Bài 25. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trang 114, 115, 116 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo>
Làm thế nào để biết được độ mạnh, yếu của dòng điện chạy qua một mạch điện? Trên nhãn mác của pin hoặc acquy luôn ghi rõ số vôn. Con số này có ý nghĩa gì?
Câu hỏi tr 114 CHMĐ
Trả lời câu hỏi mở đầu trang 114 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Làm thế nào để biết được độ mạnh, yếu của dòng điện chạy qua một mạch điện? Trên nhãn mác của pin hoặc acquy luôn ghi rõ số vôn. Con số này có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Lời giải chi tiết:
- Để biết được độ mạnh, yếu của dòng điện chạy qua một mạch điện ta cần đo giá trị cường độ dòng điện.
- Trên nhãn mác của pin hoặc acquy luôn ghi rõ số vôn. Con số này cho biết khả năng sinh ra dòng điện của pin hoặc acquy.
Câu hỏi tr 114 CH
Trả lời câu hỏi trang 114 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Để đo cường độ dòng điện qua một bóng đèn thì phải mắc ampe kế như thế nào?
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Lời giải chi tiết:
Để đo cường độ dòng điện qua một bóng đèn thì phải mắc ampe kế nối tiếp với thiết bị điện đó, sao cho dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế.
Câu hỏi tr 115 TN
Trả lời câu hỏi thí nghiệm trang 115 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Thí nghiệm đo cường độ dòng điện
Thí nghiệm 1: Đo cường độ dòng điện qua một bóng đèn.
Chuẩn bị: bảng điện, nguồn điện (gồm hai pin loại 1,5 V gắn vào đế), bóng đèn pin (loại 3 V), biến trở, ampe kế (chọn thang đo có giới hạn đo (GHĐ) 1 A và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) 0,02 A), công tắc và các đoạn dây nối.
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Lắp các bộ phận tạo thành mạch điện như Hình 25.2. Ban đầu công tắc đang mở. Kiểm tra hoặc điều chỉnh để kim ampe kế chỉ đúng vạch số 0.
Bước 2: Đóng công tắc. Điều chỉnh con chạy trên biến trở sao cho số chỉ của ampe kế có giá trị tăng dần. Quan sát sự thay đổi độ sáng của bóng đèn.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Lời giải chi tiết:
Khi đóng công tắc và điều chỉnh con chạy trên biến trở sao cho số chỉ của ampe kế có giá trị tăng dần, ta thấy độ sáng của bóng đèn tăng dần.
Câu hỏi tr 115 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 115 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Vẽ sơ đồ cho mạch điện Hình 25.2.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Lời giải chi tiết:
Sơ đồ cho mạch điện cho Hình 25.2
Câu hỏi tr 115 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 115 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Thực hiện thí nghiệm 1 và nhận xét mối liên hệ giữa độ sáng của bóng đèn và số chỉ của ampe kế.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Lời giải chi tiết:
Nhận xét: Độ sáng của bóng đèn và số chỉ ampe kế tỉ lệ thuận với nhau: Bóng đèn càng sáng thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
Câu hỏi tr 115 LT
Trả lời câu hỏi luyện tập trang 115 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Đổi đơn vị cho các giá trị cường độ dòng điện sau:
a. 2 mA = ? A.
b. 1 500 mA = ? A.
c. 0,25 A = ? mA.
d. 3 A = ? mA.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Lời giải chi tiết:
Áp dụng: 1 mA = 0,001 A; 1 A = 1 000 mA
a. 2 mA = 0,002 A.
b. 1 500 mA = 1,5 A.
c. 0,25 A = 250 mA.
d. 3 A = 3000 mA.
Câu hỏi tr 116 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 116 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện thì phải mắc vôn kế như thế nào?
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Lời giải chi tiết:
Để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện thì phải mắc vôn kế song song với hai cực của nguồn điện: Mắc chốt (+) của vôn kế được nối với phía cực dương của nguồn điện trong mạch, chốt (-) của vôn kế được nối với phía cực âm của nguồn điện trong mạch.
Câu hỏi tr 116 TN
Trả lời câu hỏi thí nghiệm trang 116 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Thí nghiệm đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện
Thí nghiệm 2: Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
Chuẩn bị: nguồn điện (hai pin loại 1,5 V gắn vào đế), bóng đèn (loại 3 V), đế gắn đèn, vôn kế (chọn thang đo có GHĐ 6 V và ĐCNN 0,1 V), công tắc và các đoạn dây nối.
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Lắp các bộ phận tạo thành mạch điện như Hình 25.4. Ban đầu công tắc mở (mạch hở). Kiểm tra hoặc điều chỉnh để kim vôn kế chỉ đúng vạch số 0.
Bước 2: Đóng công tắc (mạch kín). Quan sát độ sáng của bóng đèn và ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu Bảng 25.1.
Bước 3: Ngắt công tắc, lắp thêm một pin. Lặp lại bước 2.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Lời giải chi tiết:
Thực hiện thí nghiệm ta thu được Bảng 25.1 như sau:
Câu hỏi tr 116 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 116 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Vẽ sơ đồ cho mạch điện Hình 25.4.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Lời giải chi tiết:
Sơ đồ mạch điện cho Hình 25.4:
Câu hỏi tr 116 CH 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 116 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Thực hiện thí nghiệm 2 và nhận xét về mối liên hệ giữa hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện với cường độ dòng điện trong mạch điện.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Lời giải chi tiết:
Nhận xét: Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện trong mạch điện: Khi hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện tăng thì cường độ dòng điện chạy trong mạch điện cũng tăng theo.
Câu hỏi tr 117 TN
Trả lời câu hỏi thí nghiệm trang 117 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Thí nghiệm 3: Đo cường độ dòng điện qua bóng đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn.
Chuẩn bị: nguồn điện (hai pin loại 1,5 V gắn vào đế), bóng đèn (loại 3 V), đế gắn đèn, vôn kế (chọn thang đo có GHĐ 6 V và ĐCNN 0,1 V), ampe kế (chọn thang đo có GHĐ 1 A và ĐCNN 0,02 A), công tắc và các đoạn dây nối.
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Lắp các bộ phận tạo thành mạch điện như Hình 25.5. Kiểm tra hoặc điều chỉnh để kim vôn kế và ampe kế chỉ đúng vạch số 0.
Bước 2: Đóng công tắc. Đợi cho kim của vôn kế và ampe kế đứng yên. Quan sát độ sáng của bóng đèn, ghi số chỉ của vôn kế và ampe kế trong mỗi mạch điện theo mẫu Bảng 25.2.
Bước 3: Ngắt công tắc, lắp thêm một pin. Lặp lại bước 2.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Lời giải chi tiết:
Giả sử thực hiện thí nghiệm ta thu được bảng số liệu minh họa sau:
Câu hỏi tr 117 CH
Trả lời câu hỏi trang 117 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Nhận xét về cách mắc của vôn kế và ampe kế trong mạch điện (Hình 25.5).
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Lời giải chi tiết:
Nhận xét:
- Trong mạch điện, ampe kế được mắc nối tiếp với thiết bị điện để đo cường độ dòng điện chạy qua thiết bị điện đó.
- Trong mạch điện, vôn lế được mắc song song với thiết bị điện để đo hiệu điện thế giữa hai đầu của thiết bị.
Câu hỏi tr 118 CH
Trả lời câu hỏi trang 118 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa số chỉ của vôn kế và ampe kế trong thí nghiệm 3.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Lời giải chi tiết:
Nhận xét: Khi số chỉ của vôn kế tăng thì số chỉ của ampe kế cũng tăng theo.
Câu hỏi tr 118 VD 1
Trả lời câu hỏi vận dụng 1 trang 118 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Trên một bóng đèn có ghi 3 V. Có thể mắc đèn này vào hiệu điện thế bao nhiêu để nó hoạt động bình thường? Giải thích.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Lời giải chi tiết:
Trên một bóng đèn có ghi 3 V, ta mắc đèn này vào hiệu điện thế 3 V để nó hoạt động bình thường. Vì số vôn ghi trên thiết bị điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường.
Câu hỏi tr 118 VD 2
Trả lời câu hỏi vận dụng 2 trang 118 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ đo điện đa năng để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Lời giải chi tiết:
Để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin bằng đồng hồ đo điện đa năng ta làm như sau:
- Chỉnh về thang đo điện áp một chiều (V – DC).
- Dây đỏ là cực dương nối với cực dương của pin, dây đen là cực âm nối với cực âm của pin.
- Ôn tập chủ đề 4 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 24. Tác dụng của dòng điện trang 109, 110, 111 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 23. Mạch điện đơn giản trang 106, 107, 108 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 22. Dòng điện – Nguồn điện trang 103, 104, 105 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 21. Hiện tượng nhiễm điện trang 99, 100, 101 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề 5 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Sự nở vì nhiệt trang 128, 129, 130 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sự truyền nhiệt trang 123, 124, 125 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng trang 120, 121, 122 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 4 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 5 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Sự nở vì nhiệt trang 128, 129, 130 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sự truyền nhiệt trang 123, 124, 125 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng trang 120, 121, 122 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 4 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo