Bài 23. Mạch điện đơn giản trang 106, 107, 108 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo>
Một mạch điện đơn giản muốn hoạt động được thì ít nhất cần phải có những bộ phận nào?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Câu hỏi tr 106 CHMĐ
Trả lời câu hỏi mở đầu trang 106 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Một mạch điện đơn giản muốn hoạt động được thì ít nhất cần phải có những bộ phận nào?
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về mạch điện đơn giản
Lời giải chi tiết:
Một mạch điện đơn giản muốn hoạt động được thì ít nhất cần phải có những bộ phận: nguồn điện, dây dẫn điện, công tắc và thiết bị tiêu thụ năng lượng điện.
Câu hỏi tr 106 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 106 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Nêu công dụng của mỗi bộ phận trong Hình 23.1.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về mạch điện đơn giản
Lời giải chi tiết:
- Hình 23.1 a) pin là nguồn điện cung cấp năng lượng điện cho mạch điện.
- Hình 23.1 b) bóng đèn là thiết bị tiêu thụ năng lượng điện.
- Hình 23.1 c) công tắc là thiết bị đóng/ ngắt mạch điện hay bật/ tắt các thiết bị tiêu thụ năng lượng điện.
- Hình 23.1 d) dây nối là dụng cụ nối các thiết bị trong mạch điện với nhau để tạo thành mạch điện kín cho dòng điện chạy trong mạch.
Câu hỏi tr 106 TN
Trả lời câu hỏi thí nghiệm trang 106 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Thực hành mắc một mạch điện đơn giản
Chuẩn bị: bảng điện, nguồn điện (hai pin loại 1,5 V gắn vào đế), bóng đèn pin (loại 3 V gắn vào đế), công tắc và các đoạn dây nối.
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Lắp các bộ phận đã chuẩn bị thành một mạch điện tương tự như Hình 23.2a. Ban đầu công tắc mở.
Bước 2: Đóng công tắc (Hình 23.2b). Quan sát bóng đèn.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về mạch điện đơn giản
Lời giải chi tiết:
Khi đóng công tắc ta thấy bóng đèn sáng.
Câu hỏi tr 106 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 106 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Quan sát Hình 23.2, nêu hiện tượng xảy ra với bóng đèn và giải thích, nếu:
- Công tắc mở.
- Công tắc đóng và mạch điện kín.
- Công tắc đóng nhưng một trong các đầu dây nối với chốt cắm bị hở.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về mạch điện đơn giản
Lời giải chi tiết:
- Công tắc mở, bóng đèn không sáng vì mạch điện hở không có dòng điện chạy qua bóng đèn.
- Công tắc đóng và mạch điện kín, bóng đèn sáng vì có dòng điện chạy qua bóng đèn.
- Công tắc đóng nhưng một trong các đầu dây nối với chốt cắm bị hở, bóng đèn không sáng vì mạch điện hở không có dòng điện chạy qua bóng đèn.
Câu hỏi tr 107 LT
Trả lời câu hỏi luyện tập trang 107 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Quan sát hình dưới đây và cho biết:
a. Cấu tạo của đèn pin.
b. Cách lắp pin vào đèn.
c. Cách điều chỉnh công tắc để bật sáng đèn pin.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về mạch điện đơn giản
Lời giải chi tiết:
a. Cấu tạo của đèn pin gồm: nguồn điện (pin), dây nối, công tắc và bóng đèn.
b. Ta cần lắp pin vào đèn sao cho cực dương của pin khớp với dấu “+” và cực âm của pin khớp với dấu “-” trên kí hiệu ở ngăn chứa pin (giá đỡ pin).
c.
- Để bật sáng đèn pin ta ấn vào chữ ON hoặc kí hiệu “I” trên công tắc.
- Để tắt đèn pin ta ấn vào chữ OFF hoặc kí hiệu “O” trên công tắc.
Câu hỏi tr 107 VD
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 107 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Để lắp một mạch điện đúng theo yêu cầu thực tế, người ta phải lưu ý những gì để mạch điện hoạt động được?
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về mạch điện đơn giản
Lời giải chi tiết:
Để mạch điện hoạt động được ta cần lưu ý:
- Mạch điện gồm các thiết bị cơ bản như nguồn điện, dây nối, công tắc và thiết bị tiêu thụ điện năng.
- Mạch điện kín, công tắc để chế độ bật (cho dòng điện chạy trong mạch).
- Nguồn điện có khả năng cung cấp điện.
- Thiết bị tiêu thụ điện hoạt động tốt.
- Dây nối tốt, không hở hay đứt đoạn.
- Lắp đúng các cực của nguồn điện với các thiết bị điện.
Câu hỏi tr 108 CH
Trả lời câu hỏi trang 108 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, một công tắc và một điện trở trong hai trường hợp:
a. Công tắc mở;
b. Công tắc đóng.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về mạch điện đơn giản
Lời giải chi tiết:
a. Công tắc mở
b. Công tắc đóng.
Câu hỏi tr 108 LT
Trả lời câu hỏi luyện tập trang 108 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, một công tắc, một đèn điôt phát quang và kí hiệu chiều dòng điện chạy trong mạch khi công tắc đóng.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về mạch điện đơn giản
Lời giải chi tiết:
- Bài 24. Tác dụng của dòng điện trang 109, 110, 111 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 25. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trang 114, 115, 116 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 4 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 22. Dòng điện – Nguồn điện trang 103, 104, 105 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 21. Hiện tượng nhiễm điện trang 99, 100, 101 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề 5 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Sự nở vì nhiệt trang 128, 129, 130 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sự truyền nhiệt trang 123, 124, 125 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng trang 120, 121, 122 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 4 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 5 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Sự nở vì nhiệt trang 128, 129, 130 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sự truyền nhiệt trang 123, 124, 125 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng trang 120, 121, 122 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 4 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo