Bài 45. Môi trường và các nhân tố sinh thái trang 199, 200, 201 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo>
Trong trồng trọt, một trong những biện pháp để tăng năng suất cây trồng là ngăn chặn sự phát triển của các loài cỏ dại. Cơ sở của biện pháp này là gì?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
CH tr 199 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 199 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Trong trồng trọt, một trong những biện pháp để tăng năng suất cây trồng là ngăn chặn sự phát triển của các loài cỏ dại. Cơ sở của biện pháp này là gì?
Phương pháp giải:
Ngăn chặn sự phát triển của các loài cỏ dại trong trồng trọt là ngăn chặn sự cạnh tranh của cỏ dại với cây trồng về nguồn dinh dưỡng, nước, ánh sáng,...
Lời giải chi tiết:
Cơ sở của biện pháp ngăn chặn sự phát triển của các loài cỏ dại trong trồng trọt là ngăn chặn sự cạnh tranh của cỏ dại với cây trồng về nguồn dinh dưỡng, nước, ánh sáng,… Nhờ đó, cây trồng sẽ được cung cấp nguồn sống tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi để tăng năng suất cây trồng.
CH tr 199 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 199 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Quan sát Hình 45.1, hãy:
a) Kể tên các yếu tố tự nhiên có ở nơi sinh sống của sinh vật. Cho biết vai trò của các yếu tố đó.
b) Cho biết môi trường sống là gì.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 45.1
Lời giải chi tiết:
a)
- Các yếu tố tự nhiên có ở nơi sinh sống của sinh vật: Không khí, gió, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nước, đất, các sinh vật khác (cây gỗ, cỏ, gấu, cò, cá, giun đất, vi sinh vật,…).
- Vai trò của các yếu tố này: Các yếu tố này đều có sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật.
b) Khái niệm môi trường sống: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
CH tr 199 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 199 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Hãy kể tên các yếu tố môi trường có ở nơi sinh sống của em. Các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của em?
Phương pháp giải:
Quan sát ở nơi em sinh sống.
Lời giải chi tiết:
- Các yếu tố môi trường có ở nơi sinh sống của em: Nhiệt độ, độ ẩm, không khí, ánh sáng, cây cối, động vật, con người,…
- Các yếu tố vô sinh như nhiệt độ, độ ẩm, không khí ảnh hưởng đến các hoạt động sống của em (như hô hấp, bài tiết,…), các yếu tố hữu sinh như thực vật, động vật, con người tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động sống của em thông qua các mối quan hệ cùng loài hoặc khác loài (như mối quan hệ giữa người với người,…).
CH tr 199 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 199 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Xác định các loại môi trường có trong Hình 45.1 bằng cách hoàn thành bảng sau:
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 45.1
Lời giải chi tiết:
Chú thích |
Loại môi trường |
a |
Môi trường trong đất |
b |
Môi trường trên cạn |
c |
Môi trường dưới nước |
d |
Môi trường sinh vật |
e |
Môi trường sinh vật |
CH tr 200 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 200 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Kể tên một số loài sinh vật có thể sống ở hai loại môi trường khác nhau.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm và phân loại các loại môi trường sống.
Lời giải chi tiết:
Một số loài sinh vật có thể sống ở hai loại môi trường khác nhau:
- Ếch, hà mã, chim cánh cụt, cá sấu,… vừa sống ở môi trường nước và môi trường cạn.
- Chuột chũi, bọ cạp, ve sầu, dế mèn,… vừa sống ở môi trường trong đất và môi trường trên cạn.
CH tr 200 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 200 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Hãy phân loại các nhân tố mà em đã liệt kê ở Câu 1 và câu hỏi luyện tập vào mỗi nhóm nhân tố sinh thái trong bảng sau cho phù hợp.
Phương pháp giải:
Dựa vào Câu 1.
Lời giải chi tiết:
Nhân tố vô sinh |
Nhân tố hữu sinh |
Không khí, gió, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nước, đất,… |
Cây gỗ, cỏ, gấu, cò, cá, giun đất, |
CH tr 200 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 200 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Cho ví dụ chứng minh sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh vật (thực vật, động vật) bằng cách hoàn thành Bảng 45.1.
