Giải Bài 20: Từ bồ câu đến in-tơ-nét VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Theo bài đọc, thời xưa, người ta đã gửi thư bằng những cách nào? Ngày nay, chúng ta có thể trò chuyện với người ở xa bằng những cách nào? Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn và cột thích hợp. Viết tiếp để hoàn thành câu. Tìm từ ngữ chứa vần eo/oe, ên/ênh, Điền l hoặc n. Viết từ ngữ chỉ hoạt động của các bạn nhỏ dưới mỗi tranh. Chọn dấu câu thích hợp điền vào mỗi ô trống. Viết tên 5 đồ dùng trong gia đình em và công dụng của chúng vào chỗ trống thích hợp. Viết 4 – 5 câu tả một đồ dùng trong gia đình e
Câu 1
Theo bài đọc, thời xưa, người ta đã gửi thư bằng những cách nào? (đánh dấu tích vào ô trống trước đáp án đúng)
□ Dùng bồ câu để đưa thư
□ Gửi thư qua đường bưu điện
□ Bỏ thư vào chai thủy tinh
□ Gửi thư qua in-tơ-nét
Phương pháp giải:
Em đọc lại bài đọc và chọn đáp án đúng
Lời giải chi tiết:
Thời xưa, người ta đã gửi thư bằng cách dùng bồ câu để đưa thư.
Câu 2
Ngày nay, chúng ta có thể trò chuyện với người ở xa bằng những cách nào?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn cuối để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Ngày nay, chúng ta có thể viết thư hoặc gọi điện để trò chuyện với người xa.
Câu 3
Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn và cột thích hợp.
(trò chuyện, bức thư, trao đổi, bồ câu, chai thủy tinh, gửi, điện thoại)
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ hoạt động |
|
|
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ ngữ ở trong ngoặc và xếp vào cột thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ hoạt động |
bức thư, bồ câu, chai thủy tinh, điện thoại |
trò chuyện, trao đổi, gửi |
Câu 4
Viết tiếp để hoàn thành câu:
Nhờ có in-tơ-nét, bạn có thể…
Phương pháp giải:
Em tham khảo đoạn cuối của bài đọc để hoàn thành câu.
Lời giải chi tiết:
Nhờ có in-tơ-nét, bạn có thể nhìn thấy người nói chuyện với mình, dù hai người đang ở rất xa nhau.
Câu 5
Tìm từ ngữ:
a. Có tiếng chứa eo: M: chèo thuyền,…
b. Có tiếng chứa oe: M: chim chích chòe,…
Phương pháp giải:
Em tìm và viết những từ ngữ theo yêu cầu đề bài.
Lời giải chi tiết:
a. Có tiếng chứa eo: con mèo, chim chèo bẻo, cái kéo, đeo cặp, méo mó.
b. Có tiếng chứa oe: mạnh khỏe, khoe khoang, vàng hoe, xòe tay
Câu 6
Chọn a hoặc b.
a. Điền l hoặc n vào chỗ trống.
Dòng sông mới điệu …àm sao
…ắng …ên mặc áo …ụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao …a
Áo xanh sông mặc như …à mới may.
(Theo Nguyễn Trọng Tạo)
b. Tìm từ ngữ:
- có tiếng chứa ên: M: bến tàu,…
- có tiếng chứa ênh: M: mênh mông,…
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đề bài và thực hiện.
Lời giải chi tiết:
a. Điền l hoặc n vào chỗ trống.
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may.
(Theo Nguyễn Trọng Tạo)
b. Tìm từ ngữ:
- có tiếng chứa ên: tên lửa, quý mến, cây nến, ốc sên, bện chổi, con hến
- có tiếng chứa ênh: lênh đênh, bênh vực, chênh vênh, bệnh viện, tập tễnh, chểnh mảng.
Câu 7
Viết từ ngữ chỉ hoạt động của các bạn nhỏ dưới mỗi tranh.
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các bức tranh và viết từ ngữ chỉ hoạt động của các bạn nhỏ.
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1: đọc thư
- Tranh 2: gọi điện
- Tranh 3: xem ti vi
Câu 8
Chọn dấu câu thích hợp điền vào mỗi ô trống.
Ti vi là bạn của cả gia đình em□ Bố em thường thích xem thời sự□ bóng đá□ Mẹ em thích nghe nhạc□ xem phim truyền hình□ Còn em thích nhất là chương trình Thế giới động vật□
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu văn và điền dấu thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Ti vi là bạn của cả gia đình em. Bố em thường thích xem thời sự, bóng đá. Mẹ em thích nghe nhạc, xem phim truyền hình. Còn em thích nhất là chương trình Thế giới động vật.
Câu 9
Viết tên 5 đồ dùng trong gia đình em và công dụng của chúng vào chỗ trống thích hợp.
Tên đồ vật |
Công dụng |
M: tủ lạnh |
giữ thức ăn tươi lâu |
Phương pháp giải:
Em tìm tên các đồ vật và công dụng của chúng để điền vào bảng theo mẫu.
Lời giải chi tiết:
Tên đồ vật |
Công dụng |
Quạt |
Tạo gió mát |
Ti vi |
Chiếu các chương trình hay, hấp dẫn |
Điện thoại bàn |
Liên lạc |
Chổi |
Quét nhà |
Tủ quần áo |
Đựng quần áo |
Câu 10
Viết 4 – 5 câu tả một đồ dùng trong gia đình em.
G:
- Tên đồ dùng là gì?
- Nó có gì nổi bật về hình dạng, kích thước, màu sắc,…?
- Nó được dùng để làm gì?
- Em có cảm nghĩ gì khi đồ dùng đó có trong nhà của mình?
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo 1:
Chiếc quạt nhà em đã sử dụng từ mấy năm rồi. Nó cao đến bụng em. Khung quạt màu xanh, cánh màu xám. Mỗi khi đến mùa hè, nó lại giúp gia đình em bớt đi cái nóng oi ả. Dù đã dùng lâu nhưng quạt vẫn rất mát. Em cảm thấy quạt là một đồ dùng rất có ích trong gia đình em.
Bài tham khảo 2:
Bố mẹ em mới mua một chiếc ti vi. Chiếc ti vi này to hơn chiếc cũ của nhà em. Nó có viền màu đen, màn hình bóng loáng. Gia đình em thường dùng ti vi để xem các chương trình như thời sự, phim truyền hình, giải trí,… Ti vi là một đồ dùng không thể thiếu trong gia đình em.
Loigiaihay.com
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài Đánh giá cuối học kì 2 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập cuối học kì 2 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 30: Cánh đồng quê em VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 29: Hồ Gươm VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 28: Khám phá đáy biển ở Trường Sa VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Đánh giá cuối học kì 2 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập cuối học kì 2 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 30: Cánh đồng quê em VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 29: Hồ Gươm VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 28: Khám phá đáy biển ở Trường Sa VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống