Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 5 - Đề số 1


Út Vịnh Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Út Vịnh

            Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.

            Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa.

            Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:

            - Hoa, Lan, tàu hỏa đến!

            Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.

            Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.

            Biết tin, ba mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời.

(Theo Tô Phương)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Đoạn đường sắt gần nhà Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?

A. Trẻ chăn trâu ném đá lên tàu, mọi người đi bộ trên đường tàu.

B. Trâu bò thường qua lại trên đường tàu.

C. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray, trẻ chăn trâu ném đá lên tàu.

D. Trẻ em chăn trâu thả diều trên đường tàu, người dân tháo cả ốc gắn các thanh ray.

Câu 2. Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào gì?

A. Kế hoạch nhỏ.

B. Em yêu đường sắt quê em.

C. Môi trường xanh, sạch, đẹp.

D. Bảo vệ đường sắt quê em.

Câu 3. Nghe thấy tiếng còi tàu vang lên giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì?

A. Hai cô bé Lan và Hoa đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.

B. Bọn trẻ chăn trâu ném đá lên tàu.

C. Sơn chạy trên đường tàu thả diều.

D. Sơn và Hoa đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường sắt.

Câu 4. Dựa vào bài đọc xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. Đúng ghi “Đ”, sai ghi “S”.

a)  Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Lớn thổi vào mát rượi.

 

b)  Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi.

 

c)  Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó.

 

d). Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chuyền thẻ trên đó.

 

 Câu 5. Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?

Câu 6. Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?

Câu 7. Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng

Câu nào dưới đây là câu ghép:

¨ Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi.

¨ Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.

¨ Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm môt tán lá tròn, vươn cao lên trời xanh.

¨ Khi phương đông vừa vẫn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng.

Câu 8. Dấu hai chấm trong câu “Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. có tác dụng gì?

A. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.

B. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

C. Báo hiệu một sự liệt kê.

D. Báo hiệu một sự liệt kê và giải thích cho bộ phận đứng trước.

Câu 9. Tìm 2 từ có thể thay thế cho từ “phát động”  trong câu: “Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em”.

Câu 10. Tìm 1 từ ngữ chỉ phẩm chất quan trọng ở người phụ nữ và đặt câu với từ ngữ đó.

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện em yêu thích trong đó có những chi tiết sáng tạo.

-------- Hết --------

Lời giải

  HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM

1. C

2. B

3. A

8. A

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Đoạn đường sắt gần nhà Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?

A. Trẻ chăn trâu ném đá lên tàu, mọi người đi bộ trên đường tàu.

B. Trâu bò thường qua lại trên đường tàu.

C. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray, trẻ chăn trâu ném đá lên tàu.

D. Trẻ em chăn trâu thả diều trên đường tàu, người dân tháo cả ốc gắn các thanh ray.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ nhất để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện trên có 3 nhân vật: người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu.

Đáp án C.

Câu 2. Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào gì?

A. Kế hoạch nhỏ.

B. Em yêu đường sắt quê em.

C. Môi trường xanh, sạch, đẹp.

D. Bảo vệ đường sắt quê em.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ hai để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Cậu bé gặp người đàn ông khi đang ăn mặc tồi tàn, rách rưới và khẩn khoản nhờ mua bao diêm.

Đáp án B.

Câu 3. Nghe thấy tiếng còi tàu vang lên giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì?

A. Hai cô bé Lan và Hoa đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.

B. Bọn trẻ chăn trâu ném đá lên tàu.

C. Sơn chạy trên đường tàu thả diều.

D. Sơn và Hoa đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường sắt.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ ba để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Nét mặt cương trực và đầy tự hào của cậu bé khiến người đàn ông tin tưởng và giao cho cậu đồng tiền vàng.

Đáp án A.

Câu 4. Dựa vào bài đọc xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. Đúng ghi “Đ”, sai ghi “S”.

a)  Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Lớn thổi vào mát rượi.

 

b)  Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi.

 

c)  Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó.

 

d). Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chuyền thẻ trên đó.

 

Phương pháp giải:

Em tìm các thông tin ở đoạn thứ ba.

Lời giải chi tiết:

a)  Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Lớn thổi vào mát rượi.

S

Vì trong bài là sông Cái không phải sông Lớn.

b)  Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi.

Đ

Vì trong đoạn thứ ba có câu này.

c)  Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó.

Đ

Vì trong đoạn thứ ba có câu này.

d). Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chuyền thẻ trên đó.

S

Vì thiếu chữ chơi.

Câu 5. Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn cuối để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hỏa đến, Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người, khóc thét. Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.

Câu 6. Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?

Phương pháp giải:

Em nêu những phẩm chất, tính cách em học được ở Út Vịnh qua hành động cứu hai em bé.

Lời giải chi tiết:

Em học được tinh thần dũng cảm và nhanh trí của Vịnh. Tuy cậu còn nhỏ nhưng đã có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn và an toàn đường sắt.

Câu 7. Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng

Câu nào dưới đây là câu ghép:

¨ Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi.

¨ Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.

¨ Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm môt tán lá tròn, vươn cao lên trời xanh.

¨ Khi phương đông vừa vẫn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng.

Phương pháp giải:

Em xác định thành câu và vế câu để tìm câu ghép.

Lời giải chi tiết:

Các câu đơn:

- Một buổi chiều đẹp trời (TN), gió từ sông Cái (CN) / thổi vào mát rượi (VN).

- Cứ mỗi năm (TN), cây gạo (CN) / lại xòe thêm môt tán lá tròn, vươn cao lên trời xanh (VN).

- Khi phương đông vừa vẫn bụi hồng (TN), con họa mi ấy (CN) / lại hót vang lừng (VN).

Câu ghép là: Nó (CN1) / nghiến răng ken két (VN1), nó (CN2) / cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục (VN2).

Câu 8. Dấu hai chấm trong câu “Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. có tác dụng gì?

A. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.

B. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

C. Báo hiệu một sự liệt kê.

D. Báo hiệu một sự liệt kê và giải thích cho bộ phận đứng trước.

Phương pháp giải:

Em quan sát vị trí của dấu hai chấm và nhớ lại tác dụng của dấu hai chấm.

Lời giải chi tiết:

Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.

Đáp án A.

Câu 9. Tìm 2 từ có thể thay thế cho từ “phát động”  trong câu: “Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em”.

Phương pháp giải:

Em giải nghĩa từ “phát động” và tìm hai từ đồng nghĩa.

Lời giải chi tiết:

phát động: làm cho hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của một việc làm để rồi cùng nhau bắt đầu tham gia một cách tự giác

Từ đồng nghĩa: vận động, tuyên truyền, thúc đẩy,…

Câu 10. Tìm 1 từ ngữ chỉ phẩm chất quan trọng ở người phụ nữ và đặt câu với từ ngữ đó.

Phương pháp giải:

Em xác định nội dung và hình thức của câu ghép cần đặt.

Lời giải chi tiết:

- Phẩm chất: đảm đang, giỏi giang, dũng cảm, kiên cường, trung hậu, nhân hậu, vị tha…

- Đặt câu:

 + Dù gặp nhiều thất bại, chị ấy vẫn kiên cường tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình.

 + Mẹ em là một người phụ nữ đảm đang và giỏi giang.

 + Cô ấy được mọi người yêu quý bởi sự nhân hậu và tấm lòng tốt bụng.

B. Kiểm tra viết

Phương pháp giải:

- Em xác định câu chuyện định kể và lập dàn ý về đối tượng đó với bố cục 3 phần.

- Dựa trên dàn ý đã lập để viết bài văn hoàn chỉnh.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý :

1. Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả,... (Nếu đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào.)

2. Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo 1 trong 3 cách:

– Sáng tạo thêm chi tiết (có thể lựa chọn sáng tạo một hoặc nhiều chi tiết).

– Thay đổi cách kết thúc theo tưởng tượng của em.

– Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện (chú ý cách xưng hộ, cách thể hiện lời nói, suy nghĩ, cảm xúc phù hợp với nhân vật).

3. Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,... về câu chuyện hoặc nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện).

Bài tham khảo 1:

            Trong các câu chuyện em đã được học, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây thì là.

            Ngày xưa, các loài cây đều chưa có tên. Một hôm, Trời tập hợp chúng lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây đều đến thật sớm. Ai ai cũng hớn hở mong chờ được Trời đặt cho một cái tên thật đẹp. Mỗi loài cây đều diện bộ trang phục xinh đẹp nhất và khoe điểm nổi bật nhất của mình.

            Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhưng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau có cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,...

            Đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, một nhành cây nhỏ mới vội vã chạy đến. Nó thở hổn hển, nói:

- Con xin lỗi vì bận chăm sóc bà đang bị bệnh nên con đã đến muộn. Xin Trời hãy thương tình đặt cho con một cái tên.

            Cảm động trước lòng hiếu thảo của cây nên Trời không trách phạt mà thương vô cùng. Nhưng lúc này, Trời chưa nghĩ ra được tên gì hay. Ông suy nghĩ mãi rồi ngập ngừng:

– Tên của con... thì là... thì là...

            Nhành cây nghe vậy mừng quá, hét toáng lên:        

– Tôi có tên rồi! Tên tôi là "thì là”!

            Nó vội vàng cảm ơn Trời rồi chạy về nhà khoe với bà của mình. Nó đâu biết rằng “thì là” không phải là tên Trời đặt cho, mà chỉ là lời nói ngập ngừng của ông khi chưa nghĩ ra cho nó một cái tên. Bà khen cậu:

- Con có một cái tên thật đặc biệt!

            Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là. Muôn loài đều rất yêu thích tên của cậu.

Bài tham khảo 2 :

            “Những con hạc giấy” là một câu chuyện cảm động về những nỗi đau mà chiến tranh mang lại, và đó cũng là câu chuyện để lại cho em nhiều ấn tượng và nhiều suy ngẫm nhất.

          Sự việc bắt nguồn từ ngày 16/7/1945, nước Mỹ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản, lần lượt ở hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki. Việc này đã cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người. Tổng số người chết vì hai quả bom này và bị nhiễm phóng xạ lên tới nửa triệu, còn thành phố đã hoang tàn, không còn dấu hiệu của sự sống.

          Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-ki Xa-đa-kô mới hai tuổi đã may mắn thoát khỏi bàn tay của Thần Chết tại thời điểm đó, nhưng em lại nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, hậu quả của nó càng trở nên rõ nét: Sức khoẻ của em suy giảm rất nhanh, phải nằm viện liên tục để điều trị.

          Mỗi ngày với Xa-đa-kô là một ngày khó khăn bởi sự hành hạ mà nỗi đau thể xác mang lại. Cô bé không thể đi lại, ăn uống, sinh hoạt như người bình thường, bởi bất cứ hành động nào cũng đều mang lại sự đau đớn. Ngày ngày ngồi trên giường bệnh càng lúc càng khiến Xa-đa-kô thấy mệt mỏi và tuyệt vọng. Bỗng nhiên, một tia hy vọng xuất hiện trong cô bé khi Xa-xa-ki Xa-đa-kô nghe được một truyền thuyết truyền miệng từ xa xưa: Nếu gấp đủ một nghìn con hạc bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khoẻ mạnh trở lại. Cô bé mười hai tuổi ngây thơ đã đặt niềm tin vào đó hoàn toàn, và đã cố nén nỗi đau thể xác, miệt mài ngồi gấp hạc. Mỗi con hạc hoàn thành là một nụ cười lại xuất hiện trên gương mặt đã sớm mệt mỏi vì bệnh tật, cũng là một tia hy vọng cho em được hoàn thành. Câu chuyện của Xa-xa-ki Xa-đa-kô đã nhanh chóng được mọi người biết tới. Trẻ em ở khắp Nhật Bản đã gửi tặng cô thật nhiều con hạc giấy. Thế nhưng, Xa-đa-kô đã vĩnh viễn không tỉnh dậy nữa khi cô bé mới gấp được 644 con.

          Xúc động trước sự ra đi của Xa-đa-kô, học sinh ở thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền để xây một tượng đài tưởng niệm những nạn nhân qua đời vì tội ác của bom nguyên tử, của chiến tranh. Sau này, bức tượng đó được dựng lên ở Công viên Hoà bình của thành phố. Trên đỉnh tượng đài là tượng một bé gái – mô phỏng lại hình ảnh Xa-đa-kô – giơ cao hai tay nâng một con hạc lớn đang dang cánh bay, ánh mắt tràn ngập nỗi thiết tha và hy vọng. Dưới tượng đài khắc dòng chữ “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình”.

          Khi nghe câu chuyện về cô bé Xa-xa-cô, em nghĩ hẳn ai ai cũng xúc động trước lòng yêu chuộng hòa bình của cô bé. Sẽ chẳng có phép màu nào gìn giữ được cuộc sống hòa bình mà mỗi con người, mỗi quốc gia cần phải nỗ lực chung tay để gìn bảo vệ nền hòa bình vốn có và đẩy lùi chiến tranh phi nghĩa.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí