Giải Bài tập 4 trang 31 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Tải vềĐọc lại văn bản Hang Én (từ Lòng hang Én phía trước, nơi rộng nhất khoảng 110m2 đến trần hang cao hàng trăm mét) trong SGK (tr. 116) và trả lời các câu hỏi
Trả lời câu hỏi Bài tập 4 trang 31 SBT Văn 6 Kết nối tri thức
Đọc lại văn bản Hang Én (từ Lòng hang Én phía trước, nơi rộng nhất khoảng 110m2 đến trần hang cao hàng trăm mét) trong SGK (tr. 116) và trả lời các câu hỏi
Câu 1
Nêu các chi tiết miêu tả lòng hang Én
Phương pháp giải:
Đọc và liệt kê các thông tin
Lời giải chi tiết:
Để nêu đầy đủ các chi tiết miêu tả lòng hang Én, em hãy liệt kê các thông tin về độ rộng của hang, độ cao của trần hang và vẻ đẹp của nó, cửa hang, dòng chảy của con sông ngắm trong hang cùng dòng nước và bờ cát...
Câu 2
Các từ ngữ thánh đường, giếng trời, khí trời, ánh sáng, bờ sông, cát mịn, bãi tắm làm cho hang Én giống như không gian sống lí tưởng của con người. Đoạn văn này có mối liên hệ như thế nào với ý “Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người" ở đoạn văn trước đó?
Phương pháp giải:
Đọc hiểu văn bản
Lời giải chi tiết:
Các từ ngữ thônh đường, giếng trời, khi trời, ánh sáng, bở sông, cát mịn, bãi tắm gợi cho người đọc ấn tượng về một khung cảnh tuyệt đẹp, nguyên sơ, tươi mát, tinh khôi, là nơi con người có thể trừ ấn an toàn, Đoạn văn này làm rõ hơn, cụ thế hơn ý “Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người” ở đoạn văn trước đó, giải thích vì sao hang Én giống “cái tổ” mà du khách gặp được giửa rừng nguyên sinh
Câu 3
Vì sao có thể nói chi tiết về người A-rem đã làm tăng thêm vẻ hoang sơ của hang Én?
Phương pháp giải:
Đọc hiểu văn bản
Lời giải chi tiết:
Chi tiết về người A-rem đã làm tăng thêm vẻ hoang sơ của hang Én. Dấu vết người xưa từ trong kí ức làm tăng thêm độ sâu thẳm của thời gian và vẻ kì bí của không gian.
Câu 4
So sánh Hang Én với Cô Tô để thấy sự khác biệt trong hứng thú khám phá của các tác giả.
Phương pháp giải:
Đọc hiểu 2 văn bản Hang Én và Cô Tô để có dữ liệu so sánh
Lời giải chi tiết:
So sánh Hang Én với Cô Tô để thấy sự khác biệt trong hứng thú khám phá của hai tác giả: ở Cô Tô, tác giả Nguyễn Tuân hứng thú với những cảnh sắc kì thú và trải nghiệm cuộc sống đời thường nơi đảo xa; ở Hang Én, tác giả Hà My lại hứng thủ với sự hoang sơ và kì bí của thiên nhiên
Câu 5
Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn sau: Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản nhưng vẫn còn giữ lễ hội “ăn én”
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về dấu ngoặc kép để làm bài
Lời giải chi tiết:
Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn là dùng để đánh dấu tên lễ hội.
Loigiaihay.com
- Giải Bài tập 5 trang 32 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 6 trang 33 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 7 trang 34 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 3 trang 31 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 tang 30 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập 2 trang 41 Nói và nghe Viết Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 41 Nói và nghe Viết Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 41 phần Viết Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 41 phần Viết Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 39,40 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 41 Nói và nghe Viết Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 41 Nói và nghe Viết Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 41 phần Viết Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 41 phần Viết Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 39,40 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống