Ôn tập chủ đề 7 trang 225 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo>
Cho các loài sinh vật sau: voi, cá vàng, tơ hồng, cây bàng, sán dây, trâu, tắc kè hoa, xương rồng, hoa sen, giun đất, mối, rong biển. Hãy xác định môi trường sống của chúng.
CH 1
Cho các loài sinh vật sau: voi, cá vàng, tơ hồng, cây bàng, sán dây, trâu, tắc kè hoa, xương rồng, hoa sen, giun đất, mối, rong biển. Hãy xác định môi trường sống của chúng.
Phương pháp giải:
Vận dụng lý thuyết môi trường sống
Lời giải chi tiết:
Môi trường sống |
Sinh vật |
Môi trường trên cạn |
Voi, cây bàng, trâu, tắc kè hoa, xương rồng |
Môi trường dưới nước |
Cá vàng, hoa sen, rong biển |
Môi trường trong đất |
Giun đất, mối |
Môi trường sinh vật |
Tơ hồng, sán dây |
CH 2
Quan sát số lượng của một quần thể sâu đục thân hại lúa sống trên một thửa ruộng có diện tích 1000 m2, người ta nhận thấy có khoảng 4 con/m2
a) Tính số lượng cá thể trong quần thể sâu đục thân hại lúa.
b) Trong quần thể, giả sử có 2800 cá thể cái. Hãy xác định tỉ lệ giới tính của quần thể.
c) Đề xuất một cách đơn giản để có thể xác định được kiểu phân bố cá thể của quần thể sâu đục thân trên.
Phương pháp giải:
Quan sát số lượng của một quần thể sâu đục thân hại lúa sống trên một thửa ruộng có diện tích 1000 m2, người ta nhận thấy có khoảng 4 con/m2
Lời giải chi tiết:
a) Số lượng cá thể trong quần thể sâu đục thân hại lúa: 4 × 1000 = 4000 (cá thể)
b) Số lượng cá thể đực của quần thể trên là: 4000 – 2800 = 1200 (cá thể)
Tỉ lệ giới tính của quần thể trên slà:
c) Đề xuất một cách đơn giản để xác định được kiểu phân bố cá thể của quần thể sâu đục thân:
- Chọn ngẫu nhiên 10 vị trí trên thửa ruộng (mỗi vị trí khoảng 1 m2) (Lưu ý có thể chọn nhiều vị trí hơn để tăng độ chính xác).
- Đếm số lượng cá thể sâu đục thân trên mỗi vị trí.
- Đối chiếu với số lượng cá thể trên mỗi đơn vị diện tích với các kiểu phân bố để xác định kiểu phân bố của quần thể.
CH 3
Trong một quần xã, vì nguyên nhân nào đó đã làm cho một loài sinh vật bị biến mất. Theo em, điều đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến quần xã? Giải thích.
Phương pháp giải:
Nếu một loài sinh vật vì một nguyên nhân nào đó bị biến mất sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc, mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
Lời giải chi tiết:
Nếu một loài sinh vật vì một nguyên nhân nào đó bị biến mất sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc, mối quan hệ giữa các loài trong quần xã:
- Gây suy giảm độ đa dạng và thành phần loài trong quần xã: Do một loài đã bị biến mất.
- Làm thay đổi cấu trúc của quần xã: Một loài bị biến mất có thể gây ra sự thay đổi cấu trúc của quần xã, đặc biệt trong trường hợp loài đó là loài ưu thế hoặc loài đặc trưng của quần xã.
CH 4
Tại một đồng cỏ có các sinh vật sau: cỏ, châu chấu, diều hâu, rắn, nhái, chuột, kiến.
a) Vẽ lưới thức ăn ở đồng cỏ trên. Cho biết loài nào tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất.
b) Cho biết năng lượng tích lũy ở cỏ là 3 × 106 kcal, bậc dinh dưỡng sau chỉ tích lũy được 10% năng lượng nhận được từ bậc dinh dưỡng liền trước. Hãy xây dựng tháp năng lượng của hệ sinh thái đồng cỏ.
Phương pháp giải:
Các sinh vật: cỏ, châu chấu, diều hâu, rắn, nhái, chuột, kiến.
Lời giải chi tiết:
a) Lưới thức ăn ở đồng cỏ trên:
- Loài tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất là: Cỏ và diều hâu.
b) Tháp năng lượng của hệ sinh thái đồng cỏ: Do bậc dinh bậc dinh dưỡng sau chỉ tích lũy được 10% năng lượng nhận được từ bậc dinh dưỡng liền trước nên năng lượng được tích lũy ở mỗi bậc sinh dưỡng của hệ sinh thái đồng cỏ sẽ là:
- Bậc dinh dưỡng cấp 1 = 3 × 106 kcal.
- Bậc dinh dưỡng cấp 2 = 3 × 106 × 10% = 3 × 105 kcal.
- Bậc dinh dưỡng cấp 3 = 3 × 105 × 10% = 3 × 104 kcal.
- Bậc dinh dưỡng cấp 4 = 3 × 104 × 10% = 3 × 103 kcal.
- Bậc dinh dưỡng cấp 5 = 3 × 103 × 10% = 3 × 102 kcal.
CH 5
Hình bên dưới cho thấy số lượng cá thể tê giác đen (Diceros bicornis) bị săn bắt trộm ở Nam Phi trong giai đoạn 2007 – 2017. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Cho biết nguyên nhân số lượng tê giác đen bị giết ngày càng tăng.
b) Hãy tìm hiểu và cho biết quan niệm của con người về sừng tê giác có khả năng chữa bách bệnh là đúng hay sai. Giải thích.
c) Sưu tầm một số khẩu ngữ, tranh, ảnh tuyên truyền về việc bảo vệ loài tê giác.
Phương pháp giải:
Quan sát biểu đồ trên.
Lời giải chi tiết:
a) Nguyên nhân số lượng tê giác đen bị giết ngày càng tăng: Nguyên nhân chủ yếu là do nạn săn bắn trộm tê giác quá mức.
b) Quan niệm của con người về sừng tê giác có khả năng chữa bách bệnh là sai. Giải thích: Do sừng tê giác chủ yếu được tạo nên từ chất keratin (chất tạo nên tóc, móng tay của con người), chất này không có khả năng chữa bệnh.
c) Một số khẩu ngữ, tranh, ảnh tuyên truyền về việc bảo vệ loài tê giác:
CH 6
Hiện nay, ngành công nghiệp điện lạnh ngày càng phát triển đã mang lại cho con người nhiều loại thiết bị tiện dụng (máy lạnh, tủ lạnh,…). Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều các thiết bị làm lạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. Hãy tìm hiểu và giải thích nguyên nhân. Con người đã có biện pháp nào để khắc phục hiện tượng trên?
Phương pháp giải:
Lý thuyết nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.
Lời giải chi tiết:
- Việc sử dụng quá nhiều các thiết bị làm lạnh là một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu do:
+ Các thiết bị này chủ yếu sử dụng nguồn năng lượng từ hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt khiến làm tăng lượng khí thải nhà kính như CO2 và các chất gây ô nhiễm khác.
+ Các thiết bị làm lạnh còn sử dụng chất làm mát gọi là HFC, loại khí này khi bị rò rỉ ra môi trường sẽ gây hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng hơn so với khí CO2.
+ Bản thân các thiết bị làm lạnh khi hoạt động cũng thải ra môi trường một lượng nhiệt lượng lớn.
- Để khắc phục hiện tượng trên, con người đã thực hiện một số biện pháp sau:
+ Cải tiến công nghệ sản phẩm: tiết kiệm năng lượng; giảm lượng khí thải CO2; loại bỏ hoặc thay thế chất HFC khỏi các thiết bị làm lạnh.
+ Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời,…
+ Quy hoạch và thiết kế các khu đô thị, tòa nhà làm tăng sự thông thoáng và mát mẻ; trồng cây xanh ở các khu dân cư;…
- Bài 51. Bảo vệ môi trường trang 217, 218, 219 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 50. Cân bằng tự nhiên trang 215, 216 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 49. Thực hành: Điều tra thành phần quần xã trong một hệ sinh thái trang 214 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 48. Hệ sinh thái và sinh quyển trang 207, 208, 209 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 47. Quần xã sinh vật trang 205, 206 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề 5 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Sự nở vì nhiệt trang 128, 129, 130 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sự truyền nhiệt trang 123, 124, 125 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng trang 120, 121, 122 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 4 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 5 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Sự nở vì nhiệt trang 128, 129, 130 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sự truyền nhiệt trang 123, 124, 125 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng trang 120, 121, 122 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 4 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo