Giải đề thi học kì 1 lý lớp 7 năm 2020 - 2021 Phòng GDĐT Phú Vang>
Giải đề thi học kì 1 lý lớp 7 năm 2020 - 2021 Phòng GDĐT Phú Vang với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
Đề bài
Câu 1 (2,0 điểm):
Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Cho ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.
Câu 2 (2,0 điểm):
a) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
b) Nêu điểm giống và khác nhau của ảnh tạo bởi gương cầu lõm và gương cầu lồi.
Câu 3 (3,0 điểm):
Cho một điểm sáng S và một điểm A đặt trước mặt phản xạ của một gương phẳng (ở hình dưới).
a) Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng và nêu cách vẽ đó.
b) Vẽ một tia tới SI sao cho tia phản xạ đi qua điểm A và nêu cách vẽ đó.
Câu 4 (3,0 điểm): Nguồn âm A phát ra âm với tần số 50 Hz, nguồn âm B phát ra âm với tần số 40 Hz.
a) Nguồn âm nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?
b) Tính số dao động của mỗi nguồn âm trong 2/3 phút.
Lời giải chi tiết
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Thực hiện: Ban chuyên môn Loigiaihay.com
Câu 1:
Phương pháp
Vận dụng lý thuyết bài nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng.
Cách giải
- Nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng. Ví dụ: mặt trời, bóng đèn điện đang sáng,…
- Vật sáng là vật hắt lại ánh sáng từ nguòn sáng truyền tới. Ví dụ: tờ giấy, cái bàn, cái ghế,…
Câu 2:
Phương pháp
- Vận dụng lý thuyết bài “Định luật phản xạ ánh sáng”
- Vận dụng lý thuyết về ảnh tạo bởi gương cầu lõm và gương cầu lồi.
Cách giải
a)
Nội dung định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
- Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
b)
- Giống nhau: Đều là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và cùng chiều với vật.
- Khác nhau:
+ Gương cầu lõm: độ lớn của ảnh lớn hơn vật.
+ Gương cầu lồi: độ lớn của ảnh nhỏ hơn vật.
Câu 3:
Phương pháp
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật và đối xứng với vật qua gương phẳng.
- Các tia sáng từ điểm sáng
Cách giải
a)
Từ điểm S lấy đối xứng qua gương ta được điểm S’ là ảnh của S qua gương phẳng.
b)
* Các bước tiến hành:
- Bước 1: Xác định ảnh S’ của điểm sáng S qua gương.
- Bước 2: Dựng đường thẳng đi qua ảnh S’ của điểm sáng và điểm A cho trước. Giao điểm của đường thẳng đó với gương chính là điểm tới I.
- Bước 3: Dựng tia tới xuất phát từ điểm sáng S đến điểm tới I ta được tia tới SI cho tia phản xạ đi qưua A.
Câu 4:
Phương pháp
- Số dao động trong một giây là tần số.
- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.
- Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.
Cách giải
a)
Vì: \({f_A} = 50Hz > {f_B} = 40Hz\) nên nguồn A phát ra âm cao hơn nguồn B.
b)
Đổi \(\frac{2}{3}phut = 40\left( s \right)\)
Số dao động của nguồn âm A trong 40 giây là:
\({N_A} = 40.{f_A} = 40.50 = 2000\) (dao động)
Số dao động của nguồn âm B trong 40 giây là:
\({N_B} = 40.{f_B} = 40.40 = 1600\) (dao động)
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 7 năm 2020 - 2021 Phòng GD&ĐT Hải Lăng
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 7 năm 2020 - 2021 Phòng GD&DT huyện Bình Gia
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 7 - Đề số 03 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 7 - Đề số 02 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 7 - Đề số 01 có lời giải chi tiết
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 7 năm 2020 - 2021 Phòng GD&ĐT Hải Lăng
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 7 năm 2020 - 2021 Phòng GD&DT huyện Bình Gia
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 7 - Đề số 03 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 7 - Đề số 02 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 7 - Đề số 01 có lời giải chi tiết