẽ phải điều tiết liên tục từ đó gây mỏi mắt và tăng nguy cơ bị tật khúc xạ mắt như cận thị, loạn thị.
c) Dùng chung khăn mặt có thể tăng nguy cơ lây nhiễm các tác nhân gây bệnh về mắt như đau mắt đỏ, viêm giác mạc.
34.10
Giải thích vì sao không nên dùng vật sắc nhọn để ngoáy tai hay lấy ráy tai.
Phương pháp giải:
Sử dụng vật sắc nhọn để ngoáy tai có thể làm tổn thương ống tai hoặc rách màng nhĩ
Lời giải chi tiết:
Sử dụng vật sắc nhọn để ngoáy tai có thể làm tổn thương ống tai hoặc rách màng nhĩ, từ đó có thể gây giảm thính lực.
- Bài 35. Hệ nội tiết ở người trang 69, 70, 71 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 36. Da và điều hoà thân nhiệt ở người trang 71, 72, 73 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 37. Sinh sản ở người trang 74, 75, 76 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 33. Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người trang 66, 67 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 32. Hệ hô hấp ở người trang 63, 64, 65 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 43. Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 41. Hệ sinh thái trang 84, 85, 86 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 40. Quần xã sinh vật trang 81, 82, 83 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 39. Quần thể sinh vật trang 79, 80, 81 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 43. Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 41. Hệ sinh thái trang 84, 85, 86 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 40. Quần xã sinh vật trang 81, 82, 83 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Bài 39. Quần thể sinh vật trang 79, 80, 81 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều