Bài 9. Acid trang 46, 47, 48 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo>
Một trong những hóa chất được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống cũng như các ngành công nghiệp sản xuất đó là acid. Các acid khác nhau nhưng vẫn có những tính chất hóa học giống nhau, đó là những tính chất gì? Acid có những ứng dụng nào trong đời sống, sản xuất?
Câu hỏi tr 46 CHMĐ
Trả lời câu hỏi mở đầu trang 46 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Một trong những hóa chất được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống cũng như các ngành công nghiệp sản xuất đó là acid. Các acid khác nhau nhưng vẫn có những tính chất hóa học giống nhau, đó là những tính chất gì? Acid có những ứng dụng nào trong đời sống, sản xuất?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về acid.
Lời giải chi tiết:
Acid có những tính chất hóa học: làm đổi màu quỳ tím sang đỏ, tác dụng với kim loại, base, muối.
Được ứng dụng nhiều trong đời sống, sản xuất ví dụ: sản xuất giấm ăn, sản xuất dược phẩm,…
Câu hỏi tr 46 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 46 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Khi phân tử hydrogen chloride tan trong nước đã xảy ra quá trình gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm acid.
Lời giải chi tiết:
Khi phân tử hydrogen chloride tan trong nước xảy ra quá trình phân li ra ion H+:
HCl \( \to \)H+ + Cl-
Câu hỏi tr 46 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 46 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Thành phần phân tử của các chất trong Hình 9.1 có điểm gì giống nhau?
Phương pháp giải:
Dựa vào Hình 9.1
Lời giải chi tiết:
Thành phần phân tử của các acid có đặc điểm giống là có hydrogen trong phân tử.
Câu hỏi tr 46 LT
Trả lời câu hỏi luyện tập trang 46 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Phân tử nào trong các phân tử sau đây là acid và có thể tạo ra ion H+ khi tan trong nước: KCl, H2SO3, HClO4?
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm acid.
Lời giải chi tiết:
Phân tử H2SO3, HClO4 là các acid.
Câu hỏi tr 47 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 47 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Cho biết sự đổi màu của giấy quỳ tím trong Thí nghiệm 1.
Phương pháp giải:
Dựa sát Hình 9.2
Lời giải chi tiết:
Qùy tím đổi sang màu đỏ.
Câu hỏi tr 47 LT
Trả lời câu hỏi luyện tập trang 47 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Bằng cách đơn giản nào ta có thể nhận biết dung dịch có tính acid?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của acid.
Lời giải chi tiết:
Dùng giấy quỳ tím để nhận biết dung dịch có tính acid.
Câu hỏi tr 47 VD
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 47 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Dùng mẩu quỳ tím có sẵn, hãy thử nghiệm tính acid đối với nước vắt từ quả chanh và giấm ăn.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của acid.
Lời giải chi tiết:
Cả 2 mẩu quỳ tím đều đổi sang màu hồng.
Câu hỏi tr 47 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 47 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Hãy nêu hiện tượng quan sát được ở Thí nghiệm 2 và cho biết sản phẩm tạo thành của phản ứng đó.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của acid.
Lời giải chi tiết:
Có bọt khí thoát ra, kim loại tan dần.
Câu hỏi tr 48 LT
Trả lời câu hỏi luyện tập trang 48 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hóa học khi cho một lá nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của acid.
Lời giải chi tiết:
Lá nhôm tan dần, có bọt khí thoát ra.
Câu hỏi tr 48 VD
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 48 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Acid dạ dày rất cần cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên nếu dư thừa acid có thể tăng nguy cơ gây các vấn đề khác như trào ngược, viêm loét, xuất huyết dạ dày,…thậm chí là ung thư dạ dày. Vì sao người mắc bệnh dạ dày thường được bác sĩ khuyên không nên sử dụng thức ăn có vị chua?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của acid.
Lời giải chi tiết:
Vì thức ăn có vị chua sẽ làm tăng acid trong dạ dày gây các vấn đề như trào ngược, viêm loét, xuất huyết dạ dày,…
Câu hỏi tr 48 CH
Trả lời câu hỏi trang 48 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Quan sát Hình 9.4 và 9.5, cho biết mmột số ứng dụng của acid.
Phương pháp giải:
Dựa vào Hình 9.4 và 9.5
Lời giải chi tiết:
Ứng dụng: sản suất tơ nhân tạo, chế tạo dược phẩm, chất dẻo, sản xuất phẩm nhuộm, thuốc diệt côn trùng, pha chế giấm ăn.
Câu hỏi tr 49 VD
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 49 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo
Hãy tìm hiểu trong sách báo hay internet, cho biết thành phần của giấm ăn có chứa acid nào và một số ứng dụng của giấm ăn trong đời sống.
Phương pháp giải:
Dựa vào ứng dụng của acid.
Lời giải chi tiết:
Thành phần của giấm ăn là CH3COOH.
Ứng dụng: sản xuất dược phẩm, sản xuất thuốc diệt côn trùng, chế tạo chất dẻo,…
- Bài 10. Base trang 50, 51, 52 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 11. Thang pH trang 53, 54, 55 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 12. Oxide trang 56, 57, 58 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Muối trang 62, 63, 64 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Phân bón hóa học trang 69, 70, 71 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề 5 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Sự nở vì nhiệt trang 128, 129, 130 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sự truyền nhiệt trang 123, 124, 125 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng trang 120, 121, 122 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 4 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 5 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Sự nở vì nhiệt trang 128, 129, 130 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sự truyền nhiệt trang 123, 124, 125 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng trang 120, 121, 122 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 4 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo