Giải mục 1 trang 72, 73, 74 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức>
Gieo một con xúc xắc cân đối, đồng chất. Xét hai biến cố sau:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
HĐ1
Video hướng dẫn giải
Gieo một con xúc xắc cân đối, đồng chất. Xét hai biến cố sau:
A: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là số chia hết cho 3”;
B: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là số chia hết cho 4”.
Hai biến cố A và B có đồng thời xảy ra hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào đề bài rồi liệt kê
Lời giải chi tiết:
A = {3; 6}
B = {4}
Vậy hai biến cố A và B không đồng thời xảy ra.
CH1
Video hướng dẫn giải
Biến cố A và biến cố đối \(\overline A \) có xung khắc hay không? Tại sao?
Phương pháp giải:
Biến cố A và biến cố B được gọi là xung khắc nếu A và B không đồng thời xảy ra.
Lời giải chi tiết:
Biến cố A và biến cố đối \(\overline A \) có xung khắc vì \(\Omega = A \cup \overline A \)
LT1
Video hướng dẫn giải
Một tổ học sinh có 8 bạn, trong đó có 6 bạn thích môn Bóng đá, 4 bạn thích môn Cầu lông và 2 bạn thích cả hai môn Bóng đá và Cầu lông. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong tổ. Xét các biến cố sau:
E: “Học sinh được chọn thích môn Bóng đá”;
F: “Học sinh được chọn thích môn Cầu lông”.
Hai biến cố E và F có xung khắc không?
Phương pháp giải:
Biến cố A và biến cố B được gọi là xung khắc nếu A và B không đồng thời xảy ra.
Lời giải chi tiết:
Cặp biến cố E và F không xung khắc vì nếu học sinh được chọn thích môn Bóng đá thì cả E và F có thể xảy ra vì có 2 bạn thích cả hai môn Bóng đá và Cầu lông.
HĐ2
Video hướng dẫn giải
Trở lại tình huống trong HĐ1. Hãy tính P(A) , P(B) và \(P\left( {A \cup B} \right).\)
Phương pháp giải:
Tính xác suất \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\)
Lời giải chi tiết:
Không gian mẫu \(\Omega \) là tập hợp gồm các phần tử \(\left\{ {1;2;3;4;5;6} \right\}\)
\(\begin{array}{l}P\left( A \right) = \frac{2}{6} = \frac{1}{3}\\P\left( B \right) = \frac{1}{6}\end{array}\)
Vì \(A \cup B = \left\{ {3;4;6} \right\} \Rightarrow P\left( {A \cup B} \right) = \frac{3}{6} = \frac{1}{2}\)
LT2
Video hướng dẫn giải
Một hộp đựng 5 quả cầu màu xanh và 3 quả cầu màu đỏ, có cùng kích thước và khối lượng. Chọn ngẫu nhiên hai quả cầu trong hộp. Tính xác suất để chọn được hai quả cầu có cùng màu.
Phương pháp giải:
Nếu A và B là hai biến cố xung khắc thì \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right)\)
Lời giải chi tiết:
\(n\left( \Omega \right) = C_8^2\)
TH1. Biến cố A: “Hai quả cầu được chọn cùng màu xanh”
\(P\left( A \right) = \frac{{C_5^2}}{{C_8^2}} = \frac{5}{{14}}\)
TH2. Biến cố B: “Hai quả cầu được chọn cùng màu đỏ”
\(P\left( B \right) = \frac{{C_3^2}}{{C_8^2}} = \frac{3}{{28}}\)
Vì A và B xung khắc nên xác suất để chọn được hai quả cầu có cùng màu là
\(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) = \frac{5}{{14}} + \frac{3}{{28}} = \frac{{13}}{{28}}\)
- Giải mục 2 trang 74, 75 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Bài 8.6 trang 75 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Bài 8.7 trang 75 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Bài 8.8 trang 75 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Bài 8.9 trang 75 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Đạo hàm cấp hai - Toán 11 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Các quy tắc tính đạo hàm - Toán 11 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm - Toán 11 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công thức nhân xác suất cho hai biến cố độc lập - Toán 11 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công thức cộng xác suất - Toán 11 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Đạo hàm cấp hai - Toán 11 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Các quy tắc tính đạo hàm - Toán 11 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm - Toán 11 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công thức nhân xác suất cho hai biến cố độc lập - Toán 11 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công thức cộng xác suất - Toán 11 Kết nối tri thức