Phương pháp giải:
Dựa vào Bảng 45.1
Lời giải chi tiết:
Nhân tố |
Ảnh hưởng |
Ví dụ |
Ánh sáng |
Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho các loài sinh vật, điều khiển nhịp sinh học của sinh vật, ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa trong tế bào và hoạt động sinh lí của cơ thể. |
- Thực vật sống ở những nơi có ánh sáng mạnh, lá cây thường có phiến lá nhỏ, cứng, màu xanh nhạt, lá mọc xiên. - Chim bìm bịp và gà cỏ sống trong rừng thường đi ăn trước lúc Mặt Trời mọc. |
Nhiệt độ |
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố, hình thái, quá trình trao đổi chất của sinh vật. Hầu hết các loài sinh vật có thể tồn tại trong khoảng nhiệt độ từ 0 – 50oC, nếu nhiệt độ môi trường nằm ngoài giới hạn này thì quá trình trao đổi chất trong cơ thể sinh vật sẽ bị ngừng trệ và sinh vật sẽ chết. |
- Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày nhằm hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. - Gấu sống ở vùng Bắc Cực có bộ lông dày và lớp mỡ dày giúp giữ ấm trong điều kiện nhiệt độ thấp. |
Nước |
Nước là thành phần chủ yếu của tế bào, là môi trường và nguyên liệu của các phản ứng sinh hóa trong tế bào, là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật, tham gia điều hòa nhiệt độ môi trường và cơ thể. Do đó, nước ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và có vai trò rất quan trọng trong đời sống của các loài sinh vật. |
- Nếu thiếu nước, các quá trình sống trong cơ thể sinh vật sẽ bị rối loạn, thậm chí là chết. - Sa mạc có số lượng loài thực vật và động vật rất ít. |
Độ ẩm |
Độ ẩm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, quyết định sự phân bố của các loài sinh vật. Bên cạnh đó, độ ẩm còn ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lí của cơ thể (thoát hơi nước,…); qua đó, tác động đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật. |
- Độ ẩm cao giúp hệ rễ sinh trưởng tốt và tăng diện tích tiếp xúc với đất làm cho quá trình hút nước và chất khoáng được tăng cường. - Giun đất thường sống tập trung ở những nơi đất ẩm ướt, có độ ẩm cao. |
Nhân tố sinh thái hữu sinh |
Tạo nên các mối quan hệ hỗ trợ, đối kháng giữa các cá thể cùng loài hoặc giữa các loài sinh vật với nhau, đảm bảo sự tồn tại của sinh vật và cân bằng tự nhiên. |
- Các con ngựa vằn sống thành đàn có thể hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ các con già yếu và các con non khỏi bị kẻ thù tấn công. - Cùng sống trên một cánh đồng lúa, cỏ dại cạnh tranh chất dinh dưỡng với lúa, nên khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm. |
CH tr 201 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 201 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Vì sao một số loài thực vật có hiện tượng rụng lá vào mùa đông?
Phương pháp giải:
Mùa đông lượng mưa giảm kéo theo hàm lượng nước trong đất cũng giảm.
Lời giải chi tiết:
Một số loài thực vật có hiện tượng rụng lá vào mùa đông vì:
- Mùa đông lượng mưa giảm kéo theo hàm lượng nước trong đất cũng giảm → Cây rụng lá nhằm giảm quá trình thoát hơi nước của cây.
- Mùa đông có nhiệt độ thấp → Cây rụng lá nhằm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh; hạn chế việc tán cây phải chịu sức nặng của gió, tuyết có thể dẫn tới gãy cành.
CH tr 201 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 201 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Dựa vào các ví dụ, em hãy cho biết giới hạn sinh thái là gì.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm giới hạn sinh thái.
Lời giải chi tiết:
Khái niệm giới hạn sinh thái: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái nhất định. Nếu nằm ngoài khoảng giới hạn này thì sinh vật sẽ yếu dần và chết.
CH tr 201 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 201 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Dựa vào Hình 45.2, hãy nhận xét về mức độ sinh trưởng của cá rô phi ở Việt Nam trong giới hạn nhiệt độ của chúng.
Phương pháp giải:
Dựa vào Hình 45.2.
Lời giải chi tiết:
Nhận xét về mức độ sinh trưởng của cá rô phi ở Việt Nam trong giới hạn nhiệt độ của chúng: Cá rô phi ở Việt Nam tồn tại được trong khoảng nhiệt độ từ 5,6 oC – 42 oC, nếu nhiệt độ dưới 5,6 oC hoặc trên 42 oC thì cá rô phi sẽ chết; cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng và phát triển thuận lợi ở khoảng nhiệt độ từ 20 oC – 35 oC và sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ là 30oC.
CH tr 201 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 201 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Vì sao có những loài cây phù hợp để trồng trong nhà trong khi nhiều loài khác thì không?
Phương pháp giải:
Dựa vào giới hạn sinh thái của từng loài cây.
Lời giải chi tiết:
Có những loài cây phù hợp để trồng trong nhà trong khi nhiều loài khác thì không vì: Mỗi loài cây có giới hạn sinh thái về ánh sáng khác nhau. Những loài cây phù hợp để trồng trong nhà có nhu cầu về cường độ ánh sáng thấp (thường là các cây ưa bóng). Những loài cây khác không phù hợp để trồng trong nhà do các loài cây đó có nhu cầu ánh sáng cao, nếu trồng nơi không đủ ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí của cây, thậm chí cây có thể chết.
- Bài 46. Quần thể sinh vật trang 202, 203, 204 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 47. Quần xã sinh vật trang 205, 206 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 48. Hệ sinh thái và sinh quyển trang 207, 208, 209 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 49. Thực hành: Điều tra thành phần quần xã trong một hệ sinh thái trang 214 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 50. Cân bằng tự nhiên trang 215, 216 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề 5 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Sự nở vì nhiệt trang 128, 129, 130 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sự truyền nhiệt trang 123, 124, 125 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng trang 120, 121, 122 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 4 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 5 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Sự nở vì nhiệt trang 128, 129, 130 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sự truyền nhiệt trang 123, 124, 125 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng trang 120, 121, 122 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 4 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo